[Funland] Ngày 17 tháng 2 năm 1979, bạn còn nhớ gì về ngày đó?

ThanhSon2003

Xe buýt
Biển số
OF-89489
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
921
Động cơ
415,130 Mã lực
Hại cụ này là một bên VMH thì cụ ấy có nik là Baoleo còn trên fb thì cụ ấy là TuanBim.
Anh Baoleo thì em biết - còn nick TuanBim thì chịu vì k có chơi FB.

@ Cám ơn a Th. còng - hehe! Vẫn khỏe chứ a?
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ơ, cái thớt em post bên Cafe chắc bị xóa rồi.

@ Ts: cụ VX chuẩn đấy. Hôm post lại em cũng đt cho bác baoleo.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Ơ, cái thớt em post bên Cafe chắc bị xóa rồi.

@ Ts: cụ VX chuẩn đấy. Hôm post lại em cũng đt cho bác baoleo.
Tại lão bỏ đi không chịu trông nom gì cả nên chắc nó chìm mất roài :))
 

tienphong75

Xe tải
Biển số
OF-131391
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
380
Động cơ
376,505 Mã lực
Ngày đó em mới hơn 4 tuổi nhưng cũng nhớ là nghe đài thấy thông báo chiến sự hàng ngày. "Hôm nay chúng đánh thiệt hại ngần ấy khẩu pháo, phá hủy ngần ấy xe cơ giới, loại khỏi vòng chiến đấu ngần ấy tên địch".
 

car_is_my_life

Xe tăng
Biển số
OF-58229
Ngày cấp bằng
3/3/10
Số km
1,061
Động cơ
455,221 Mã lực
Nơi ở
Sapa - Lao Cai
Website
vecaptreosapa.com
Cụ Quang_Quyen có nhiều bài viết về biên giới hay quá. Thanks cụ rất nhiều! E rất muốn biết về lịch sử mà dân tộc ta đã trải qua như thế nào.. E sinh ra khi tiếng súng biên giới vẫn còn, nhưng không nghe được tiếng súng nổ nào đến tai cả. Sau này khi học tiểu học, em không được học về lịch sử giai đoạn này, nhưng ông già em kể cho em nghe nhiều lắm. Ông già em nói cũng đáng tiếc vì trung đoàn đã ông ấy ra bắc hết rồi nhưng không giáng được đòn nào vào kẻ thù cả, vì khi trung đoàn ông già e ra thì Đặng Tiểu Bình rút quân, không có mệnh lệnh nào truy kích kẻ thù cả :(; Khi đó ông già em ở bên không quân, trung đoàn toàn A37 thu được của Mỹ, khi hạ cánh xuống Nội Bài thì toàn bộ boom đã lên càng.
 

car_is_my_life

Xe tăng
Biển số
OF-58229
Ngày cấp bằng
3/3/10
Số km
1,061
Động cơ
455,221 Mã lực
Nơi ở
Sapa - Lao Cai
Website
vecaptreosapa.com
Em xin trích lại một bài ký ức trên Vndefence của một cụ từng tham chiến thời đó

Ký ức đau đớn về cuộc chiến tranh biên giới 1979


Cho đến hôm nay đã tròn 35 năm, cảm xúc của tôi về buổi sáng hôm đó (17-2-1979) khi nghe đài truyền thanh Nhà máy Z113 (Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng) thông báo hơn 600 ngàn quân xâm lược Trung Quốc với xe tăng, đại bác đã và đang tấn công chúng ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc vẫn còn như nguyên vẹn: bất ngờ, thất vọng và vô cùng căm giận.


Sau chiến thắng 30-4-1975, đơn vị tôi được chuyển về Nhà máy Z113 làm nhiệm vụ sản xuất quốc phòng. Đến ngày hôm đó tôi đã tròn 4 năm trong quân ngũ, đã chuẩn bị được một khối lượng không nhỏ kiến thức cho ngày trở lại về trường đại học… Vậy mà chiến tranh lại nổ ra.
Không khí toàn nhà máy thật sôi sục, bừng bừng khí thế chống quân xâm lược. Và cũng ngay trong ngày, Nhà máy Z113 đã quyết định thành lập tiểu đoàn tăng cường chi viện cho mặt trận Hoàng Liên Sơn, nơi mà các đạo quân Trung Quốc đang tàn phá, giết chóc dân lành, đang cố gắng vào sâu trong lãnh thổ nước ta. Đêm 17-2, đêm chia tay. Toàn nhà máy với vài nghìn công nhân quốc phòng và bộ đội hầu như không ngủ, khắp nơi vang lên tiếng hát, tiếng đàn ghi-ta bập bùng cùng ánh lửa. Lửa từ những chiếc hòm gỗ đựng đồ, quần áo, cả chăn, màn và phần nhiều là sách, vở không thể mang theo trên con đường ngày mai ra trận. Tôi cùng hơn 300 đồng đội không một chút đắn đo, luyến tiếc chấp nhận cuộc chiến phía trước, chấp nhận cuộc chiến lâu dài gian khổ và phức tạp để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Kể cũng lạ thật, 3 năm bộ đội chuyển từ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu sang làm kinh tế Quốc phòng, một môi trường hoàn toàn khác, vậy mà chỉ trong chốc lát, trước nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thì hầu như nghìn người như một cùng hướng lên biên giới,và chỉ trong chốc lát hơn 300 con người đã bỏ lại sau lưng tất cả, lên đường.

Chúng tôi được tăng cường cho mặt trận Hoàng Liên Sơn. Xe chở quân đưa anh em đến phố Ràng thì trời đã tối. Chiến tranh nổ ra thì đây là khu vực tiền phương của mặt trận. Đơn vị dừng chân nghỉ lại. Bữa ăn đầu tiên ở tiền phương thật đơn giản, một đĩa cả rau và thịt hộp cùng đồ ăn được các chị, các em chuẩn bị mang theo từ nhà máy. Và đó cũng là một trong những bữa ăn thịnh soạn nhất của tôi và anh em trong những ngày ở biên giới. Mệnh lệnh đưa ra cho mọi người là không được tự ý đi ra khỏi khu vực đóng quân. Nơi nghỉ là sàn nhà bằng bê-tông trong một căn nhà 2 tầng, có lẽ vài ngày trước đó nó là một cửa hàng ăn mậu dịch. Đêm đầu tiên ở tiền phương thật ấn tượng. Chỉ hơn 30 km phía trước là quân Trung Quốc, tiếng pháo đại bác liên tục vọng về, tiếng xe chở khí tài quân sự, chở quân chạy rầm rập suốt đêm hướng về phía Bắc, ngược chiều với nó là nhiều người dân vai thồ lưng địu nhếch nhác, vội vàng sơ tán về xuôi. Xen lẫn trong đoàn người di tản có cả xe chở bộ đội. Quân cảnh thì thào "thương binh đấy”. Phần lớn thương binh của các đơn vị được chuyển về tuyến sau bằng tàu hỏa. Anh em hầu như không ngủ được, lấy nốt các thứ được cho là không phù hợp cho vào bếp lửa, chia nhau số đồ ăn mang theo còn lại. Tôi quẳng nốt 6 cuốn sổ ghi chép mang theo từ nhà máy vào bếp. Lửa bếp cũng không được lạm dụng, phải giữ nghiêm kỷ luật, khu vực tiền phương mà.

Cấp tốc huấn luyện

Tôi được bổ sung về trung đội 1, đại đội 1 tiểu đoàn 25 công binh thuộc trung đoàn 89 Quân khu 2. Công tác huấn luyện diễn ra rất khẩn trương. Cùng với sử dụng súng AK, tôi còn được huấn luyện cách sử dụng súng chống tăng B41, cách sử dụng mìn định hướng tấn công từ trên không, đây là một sáng tạo của chúng ta trong những ngày đầu của cuộc chiến này. Quả mìn định hướng được cài thêm một lượng thuốc nổ phía sau, sau khi kích hoạt mìn được hất tung lên cao, úp mặt xuống đất và nổ tạo ra một vùng sát thương lớn. Cách đánh này tạo được hiệu quả lớn trong việc chống lại chiến thuật "biển người” của Trung Quốc. Đặc biệt chúng tôi còn được huấn luyện cách rà phá mìn. Đây là nhiệm vụ chính của tiểu đoàn. "Công binh đi trước về sau” là đặc trưng cơ bản của binh chủng. Trước chiến tranh đơn vị làm nhiệm vụ mở đường, bắc cầu làm cống, khi chiến tranh nổ ra, cùng với nhiệm vụ chiến đấu, công binh lập các trận địa mìn, sau đó mới rút lui. Khi địch rút chạy, công binh phải lên trước rà phá mìn, củng cố lại đường sá đảm bảo cho bộ đội và các phương tiện chiến tranh di chuyển, hành quân. Trong cuộc chiến tháng 2-1979, quân Trung Quốc đã sử dụng rất nhiều mìn trong đó có loại mìn K58, rất nhỏ, vỏ hoàn toàn bằng nhựa màu xanh lá cây, có khả năng vô hiệu hóa các máy dò mìn, đồng thời lại có sức sát thương ít nhất cũng là đôi chân nếu giẫm hoặc vướng phải. Do vậy, nó còn được bộ đội ta gọi là K5 cụt. Mỗi người một thuốn, đi theo đội hình hàng ngang, dò dẫm kiên trì hàng centimet, nhẹ nhàng nằm xuống bất kỳ chỗ nào để vô hiệu hóa nó. Thao trường tốn mồ hôi, chiến trường đỡ tốn máu là vậy. Cái khổ nhất trong những ngày ở biên giới không phải là các nhu cầu sinh hoạt, thiếu thốn đủ bề, có rất nhiều bữa ăn ngoài nồi cơm chỉ có một nắm muối sấy trên vung, vài nắm lá sắn non nấu canh, lại còn bị bọ chó đốt, đốt đau như chó cắn. Những ngày đầu cuộc chiến bọ chó nhiều vô kể, bởi xác các loại súc vật, gia súc chết rất nhiều, đâu đâu cũng thấy xác chết do bị bắn hạ. Bọ chó bâu đen những cái xác đang bị phân hủy, sau đó phát tán đi khắp nơi. Nằm bó chặt trong vỏ chăn hoặc chăn chiên đến đâu cũng vẫn bị nó chui vào đốt, không ngủ được, rất khó chịu, rồi mãi cũng quen, đến khoảng hơn một tháng thấy ít dần, anh em bảo nhau có lẽ bọ chó cũng đã chán đốt bộ đội rồi, đâu phải thế, nguyên nhân chính là các xác chết đã phân hủy xong và không còn nữa.

Tận mắt chứng kiến tội ác quân xâm lược

Tại mặt trận Hoàng Liên Sơn cho đến trước ngày 5-3-1979, quân Trung Quốc vào sâu được 41km. Trước sức chiến đấu kiên cường và dũng cảm của quân và dân ta (mới chủ yếu là bộ đội địa phương Quân khu 2 và dân quân tự vệ, bộ đội chủ lực còn đang hành quân đến), quân xâm lược đã bị chặn lại trước ngầm Bắc Hà và phải rút về bên kia biên giới. Đơn vị tôi cùng một số đơn vị được lệnh áp sát, dọn đường cho bộ đội tiến lên, bỏ qua những thương vong mất mát, những căn hầm còn dính đầy máu quân và dân ta, bỏ qua sự quấy phá của bọn sơn cước, thám báo phải nổ súng xua đuổi và tiêu diệt, 41 km quân địch đi qua là một bãi chiến trường tan hoang thể hiện rất rõ mục tiêu triệt hạ kinh tế và cơ sở hạ tầng của Việt Nam.

Hai bên đường chi chít và nham nhở hầm hàm ếch, cứ cách khoảng 200m trên quốc lộ họ đặt thuốc nổ phá đường, dân công binh nhìn những hố sâu đến như vậy, đường quốc lộ Yên Bái - Lào Cai to là thế mà chu vi vụ nổ còn bị phá sâu vào hai bên đường là biết phải sử dụng đến hàng tấn thuốc trở lên cho mỗi vụ nổ triệt hạ này; hầu như tất cả các cột điện từ to đến bé, các công trình công cộng… đều bị gài bộc phá đánh sập; nhà dân bị phá tan hoang, ngay cả xoong nồi cũng bị bắn thủng. Còn mìn thì quá nhiều, nguy hiểm nhất là ven đường, trên các khu đồi trồng dứa, chè không chỉ của các nông trường.

Sau này có điều kiện đọc tài liệu thì mới được rõ thêm mục tiêu "dạy cho Việt Nam một bài học”của Đặng Tiểu Bình đã được quân Trung Quốc thể hiện qua hành động tiêu diệt hết (không bắt tù binh), phá hết, phá càng nhiều càng tốt. Điều đó chúng tôi đã tận mắt chứng kiến. Và việc họ nói Việt Nam nổ súng trước, Trung Quốc phản công tự vệ là sự dối trá, đổi trắng thay đen trắng trợn. Các anh em trong đơn vị đều kể lại rằng, ngày 16-2-1979 đơn vị vẫn đang làm đường tại ngã ba Bản Phiệt, cách biên giới theo đường chim bay chưa đầy chục cây số.

Ngày 11-4-1979, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Tiểu đoàn 25 được lệnh rút về Đồng Dù, cách thị xã Yên Bái khoảng 15km để củng cố và làm nhiệm vụ mới. Tổng kết toàn chiến dịch chiến đấu và phục vụ chiến đấu, tiểu đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì. Nhưng cái giá phải trả là quá đắt: 50 cán bộ chiến sỹ của đơn vị đã hy sinh và mất tích, phần lớn ngay trong những ngày đầu tiên cuộc chiến. Họ đã anh dũng hy sinh cho cuộc chiến tranh chính nghĩa để bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc.

ĐINH ĐỨC LẬP
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ Quang_Quyen có nhiều bài viết về biên giới hay quá. Thanks cụ rất nhiều! E rất muốn biết về lịch sử mà dân tộc ta đã trải qua như thế nào.. E sinh ra khi tiếng súng biên giới vẫn còn, nhưng không nghe được tiếng súng nổ nào đến tai cả. Sau này khi học tiểu học, em không được học về lịch sử giai đoạn này, nhưng ông già em kể cho em nghe nhiều lắm. Ông già em nói cũng đáng tiếc vì trung đoàn đã ông ấy ra bắc hết rồi nhưng không giáng được đòn nào vào kẻ thù cả, vì khi trung đoàn ông già e ra thì Đặng Tiểu Bình rút quân, không có mệnh lệnh nào truy kích kẻ thù cả :(; Khi đó ông già em ở bên không quân, trung đoàn toàn A37 thu được của Mỹ, khi hạ cánh xuống Nội Bài thì toàn bộ boom đã lên càng.
Cụ hỏi ông thân sinh có nhớ chú Lâm sau này về khoa Chiến thuật của Học viện Không quân không ạ?
 

Quang_Quyen

Xe hơi
Biển số
OF-172766
Ngày cấp bằng
20/12/12
Số km
100
Động cơ
343,463 Mã lực
Cụ Quang_Quyen có nhiều bài viết về biên giới hay quá. Thanks cụ rất nhiều! E rất muốn biết về lịch sử mà dân tộc ta đã trải qua như thế nào.. E sinh ra khi tiếng súng biên giới vẫn còn, nhưng không nghe được tiếng súng nổ nào đến tai cả. Sau này khi học tiểu học, em không được học về lịch sử giai đoạn này, nhưng ông già em kể cho em nghe nhiều lắm. Ông già em nói cũng đáng tiếc vì trung đoàn đã ông ấy ra bắc hết rồi nhưng không giáng được đòn nào vào kẻ thù cả, vì khi trung đoàn ông già e ra thì Đặng Tiểu Bình rút quân, không có mệnh lệnh nào truy kích kẻ thù cả :(; Khi đó ông già em ở bên không quân, trung đoàn toàn A37 thu được của Mỹ, khi hạ cánh xuống Nội Bài thì toàn bộ boom đã lên càng.
Vâng, cảm ơn cụ. E thì cũng sinh ra ở cái thời mà chẳng biết đến bom đạn, súng ống là gì...nhưng rất thích nghe chuyện của các cụ ngày xưa.
Nghe để hiểu, để biết về chiến tranh, để thấy quý, yêu thêm hòa bình, để cảm thấy tự hào về ông cha ta :)
 

car_is_my_life

Xe tăng
Biển số
OF-58229
Ngày cấp bằng
3/3/10
Số km
1,061
Động cơ
455,221 Mã lực
Nơi ở
Sapa - Lao Cai
Website
vecaptreosapa.com
Cụ hỏi ông thân sinh có nhớ chú Lâm sau này về khoa Chiến thuật của Học viện Không quân không ạ?
Vậy à cụ. Em cũng chưa có cơ hội để hỏi ông già em. Tại em không theo nghiệp cha nên cũng không biết gì tường tận cả. Còn cụ Nguyễn Thành Trung điệp viên thì ông già em biết, bởi khi cụ Trung thả bom về sân bay thì ông già em có ở đó; ông già em còn kể sau khi cụ Trung chia tay anh em bay lên trời còn xì khói bay tạo hình trái tim để chào anh em dưới sân bay. Còn nhiều chuyện thú vị về thời trẻ chinh chiến của ông ấy, dịp nào có thớt phù hợp em sẽ kể cho các cụ nhé
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
mang tiếng có ông cụ ở học viện Không quân khoa chiến thuật mà mở mồm ra cái câu nài
Trong trận 12 ngày đêm đó, Mỹ thua cái rada đồ cổ lỗ sĩ vứt đi của trung quốc chứ, chứ rada hiện đại của anh Xô nó bắn cho hỏng be bét
quả thật nhiệt tình cộng thiếu hiểu biết thành phá hoại thật
 

Force 47

Xe tăng
Biển số
OF-547423
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
1,059
Động cơ
172,888 Mã lực
Tuổi
56
Ngày mai 17/2 rồi cccm ơi!
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,073
Động cơ
589,021 Mã lực
Em còn nhớ lời hát "tiếng súng đã vang trên bấu trời biên giới...."
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top