Thực tế thì sinh viên IT ở các trường vẫn được học Toán ứng dụng, tuy nhiên ở mức độ cơ bản, sử dụng để làm thuật toán xử lý cho các vấn đề logic trong lập trình.
Ví dụ như ở môn cơ bản nhất của Toán ứng dụng đấy là Toán rời rạc. Thì nếu sv học tốt chỉ 1 môn Toán rời rạc thôi cũng đã đủ hết kiến thức nền cho việc lập trình ứng dụng sau này, và chủ yếu sử dụng để tối ưu tốc độ, hiệu suất, thuật toán.
Tuy nhiên có nhiều nhánh/vấn đề nâng cao của IT như Khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, thị giác máy tính (nhận diện ngôn ngữ, chữ viết, rung động) hoặc ngoài IT như phân tích tài chính, phân tích rủi ro ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, đánh giá tín dụng, bảo mật mã hóa,... thì cần sử dụng đến những môn Toán ứng dụng cao cấp hơn. Ví dụ như: Đại số tuyến tính, xác suất thống kê, mô hình toán, lý thuyết tối ưu,...
Nôm na thì em có thể nói là Toán ứng dụng sẽ cung cấp nền tảng về phương pháp, giải thuật, công cụ để cho IT và các ngành nghề khác giải quyết các bài toán khó, thường là làm trên dữ liệu rất lớn đòi hỏi phải xử lý bằng máy tính.
Những người sử dụng Toán ứng dụng trong những ngành này thì thường là chuyên gia cực kỳ quan trọng của các tổ chức đấy. Đặc biệt là các ngành như tài chính, ngân hàng, tín dụng, công nghệ sinh học, dữ liệu lớn, thị giác máy tính (cảm biến, nhận diện, camera).
So sánh riêng về IT và Toán ứng dụng thì em thấy là IT nếu học hời hợt chút vẫn có thể đi làm kiếm tiền được. Còn học Toán ứng dụng mà không giỏi thì sau này không dùng cho công việc được.