Em nghĩ nếu bàn vấn đề thì cái gì cũng có vấn đề. Những vấn đề cụ đưa ra là đúng, nhưng nếu luận sai đúng, như kiểu cụ bảo em sai, thì phải dựa vào thực tế nói chuyện.
1- Code chỉ người code hiểu, không làm việc nhóm được. Vấn đề nó ở chỗ, tại sao lại cần làm việc nhóm? Cá nhân em nghĩ, kết quả là trên hết. Anhxtanh mà lại phải phụ thuộc vào 1 đống học giả khác không hiểu ông ấy thì có khi chả ra được cái gì ra hồn. 1 mình Anhxtanh > Anhxtanh + 1 cơ số.
2- Tương tự. Hoạt động cộng tác ko cần ngôi sao nhưng vấn đề ở chỗ để thành công thì hoạt động cộng tác ko phải con đường duy nhất. Apple sau khi sa thải Steve Jobs thì trở nên sa sút đến độ sắp phá sản tới nơi và khi mời lại ông thì cũng đồng nghĩa chấp nhận việc khó cộng tác, nhưng công ty trở thành số 1. Có câu 3 quân dễ kiếm 1 tướng khó tìm là vì thế, thủ lĩnh mà giỏi thì cộng tác không quan trọng bằng việc nhất nhất ngoan ngoãn nghe lệnh làm việc.
3- Khó có người backup, vâng, nếu Messi mà backup được thì đã chẳng phải Messi. Nhưng ko có nghĩa ko đội bóng nào sẽ nhận Messi, mà hoàn toàn ngược lại. Giống như em bảo đứng ở góc độ tuyển dụng em thích là vì vậy, kể cả là ko thực sự cần thì vẫn thích tuyển. Đồng ý công ty sẽ tuyển người phù hợp với vị trí nhất chứ chưa hẳn đã giỏi nhất, nhưng đấy là bởi vì công ty chả có vị trí nào cần giỏi. Thật bọn viết thư viện chẳng hạn, nguyên các thuật toán được sử dụng nó đã đủ cực kỳ phức tạp cần 1 cái đầu khủng bao nhiêu năm học hành cao siêu, làm sao mà đòi dễ hiểu, dễ hiểu kiểu gì? Giống như bình thường ta chỉ cần biết E=mc^2 là đủ, còn tại sao nghĩ ra thế, học cả đời chưa chắc đã lý giải được. Thực tế code cũng vậy, thư viện là để dùng, chứ bình thường ko bao giờ mó vào.
Code chỉ là thợ code, thợ xây dựng thì em không đồng ý dù đúng phần lớn thời gian thì nó sẽ là như vậy. Nhưng nó sẽ có cả những khía cạnh khác, nếu như bản thân thợ code muốn vượt tầm, muốn thoát ra. Kể cả không thoát ra được chăng nữa thì vẫn có rất nhiều khía cạnh truyền lại thế hệ sau.