[Funland] Ngày 01/07/2021 người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi và tình hình đất nước Afghanistan

Trạng thái
Thớt đang đóng

leipzig

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-750522
Ngày cấp bằng
19/11/20
Số km
143
Động cơ
54,670 Mã lực
Tuổi
24
IS đang ngóc dâỵ ở Iraq rồi. Nhìn tấm gương Taliban kéo pháo ra rồi lại đút vào sẽ rõ hơn.

Thì cứ tích cóp vốn liếng, sau rồi húng chó lên thích quăng hết vốn liếng vào một canh bạc rồi lại cháy túi, lại về mo, lại bắt đầu lại từ đầu rồi cứ lặp đi lặp lại như thế thì cứ thích chơi kiểu đó thì chơi. NATO chiều hết.

Mà lâu rồi tôi chưa thấy có bài báo nào về IS ở IRag, chỉ thấy ở Syria thôi
 

MaLai_M

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705663
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
2,164
Động cơ
117,437 Mã lực
Thì cứ tích cóp vốn liếng, sau rồi húng chó lên thích quăng hết vốn liếng vào một canh bạc rồi lại cháy túi, lại về mo, lại bắt đầu lại từ đầu rồi cứ lặp đi lặp lại như thế thì cứ thích chơi kiểu đó thì chơi. NATO chiều hết.

Mà lâu rồi tôi chưa thấy có bài báo nào về IS ở IRag, chỉ thấy ở Syria thôi
Xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp nước ngoài luôn là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng khủng bố, đặc biệt là khi Mỹ rút quân đi.
https://m.sggp.org.vn/is-banh-truong-giua-mua-dich-741986.html.

Nato? Nato còn bận xử lý đấu đá nội bộ từ chiến tranh Syria chưa xong.
 

leipzig

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-750522
Ngày cấp bằng
19/11/20
Số km
143
Động cơ
54,670 Mã lực
Tuổi
24
Nato? Nato còn bận xử lý đấu đá nội bộ từ chiến tranh Syria chưa xong.
Từ hồi chiến tranh ở Bosnia đến giờ, Nato khá đoàn kết với nhau trong việc đánh dẹp khắp trái đất đó. IS hay Taliban muốn tạo công ăn việc làm cho phi công Nato, muốn cho phi công Nato thay vì bắn các mục tiêu giả khi tập trận mà có cơ hội bắn giết , tàn sát các mục tiêu binh lính IS, Taliban dưới đất thì Nato cũng OK thôi, muốn giúp cho cho phi công NATO có thêm nhiều huân huy chương thành tích thì IS, Taliban cứ việc vét hết vốn trong túi ra mà tổng tấn công rồi lại trắng tay.
 

Donald S Trump

Xe buýt
Biển số
OF-613438
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
562
Động cơ
329,054 Mã lực
Cựu binh Mỹ nói về chiến tranh Afghanistan: Thất bại thảm hại

1626918713891.png


Cựu binh nói m.á.u của lính Mỹ ở Afghanistan đã đổ vô ích
Jason Lilley là một lính đặc nhiệm đã chiến đấu trên nhiều chiến trường ở Iraq và Afghanistan, trong cuộc chiến dài nhất mà nước Mỹ từng tham gia.
Khi Lilley, 41 tuổi, nói về quyết định của Tổng thống Joe Biden về việc chấm dứt sứ mệnh quân sự của Mỹ ở Afghanistan từ ngày 31/8, anh bày tỏ tình yêu đối với đất nước mình, nhưng không hài lòng với các chính trị gia và tiếc thương cho m.á.u và tiền bạc đã bị phung phí. Các đồng đội của anh thiệt mạng và bị thương trong những cuộc chiến mà anh nói là không thể chiến thắng, khiến anh phải suy nghĩ lại về nước mình và cuộc sống của mình.
“Chúng tôi đã thua 100% trong cuộc chiến. Tất cả đều là để thoát khỏi Taliban và chúng tôi không làm được điều đó. Taliban sẽ lại tiếp quản”, Lilley nói với Reuters khi đang ở nhà anh tại miền nam TP Los Angeles.
Ông Biden nói rằng người dân Afghanistan phải tự quyết định tương lai của mình và Mỹ không nên hy sinh một thế hệ nữa trong một cuộc chiến tranh không thể thắng.
Loạt tấn công 9/11 mở ra cuộc chiến kéo dài gần 20 năm, khiến hơn 3.500 lính Mỹ và đồng minh thiệt mạng, cùng với 47.000 dân thường Afghanistan và ít nhất 66.000 binh lính Afghanistan. Bên cạnh đó, hơn 2,7 triệu người Afghanistan phải đi sơ tán, theo số liệu của dự án Chi phí chiến tranh do ĐH Brown thực hiện,
“Liệu có đáng không? Đó là một câu hỏi lớn”, Lilley chất vấn, sau khi đã có mặt trên các chiến trường Iraq và Afghanistan gần 16 năm.
Anh nói rằng việc triển khai quân đến đây là để đánh bại kẻ thù, phát triển kinh tế và nâng cả đất nước Afghanistan lên. Nhưng anh nói rằng tất cả đều thất bại.
Quan điểm của Lilley phản ánh suy nghĩ của anh và một số cựu chiến binh khác, giống như việc người Mỹ thường có đánh giá khác nhau về cuộc chiến dẫn đến sự cải thiện quyền phụ nữ hay chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở Pakistan mà đặc nhiệm Mỹ thực hiện năm 2011.
"Nghĩa địa" của các đế quốc
Quyết định rút khỏi Afghanistan của ông Biden được cả hai đảng ủng hộ. Một cuộc khảo sát do Reuters/Ipsos thực hiện từ ngày 12-13/7 cho thấy chỉ có 3 trên 10 nghị sĩ Dân chủ và 4 trong 10 nghị sĩ Cộng hoà tin rằng quân đội Mỹ nên ở lại.
Lilley và những lính thuỷ đánh bộ khác ở Afghanistan so sánh cuộc chiến này với chiến tranh ở Việt Nam. Họ nói rằng trong cả hai cuộc chiến, Mỹ đều không có mục tiêu rõ ràng, trải qua nhiều đời tổng thống Mỹ và đều đối mặt với đối thủ không quân phục nhưng mạnh.
Jordan Laird, 34 tuổi, là lính trinh sát bắn tỉa đã phục vụ trên chiến trường Iraq và Afghanistan.
Laird chiến đấu trong thung lũng Sangin, tỉnh Helmand, một trong những khu vực tranh chấp dữ dội nhất ở Afghanistan, từ tháng 10/2020 – 4/2011. Trong 3 tháng đầu đến đây, Laird nói rằng 25 người trong đơn vị của anh c.h.ế.t trên chiến trường và hơn 200 người bị thương. Bạn thân nhất của anh chảy quá nhiều m.á.u ở tay đến mức không qua khỏi.
Khi ở Afghanistan, Lilley nói rằng anh dần hiểu tại sao các nhà sử họ gọi đó là “nghĩa địa của các đế chế”.
Anh xâm lược Afghanistan hai lần trong thế kỷ 19 và hứng những cuộc bại trận thảm hại nhất ở đó vào năm 1842. Liên Xô cũng hiện diện ở Afghanistan từ năm 1979 đến 1989, với 15.000 binh lính thiệt mạng và hàng chục ngàn người bị thương.
Quảng Cáo
Lilley nói rằng anh vỡ mộng một phần vì quy tắc hoạt động của Mỹ vào Afghanistan. Ví dụ, các đơn vị không được thực hiện những cuộc đột kích ban đêm nhằm vào Taliban.
“Lính thuỷ đánh bộ không phải được huấn luyện để hôn trẻ sơ sinh hay phát tờ rơi. Chúng tôi đến đó để loại bỏ. Chúng tôi không thể làm cả hai việc. Chúng tôi đã thử và thất bại”, Lilley nói.
Lilley bắt đầu thay đổi suy nghĩ sau khi nghe một tù nhân Taliban nói rằng lực lượng này sẽ chờ đến khi Mỹ mất niềm tin vào cuộc chiến. “Chuyện đó xảy ra năm 2009. Và giờ đến năm 2021, anh ta đã nói đúng. Vì sao chúng ta lại thua?” Lilley chất vấn.
Trở về từ chiến trường, Lilley nói rằng anh thậm chí đã không nhìn lá cờ Mỹ trong nhiều năm vì anh cảm thấy giận dữ khi anh và những đồng đội bị điều đến một cuộc chiến không thể chiến thắng. Anh cho biết anh đã gặp nhiều bác sĩ tâm lý, nhưng sự an ủi lớn nhất đối với anh là từ những đồng đội.
Lilley hiện là phó chủ tịch Quỹ chiến binh Reel, tổ chức hoạt động để trao cho các cựu chiến binh cơ hội thoát khỏi quá khứ và tái hoà nhập với cuộc sống bình thường bằng cách đưa họ đi tham gia các chuyến đi câu cá.
Lilley nói rằng anh thất vọng khi Mỹ có vẻ không rút ra bài học từ Việt Nam, nơi 58.000 lính Mỹ thiệt mạng mà Washington cuối cùng vẫn thua.
“Chúng ta nên tránh chiến tranh bằng mọi giá. Đừng vội vàng lao vào lưới chiến tranh, vào cỗ máy kiếm tiền và hợp đồng. Rất nhiều người kiếm được nhiều tiền từ những điều này”, Lilley nói.
Một đồng đội của Lilley ở Afghanistan là Tristan Wimmer, một cựu lính trinh sát bắn tỉa. Anh trai của Wimmer là Kierman, cũng là một cựu lính thuỷ đánh bộ, chết vì tự t.ử năm 2015. Kierman bị trấn thương sọ não ở Iraq trước khi bị điều đến Afghanistan.
Wimmer, 37 tuổi, hiện đang tổ chức các hoạt động gây quỹ để nâng cao nhận thức về tình trạng cựu binh tự s.á.t./.
Theo Reuters
 

tuanda82

Xe tải
Biển số
OF-375797
Ngày cấp bằng
31/7/15
Số km
226
Động cơ
399,060 Mã lực
Cựu binh Mỹ nói về chiến tranh Afghanistan: Thất bại thảm hại

View attachment 6386740

Cựu binh nói m.á.u của lính Mỹ ở Afghanistan đã đổ vô ích
Jason Lilley là một lính đặc nhiệm đã chiến đấu trên nhiều chiến trường ở Iraq và Afghanistan, trong cuộc chiến dài nhất mà nước Mỹ từng tham gia.
Khi Lilley, 41 tuổi, nói về quyết định của Tổng thống Joe Biden về việc chấm dứt sứ mệnh quân sự của Mỹ ở Afghanistan từ ngày 31/8, anh bày tỏ tình yêu đối với đất nước mình, nhưng không hài lòng với các chính trị gia và tiếc thương cho m.á.u và tiền bạc đã bị phung phí. Các đồng đội của anh thiệt mạng và bị thương trong những cuộc chiến mà anh nói là không thể chiến thắng, khiến anh phải suy nghĩ lại về nước mình và cuộc sống của mình.
“Chúng tôi đã thua 100% trong cuộc chiến. Tất cả đều là để thoát khỏi Taliban và chúng tôi không làm được điều đó. Taliban sẽ lại tiếp quản”, Lilley nói với Reuters khi đang ở nhà anh tại miền nam TP Los Angeles.
Ông Biden nói rằng người dân Afghanistan phải tự quyết định tương lai của mình và Mỹ không nên hy sinh một thế hệ nữa trong một cuộc chiến tranh không thể thắng.
Loạt tấn công 9/11 mở ra cuộc chiến kéo dài gần 20 năm, khiến hơn 3.500 lính Mỹ và đồng minh thiệt mạng, cùng với 47.000 dân thường Afghanistan và ít nhất 66.000 binh lính Afghanistan. Bên cạnh đó, hơn 2,7 triệu người Afghanistan phải đi sơ tán, theo số liệu của dự án Chi phí chiến tranh do ĐH Brown thực hiện,
“Liệu có đáng không? Đó là một câu hỏi lớn”, Lilley chất vấn, sau khi đã có mặt trên các chiến trường Iraq và Afghanistan gần 16 năm.
Anh nói rằng việc triển khai quân đến đây là để đánh bại kẻ thù, phát triển kinh tế và nâng cả đất nước Afghanistan lên. Nhưng anh nói rằng tất cả đều thất bại.
Quan điểm của Lilley phản ánh suy nghĩ của anh và một số cựu chiến binh khác, giống như việc người Mỹ thường có đánh giá khác nhau về cuộc chiến dẫn đến sự cải thiện quyền phụ nữ hay chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở Pakistan mà đặc nhiệm Mỹ thực hiện năm 2011.
"Nghĩa địa" của các đế quốc
Quyết định rút khỏi Afghanistan của ông Biden được cả hai đảng ủng hộ. Một cuộc khảo sát do Reuters/Ipsos thực hiện từ ngày 12-13/7 cho thấy chỉ có 3 trên 10 nghị sĩ Dân chủ và 4 trong 10 nghị sĩ Cộng hoà tin rằng quân đội Mỹ nên ở lại.
Lilley và những lính thuỷ đánh bộ khác ở Afghanistan so sánh cuộc chiến này với chiến tranh ở Việt Nam. Họ nói rằng trong cả hai cuộc chiến, Mỹ đều không có mục tiêu rõ ràng, trải qua nhiều đời tổng thống Mỹ và đều đối mặt với đối thủ không quân phục nhưng mạnh.
Jordan Laird, 34 tuổi, là lính trinh sát bắn tỉa đã phục vụ trên chiến trường Iraq và Afghanistan.
Laird chiến đấu trong thung lũng Sangin, tỉnh Helmand, một trong những khu vực tranh chấp dữ dội nhất ở Afghanistan, từ tháng 10/2020 – 4/2011. Trong 3 tháng đầu đến đây, Laird nói rằng 25 người trong đơn vị của anh c.h.ế.t trên chiến trường và hơn 200 người bị thương. Bạn thân nhất của anh chảy quá nhiều m.á.u ở tay đến mức không qua khỏi.
Khi ở Afghanistan, Lilley nói rằng anh dần hiểu tại sao các nhà sử họ gọi đó là “nghĩa địa của các đế chế”.
Anh xâm lược Afghanistan hai lần trong thế kỷ 19 và hứng những cuộc bại trận thảm hại nhất ở đó vào năm 1842. Liên Xô cũng hiện diện ở Afghanistan từ năm 1979 đến 1989, với 15.000 binh lính thiệt mạng và hàng chục ngàn người bị thương.
Quảng Cáo
Lilley nói rằng anh vỡ mộng một phần vì quy tắc hoạt động của Mỹ vào Afghanistan. Ví dụ, các đơn vị không được thực hiện những cuộc đột kích ban đêm nhằm vào Taliban.
“Lính thuỷ đánh bộ không phải được huấn luyện để hôn trẻ sơ sinh hay phát tờ rơi. Chúng tôi đến đó để loại bỏ. Chúng tôi không thể làm cả hai việc. Chúng tôi đã thử và thất bại”, Lilley nói.
Lilley bắt đầu thay đổi suy nghĩ sau khi nghe một tù nhân Taliban nói rằng lực lượng này sẽ chờ đến khi Mỹ mất niềm tin vào cuộc chiến. “Chuyện đó xảy ra năm 2009. Và giờ đến năm 2021, anh ta đã nói đúng. Vì sao chúng ta lại thua?” Lilley chất vấn.
Trở về từ chiến trường, Lilley nói rằng anh thậm chí đã không nhìn lá cờ Mỹ trong nhiều năm vì anh cảm thấy giận dữ khi anh và những đồng đội bị điều đến một cuộc chiến không thể chiến thắng. Anh cho biết anh đã gặp nhiều bác sĩ tâm lý, nhưng sự an ủi lớn nhất đối với anh là từ những đồng đội.
Lilley hiện là phó chủ tịch Quỹ chiến binh Reel, tổ chức hoạt động để trao cho các cựu chiến binh cơ hội thoát khỏi quá khứ và tái hoà nhập với cuộc sống bình thường bằng cách đưa họ đi tham gia các chuyến đi câu cá.
Lilley nói rằng anh thất vọng khi Mỹ có vẻ không rút ra bài học từ Việt Nam, nơi 58.000 lính Mỹ thiệt mạng mà Washington cuối cùng vẫn thua.
“Chúng ta nên tránh chiến tranh bằng mọi giá. Đừng vội vàng lao vào lưới chiến tranh, vào cỗ máy kiếm tiền và hợp đồng. Rất nhiều người kiếm được nhiều tiền từ những điều này”, Lilley nói.
Một đồng đội của Lilley ở Afghanistan là Tristan Wimmer, một cựu lính trinh sát bắn tỉa. Anh trai của Wimmer là Kierman, cũng là một cựu lính thuỷ đánh bộ, chết vì tự t.ử năm 2015. Kierman bị trấn thương sọ não ở Iraq trước khi bị điều đến Afghanistan.
Wimmer, 37 tuổi, hiện đang tổ chức các hoạt động gây quỹ để nâng cao nhận thức về tình trạng cựu binh tự s.á.t./.
Theo Reuters
Các đồng chí US cứ an tâm rút lui. Với sức mạnh từ bàn phím của mình, đồng chí leipzig sẽ điều NATO tới đập Taliban tan nát.
 

MaLai_M

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705663
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
2,164
Động cơ
117,437 Mã lực
Từ hồi chiến tranh ở Bosnia đến giờ, Nato khá đoàn kết với nhau trong việc đánh dẹp khắp trái đất đó. IS hay Taliban muốn tạo công ăn việc làm cho phi công Nato, muốn cho phi công Nato thay vì bắn các mục tiêu giả khi tập trận mà có cơ hội bắn giết , tàn sát các mục tiêu binh lính IS, Taliban dưới đất thì Nato cũng OK thôi, muốn giúp cho cho phi công NATO có thêm nhiều huân huy chương thành tích thì IS, Taliban cứ việc vét hết vốn trong túi ra mà tổng tấn công rồi lại trắng tay.
Từ chiến tranh Syria, Nato bắt đầu lục đục nội bộ vs Thổ.
 

Donald S Trump

Xe buýt
Biển số
OF-613438
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
562
Động cơ
329,054 Mã lực
Taliban tuyên bố đã giành quyền kiểm soát trung tâm quận Spin Boldak ở biên giới Pakistan-Afghanistan và trụ sở cảnh sát tỉnh Kandahar.

1626952744122.png
 

Donald S Trump

Xe buýt
Biển số
OF-613438
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
562
Động cơ
329,054 Mã lực
Tướng Mark Milley cho biết Taliban hiện kiểm soát khoảng một nửa trong số 419 trung tâm huyện ở Afghanistan, và trong khi họ vẫn chưa chiếm được bất kỳ thủ phủ nào trong số 34 thủ phủ của đất nước, họ đang gây sức ép với khoảng một nửa trong số đó.

 

Ronin2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-434243
Ngày cấp bằng
3/7/16
Số km
1,359
Động cơ
227,779 Mã lực
Từ hồi chiến tranh ở Bosnia đến giờ, Nato khá đoàn kết với nhau trong việc đánh dẹp khắp trái đất đó. IS hay Taliban muốn tạo công ăn việc làm cho phi công Nato, muốn cho phi công Nato thay vì bắn các mục tiêu giả khi tập trận mà có cơ hội bắn giết , tàn sát các mục tiêu binh lính IS, Taliban dưới đất thì Nato cũng OK thôi, muốn giúp cho cho phi công NATO có thêm nhiều huân huy chương thành tích thì IS, Taliban cứ việc vét hết vốn trong túi ra mà tổng tấn công rồi lại trắng tay.
Bọn mất dạy IS, Taliban, Hamas ... chúng nó cứ lẩn trong dân nên rất khó diệt. Chỉ có bộ binh mới làm cỏ được bọn này. Nên dân Trung Đông, Nam Á còn khổ dài.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,712
Động cơ
473,636 Mã lực
Bạn có vẻ cùn rồi nhỉ, Mỹ rút đêm hay ngày thì lúc nào tiện thì rút, nhìn dân Af. tranh nhau vào hôi của thì cũng đoán được tại sao Mỹ rút vào vaò đêm . Taliban cũng chả dám đánh úp Mỹ khi Mỹ rút khỏi căn cứ. Taliban có thắng quân chính phủ thì mới chỉ là trận nhỏ rồi ầm ĩ lên. Trong khi đó quân Af. cũng đánh thắng một số trận với Taliban đó. Còn Mỹ quay lại hay không thì nhìn tấm gương trận chiến Irag và IS đó. Serbia cũng chả to gan đánh chiếm lại Kosovo khi Nato rút quân đâu bạn.



Xem ra các thành viên 50- 3 cố tình lập lờ , đánh tráo khái niệm Mỹ rút quân là Mỹ bỏ rơi chính quyền Kabul. Thực ra bây giờ mới là giai đoạn bắt đầu Af. hóa chiến tranh thôi.
Chiến tranh cục bộ, thay màu da xác chết,.....rút lui chiến thuật....nghe quen quen =))
Đang đóng quân ở đấy với đầy đủ cơ sở vật chất, hậu cần còn chẳng làm ăn đc gì, giờ rút sạch sẽ xong làm lại từ đầu để quay lại á?
Fan Mỹ mà lại nghĩ Mỹ ngu thế sao?! :))
 

Nguyenhongson26

Xe tăng
Biển số
OF-573604
Ngày cấp bằng
11/6/18
Số km
1,928
Động cơ
163,320 Mã lực
Tuổi
46
Không nuôi được Mỹ như Nhật Hàn thì Mỹ nó phải rút thôi , vừa phải nuôi chính nó,vừa phải nuôi CP afganistan thì với sự thực dụng của người Mỹ ai cũng biết kết quả rồi.
Có vẻ giống giống kịch bản trước đây,nhưng một kịch bản đẹp hơn cho người Mỹ.Cũng đã đến lúc “Cái đuôi của con chó” không thể điều khiển “Con chó” rồi
 

leipzig

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-750522
Ngày cấp bằng
19/11/20
Số km
143
Động cơ
54,670 Mã lực
Tuổi
24
Từ chiến tranh Syria, Nato bắt đầu lục đục nội bộ vs Thổ.
Chuyện nhỏ thôi bạn, chứ Mỹ vẫn bàn giao cho Thổ đóng quân ở sân bay Kabul đấy. Bao giờ Thổ ra khỏi Nato mới là chuyện lớn.
 

leipzig

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-750522
Ngày cấp bằng
19/11/20
Số km
143
Động cơ
54,670 Mã lực
Tuổi
24
Chiến tranh cục bộ, thay màu da xác chết,.....rút lui chiến thuật....nghe quen quen =))
Đang đóng quân ở đấy với đầy đủ cơ sở vật chất, hậu cần còn chẳng làm ăn đc gì, giờ rút sạch sẽ xong làm lại từ đầu để quay lại á?
Fan Mỹ mà lại nghĩ Mỹ ngu thế sao?! :))
Bạn chưa nhìn tấm gương IS ở Irag à? Mỹ rút quân rồi đưa không quân quay lại tấn công thì đơn giản và nhanh lắm.
 

Gừng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147748
Ngày cấp bằng
1/7/12
Số km
7,890
Động cơ
367,567 Mã lực
Nhảm vừa thôi ... Đế chế nào ko có thắng , có thua ? Thằng Nga từng bị Mông Cổ đánh cho tan tác và đô hộ nhiều năm
Sao ko tự hỏi tại sao nước nó lại to nhất thế giới vậy ? Hay bọn Nga có phép làm cho đất nở ra vậy ? :))
Bắc Hàn nó sợ Mỹ quá đi thôi ... Thích thì nó thử tên lửa cho vui ... Bao đời tổng thống Mỹ chỉ chém gió quan ngại chứ dám làm gì nó ? Cà chớn nó tẩn pháo vào đảo của Hàn te tua nhưng Mỹ cũng chỉ quan ngại :))
Chiến tranh thế giới thứ 2 đứng ngoài bán vũ khí , cho vay kiếm lời . Vưa canh me xem thằng nào thắng để theo phe . Khi thấy LX bật lại bọn Đức thì mới bắt đầu nhảy vào tham chiến . Nhưng cũng phải chờ mãi mới mở mặt trận thứ 2 ... Khi thấy Đức hết cửa bật lại và LX sẽ đánh bại Đức ... :))
Mỹ đánh toàn nước to như Grenada , Panama ..... Thắng lớn luôn nữa là khác .. :))
có thăng somali nó kéo cả đám lính thuỷ mỹ trần truong trên đưongf phoos mà ko thây bật lại

cũng nhục pheets
 

Gừng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147748
Ngày cấp bằng
1/7/12
Số km
7,890
Động cơ
367,567 Mã lực
Nước nào mạnh thì cũng sẽ có lúc yếu đi, chỉ là thời gian thôi. Nhưng hiện nay không thể phủ nhận rằng Mỹ là siêu cường quốc (super power) duy nhất trên thế giới, Nga và Trung cũng chỉ là cường quốc (big power) mà thôi. Lính Mỹ cầm súng gác ở gần như các điểm trọng yếu trên trái đất, chỉ có mỗi tổng thống Mỹ có đặc quyền hỏi “tàu sân bay nào đang gần đấy nhất?” mỗi khi có “điểm nóng” phát sinh. Nhưng cũng như con người “phàm người tuấn kiệt bao giờ cũng có chỗ khiếm khuyết”, nước Mỹ cũng có nhiều điểm hạn chế của nó.
Nhiều cụ cứ chê Mỹ là “cảnh sát quốc tế”, nhưng nếu không có đồng chí cảnh sát này thì thế giới không chừng sẽ quay lại đầu thế kỷ 20 hoặc trước đó đấy.
Nga và TQ còn chạy theo dài dài nên các cụ đừng so sánh nữa (xin lỗi các fan của Putin và Tập).
tào lao
 

hocsinhe

Xe tải
Biển số
OF-778642
Ngày cấp bằng
28/5/21
Số km
210
Động cơ
36,570 Mã lực
Tuổi
36
Người lính Mỹ đến Afghanistan, người đầu tiên... cho đến người cuối cùng đều được đón tiếp nồng hậu
 

Aliabu

Xe container
Biển số
OF-523455
Ngày cấp bằng
25/7/17
Số km
6,282
Động cơ
325,297 Mã lực
Nơi ở
Www.Schlagevietnam.com
Website
www.schlagevietnam.com
Người lính Mỹ đến Afghanistan, người đầu tiên... cho đến người cuối cùng đều được đón tiếp nồng hậu
Sau khi ký thoả thuận đầu hành Taliban để được cúp đuôi an toàn ;)) đã giảm bớt cơ số lính về trong hòm kẽm
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top