[CCCĐ] Ngang dọc Việt Nam, bao giờ cho hết...

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Xuôi theo dòng thác là đường bien giới với cột mốc chủ quyền





 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Còn đây là cột mốc chỗ thác. Cái giếng đá này nay nhẽ không còn


 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Trên đường từ thác Bản Giốc quay ra, rẽ phải chút là khu chợ Mốc 53.
Trên đường vào chợ với cái cột mốc ở giữa chợ đây. Tàu khưa đông vô kể, lừa mãi mới được lúc vắng chụp cho F1 một phát






Copy cái bài này lên vì văn nhà em dốt

TTCT - Trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung ở phía Bắc duy nhất có một chợ đường biên mà khách mua hầu như là người từ Trung Quốc sang. Đó là chợ họp ở ngay cột mốc 835, thượng nguồn thác Bản Giốc (thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng).

Phóng to
Chợ họp trên bãi đất sát cột mốc biên giới Việt - Trung - Ảnh: Việt Dũng
Chợ mới hình thành vài tháng nay nhưng từ rất lâu bà con hai bên biên giới vẫn thường qua lại nơi đây để trao đổi hàng hóa, sản vật địa phương. Chợ có khoảng 200 gian hàng của người Việt, phần lớn là bà con dân tộc Tày, Nùng sống ở bản Co Muông. Mỗi sáng bà con chở hàng ra chợ bằng xe công nông, xế chiều vãn khách lại thu dọn hàng lên xe về nhà.

Người bán không phải nộp thuế, xã chỉ thu tượng trưng 2.000 đồng/gian hàng/buổi chợ gọi là chi phí dọn dẹp vệ sinh. Phía Trung Quốc có vài chục gian hàng của người dân vùng Đức Thiên (huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây) bày trên tuyến đường giáp cột mốc, phần lớn bán hàng lưu niệm, có cả xe tăng, máy bay đồ chơi làm bằng vỏ đạn.

Kể từ khi hoàn thành cắm mốc biên giới trên bộ giữa VN và Trung Quốc, mỗi ngày có cả ngàn du khách người Hoa đến thăm thác Bản Giốc, sau đó họ đến khu vực cột mốc 835 để “xuất ngoại” trong phạm vi... vài chục mét. Những gói thuốc lá, nước hoa, bánh đậu xanh VN... bán tại chợ luôn là món quà được khách bên kia biên giới ưa thích.

Phóng to
Hai phụ nữ Trung Quốc chọn mua hộp thuốc lá Thăng Long - Ảnh: V.D.
Phóng to
Hàng lưu niệm mua về Trung Quốc có khi là những đồng tiền giấy của VN - Ảnh: V.D.
Phóng to
Khách Trung Quốc “xuất ngoại” đến chợ đều thích chụp ảnh tại cột mốc 835 - Ảnh: V.D.
Phóng to
Cây thuốc lá Hà Nội này có khi không tìm thấy ở Hà Nội - Ảnh: V.D.
Phóng to
Nhiều loại đồ chơi làm từ vỏ đạn các loại ở các gian hàng phía Trung Quốc - Ảnh: L.Đ.Dục
VIỆT DŨNG - L.Đ.DỤC
 
Chỉnh sửa cuối:

Quang Le

Xe hơi
Biển số
OF-297605
Ngày cấp bằng
3/11/13
Số km
142
Động cơ
311,979 Mã lực
Đẹp quá thanks cụ nhiều bài viết quá hay ạ.
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Có cái bia ngôi mộ cổ trên đỉnh thác, chắc xưa lắm rồi.

 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Quang cảnh Cao Bằng đúng là ..."non xanh nước biếc như tranh họa đồ"...













 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Dọc đường đi đồng bào uống bia nhiều để chất đống thế này


Đường đi quanh quanh, có những cây cầu treo xinh xắn nhưng bị bỏ hoang phế vì cây cầu mới bên cạnh.










 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Quảng Yên và Cao Bằng này:











 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Từ Cao Bằng qua Đông Khê, Thất Kê (QL4A) chạy dọc sông Kỳ Cùng thì sang Lạng Sơn

 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Lạng Sơn có gì nhỉ? "Đồng Đăng có chợ Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh "...

Nàng Tô Thị thì bí phá nung vôi rồi :(

Có Ải Nam Quan,... Post tạm mấy cái ảnh cửa khẩu Tân Thanh với Hữu Nghị vậy

Bê hàng ""xách tay"" qua Tân Thanh




Còn đây là cửa khẩu ""ngoại giao"" Hữu Nghị (Ải Nam Quan nằm phía sau kia...)














 
Chỉnh sửa cuối:

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Lạng Sơn có thành nhà Mạc, một triều đại gây tranh cãi. Gần đây Hà Nội đã đặt tên cho 2 con đường mới là Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông.

Nhà em trích bài viết về nhà Mạc

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_Mạc


....
Dấu tích thành nhà Mạc tại Lạng Sơn
Từng là căn cứ quân sự nhằm chống lại nhà Lê - Trịnh vào thế kỷ 16-17, hiện nay thành nhà Mạc chỉ còn lại khoảng 300 m tường thành kiên cố.
Thành nhà Mạc thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, là di tích lịch sử kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam suốt từ cuối thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 17. Thành là căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam do Mạc Kính Cung xây dựng nhằm chống lại Lê - Trịnh.


Dựa vào thế của 3 ngọn núi cao hàng chục mét, trong đó có núi Tô Thị, Lô Cốt, Mạc Kính Cung khi xưa đã cho xây dựng những đoạn tường thành, bao quanh một bãi đất trống bằng phẳng rộng hàng chục nghìn m2.


Dấu tích hiện nay của thành gồm 2 đoạn tường khoảng 300 m, mặt thành rộng khoảng một mét, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi. Bức tường thành phía Tây Bắc, xây bằng đá hộc miết mạch vôi cát có chiều dài 65 m, chiều cao 4 m, có cửa công, lỗ châu mai, cửa ra vào. Bức phía Đông dài 75 m cũng có cổng ra vào, 15 lỗ châu mai, 7 cửa công. Chất liệu kết dính những khối đá hộc lớn lại với nhau là mật mía và mật ong.


Thành nhà Mạc dựa vào núi nàng Tô Thị, nằm trong quần thể di tích được đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Năm 1962, thành được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia; năm 2010 được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách du lịch tham quan.


Từ chân núi dẫn lên cổng thành gồm hơn 100 bậc tam cấp. Để du khách lên các đỉnh núi tham quan, ngắm cảnh là hàng trăm bậc thang được xây dựng uốn lượn trên các đỉnh núi. Tuy được trùng tu tôn tạo, nhưng hiện nhiều đoạn thành bị che phủ bởi cây bụi, lau lách rậm rạp.


Hồng Vân













Còn thành nhà Mạc ở Tuyên quang còn lại cái cổng, bị biến thành cái ""lò gạch"" như này




(dưới là hình ảnh ngày xưa)
 

tsrh

Xe hơi
Biển số
OF-4220
Ngày cấp bằng
12/4/07
Số km
100
Động cơ
551,210 Mã lực
Tuổi
48
đất nước mình đẹp quá các cụ ơi !!!
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Các cụ lên xứ Lạng thì ghé động Nhị Thanh cũng hay, biết được nơi hồi 1979 quân dân ta trú ẩn oánh khựa. (nhà em không có ảnh vì hôm đi ngang qua nàng Tô thị bằng xi măng dựng lại nên nản quá, chả chụp choẹt giề!). Đưa bài giới thiệu này lên vậy.

........Động Nhị Thanh nằm trong lòng một quả núi lớn, cửa động khá rộng được che chắn bởi những hòn đá to và cây cổ thụ. Dòng suối Ngọc Truyền chảy xuyên qua động dài hơn 600m tạo thành thác nước nhỏ ở ao Nhất Bình. Tiếng nước róc rách hòa cùng tiếng chim hót giúp khung cảnh thiên nhiên tại đây thêm thơ mộng.



Vào năm 1777, Ngô Thì Sĩ – một vị quan triều Lê, được cử lên Lạng Sơn làm quan đốc trấn. Bên cạnh việc chăm lo giữ gìn biên ải và an dân, ông đã phát hiện ra động Nhị Thanh vào năm 1779. Sau đó, ông còn đặt tên cho động và cho tôn tạo, biến nơi đây thành một nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân.

Sau này dân lập bàn thờ ông ở đây, gọi là Di Ái Đường và tạc tượng ông vào vách đá trên vòm động. Các vách đá trong, ngoài cửa động đều có lưu bút tích của ông và các thế hệ danh nhân, trong đó có nhiều bia văn có giá trị về văn hóa.



Qua một cây cầu nhỏ bắc qua suối, bạn sẽ đặt chân vào trong động. Không khí nơi đây ẩm và mát lạnh. Bên tai lúc này chỉ còn tiếng suối chảy róc rách và tiếng nước nhỏ xuống từ những nhũ đá trong động.

Càng vào sâu, động càng mở rộng với nhiều nhũ đá, măng đá tuyệt đẹp, muôn hình muôn vẻ. Qua thêm vài chiếc cầu nhỏ trong động là bạn đã đến giữa hang, nơi có một khoảng đất rộng gọi là sân khấu thiên tạo.

Ánh sáng mặt trời rọi qua cửa Thông Thiên trên đỉnh hang chiếu xuống sân khấu thật huyền ảo. Tương truyền tại sân khấu này, xưa kia Ngô Thì Sĩ đã từng mở tiệc thết đãi và thưởng thức các chương trình thơ ca, đàn hát… Cuối động là cửa Thông Thiên. Từ đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Lạng Sơn thơ mộng ẩn dưới những dãy núi cao.

 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Qua Lạng Sơn thì hướng biển đến Quảng Ninh. Đât này thì hoành rồi: vịnh Hạ Long, than thổ phỉ,...gần đây thêm đặc sản lụt mạn Cẩm Phả giống Hà Lội. Mà lạ, tỉnh ven biển mà cứ mưa to là lụt.

 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Vịnh Hạ Long thì hoành tráng rồi. Nhiều cụ đi. Nhà em post ảnh sau. Ném mấy cái ảnh đảo nhỏ Ngọc Vừng hoang sơ lên đã.

Đi ra Ngọc Vừng thì đón tàu ở Vân Đồn






Lên cái tàu chạy tuyến Vân Đồn - Thắng Lợi - Ngọc Vừng tằng tằng 1 hồi thì ra đảo






















Đận ấy nhà e đi sau bão. Dân tình vất lắm. Bè nuôi cá tan hoang cả.






Mấy cái cột BTS bị quật đổ tả tơi






 

ThoiNhauDi

Xe tải
Biển số
OF-439979
Ngày cấp bằng
25/7/16
Số km
414
Động cơ
215,140 Mã lực
Ngang dọc VN mà đi kỹ từng nơi thì cũng còn lâu mới hết, cái đẹp của VN rất nhiều để thưởng thức
Đi nhiều, có thể là cả nhiều nơi trên thế giới nữa, nhưng mấy ai hiểu tường tận những vùng đất mình đã qua.

Đât nước Việt Nam cũng vậy, để hiểu từng vùng miền,đi-hỏi-tra cứu...nhẽ chả bao giờ hết.

Nhà em chưa đi được nhiều. Nhưng có cái may mắn là được biết và hay đi cùng một "bác cụ" trong Band of Brothers của cụ nhà em. Uyên bác, dẻo dai lang thang khắp nước nên cũng vỡ được nhiều điều.

Có 1 quyển sách, cụ ấy coi như báu vật vì tích lũy rất nhiều qua những chuyến đi, lọ mọ hỏi han khắp chốn. Cũng là vật đồng hành trong những chuyến đi cùng nhà em (may em xem trộm được). Là quyển bản đồ Việt Nam với ghi chép chi tiết từng tỉnh.

Nhà em xin phép cụ ấy rồi, và đưa lên dần từng tỉnh. Cũng mong cung cấp được cho các cụ hay đi những thông tin hữu ích. Cũng mong các cụ hay đi cùng tham gia đưa tư liệu lên, để cùng chia sẻ, học hỏi và thêm yêu Việt Nam.

(hình mang tính minh họa cho cái sự lang thang của các cụ)
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Tiếp tục là Quan Lạn, Minh Châu.















Ở đây có miếu thờ danh tướng Phạm Thuần Dụng






 
Chỉnh sửa cuối:

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Đền thờ 3 vị danh tướng họ Phạm ở Minh Châu, Quan Lạn











Sự tích thì đây:

Trong một lần trò chuyện với nhà sử học Đặng Hùng (Hội sử học Thái Bình), ông Hùng cao hứng nói: “Người Việt tuy ít, nước Việt tuy nhỏ, nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục trước người phương Bắc. Đừng tưởng họ có nhiều tàu, tàu to mà có thể khiến người nước Nam khiếp sợ. Bằng chứng là rất nhiều trận thủy chiến, đặc biệt là trận hải chiến ngoài Vịnh Bắc Bộ cách nay hơn 700 năm, đã tỏ rõ tài trí dũng mãnh vượt bậc của người Việt”.

Nghe nhà sử học Đặng Hùng nhắc đến chuyện hải chiến, quả thực tôi cũng thấy ngạc nhiên. Sử sách vốn nói nhiều đến những trận thủy chiến trên sông, những bãi cọc chôn xác thuyền bè của quân thù, chứ đâu có thấy nói đến chuyện hải chiến ngoài biển cả.


Đền Quan Lạn, nơi thờ ba vị tướng họ Phạm

Nhà sử học Đặng Hùng tiết lộ thêm: “Tôi nghiên cứu nhiều về trận đánh trên sông Bạch Đằng trong lần thứ ba chống quân Nguyên, tức năm 1288, và tôi nhận ra rằng, điều kiện tiên quyết để nhà Trần chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng, đó là do thắng lợi của trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ. Tôi đánh giá vai trò của trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ quan trọng hơn thủy chiến trên sông Bạch Đằng. Chính trận hải chiến này đã quyết định sự thành công của cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ ba”.

Điều ông Hùng nói thật lạ. Vậy là tôi lên đường tìm ra vùng vịnh mù khơi. Con tàu cao tốc lao vun vút trên mặt biển hướng ra đảo Quan Lạn. Đảo Quan Lạn gồm xã Quan Lạn và Minh Châu nằm trong vịnh Bắc Bộ, cách thị trấn Cái Rồng (huyện đảo Vân Đồn) chừng 1 giờ tàu chạy.

Từ xa, đảo Quan Lạn hình con thuyền khổng lồ hiện ra mờ ảo giữa sương mù giăng giăng khắp ngả. Ông Nguyễn Văn Đương, người dân trên đảo Quan Lạn, lái phụ tàu cao tốc chỉ tay về phía tây đảo Quan Lạn bảo: “Tôi vẫn nghe các cụ truyền lại rằng, vùng biển phía tây đảo Quan Lạn là nơi ông Trần Khánh Dư cùng ba tướng họ Phạm chỉ huy đánh tan hải quân, thuyền lương của giặc phương Bắc. Các cụ kể, vùng biển ấy thường xuyên có sương mù, che khuất tầm nhìn. Ông Trần Khánh Dư đã biết lợi dụng sương mù để đánh chìm tàu chiến của giặc.


Nơi diễn ra trận hải chiến với quân Nguyên vào năm 1288

Mấy chục năm nay, giới săn đồ cổ lặn tìm ở đó kiếm được nhiều cổ vật lắm. Họ bảo, dưới đáy biển có nhiều xác tàu đắm, giáo mác, cung nỏ cũng vớt được nhiều, nhưng lâu năm quá nên phần lớn đã han gỉ”.

Ngôi đền Quan Lạn ngày cuối tuần đón nhiều du khách từ đất liền ra thắp nhang, khấn vái. Người ta rỉ tai nhau rằng, ngôi đền thờ ba anh em họ Phạm, có công đánh giặc Nguyên rất thiêng, cầu gì được nấy, nên ai ra đảo cũng tìm đến.

Đền Quan Lạn, cùng với ngôi đình, là chốn linh thiêng bậc nhất của đảo. Ông Nguyễn Hữu Thuận, thủ từ đền tất tả tiếp khách, rồi tranh thủ trò chuyện với tôi. Ông bảo: “Vào ngày 18/6 (âm lịch) hàng năm, Quan Lạn lại tổ chức lễ hội rất lớn. Lễ hội sắp đến rồi, du khách ra đông hơn, chúng tôi cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng”.

Theo ông Thuận, từ xa xưa, các cụ ở Quan Lạn đã tổ chức lễ hội này, với ý nghĩa kỷ niệm ngày chiến thắng giặc Nguyên năm 1288 trên biển Vân Đồn, tức trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ. Đền Quan Lạn thờ ba anh em họ Phạm, là phó tướng của Trần Khánh Dư, nên là nơi chính của ngày hội.


Ông Nguyễn Hữu Thuận, thủ từ đền Quan Lạn bên tấm bia ghi công ba tướng họ Phạm

Lễ hội Quan Lạn quả thực rất độc đáo vì diễn ra trên biển, với thuyền rồng, với màn đánh trận giả giữa hai đội Đông Nam văn và Đoài Bắc võ, tái hiện lịch sử của cư dân trên đảo, thể hiện tinh thần thượng võ của hậu duệ nghĩa quân.

Hỏi về lai lịch của ba vị tướng họ Phạm, ông Thuận dẫn tôi đến chỗ tấm bia đá có vẻ như mới dựng vài năm nay, khắc chữ quốc ngữ. Tấm bia ghi rõ danh tính ba vị tướng họ Phạm, gồm Phạm Công Chính, Phạm Quý Công và Phạm Thuần Dụng. Ba ông là anh em một nhà.

Theo đó, ba ông là người xã Quan Lạn, đều lập công lớn trong ba lần chiến thắng Nguyên Mông. Đặc biệt là trong lần thứ ba (tháng 1/1288), dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Khánh Dư, ba tướng họ Phạm đã cùng với quân dân Vân Đồn tiêu diệt toàn bộ 500 chiến thuyền và trên 70 vạn hộc lương thực, cùng toàn bộ khí giới của triều đình nhà Nguyên.

Trận thắng trên biển Vân Đồn đóng góp to lớn để làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử tháng 4/1288. Bia đá viết: “Ba danh tướng tài năng, ba nhà quân sự sắc bén của quê hương Quan Lạn đã từng gắn bó sinh tử, ra sống vào chết để trấn giữ nơi cửa biển tiền tiêu phía đông bắc Tổ quốc và lập nên những chiến công to lớn trong công cuộc võ công vệ quốc”.


Tượng tướng Phạm Công Chính

Bia đá ghi ngắn gọn như vậy, còn dân gian thì truyền nhiều câu chuyện liêu trai. Duy có điều khá đặc biệt, dù ba ông tướng này có đền thờ chung và đền thờ riêng trên đảo Quan Lạn, nhưng thân thế và sự nghiệp thì đến ông từ Nguyễn Hữu Thuận trông giữ, hương khói, kiêm cả hướng dẫn viên cũng không nắm được gì nhiều.

Lược bỏ những chi tiết thần thánh hóa, thì chỉ biết rằng, ba ông là anh em ruột, sinh ra và lớn lên trên hòn đảo này. Tổ tiên đã ở đây, lấy nghề đánh cá làm kế sinh nhai, nên cả ba anh em đều giỏi nghề đi biển, hiểu từng luồng lạch, con nước.

Trong lần thứ ba chống quân Nguyên, vị tướng Trần Khánh Dư mấy phen thất bại, nên bị triều đình vời về trị tội. Tướng Trần Khánh Dư đã nguyện mang tính mạng của mình để lấy công chuộc tội. Tướng Trần Khánh Dư đã đề xuất xin được mang quân thực hiện trận hải chiến ở cửa biển Vân Đồn.


Tranh minh họa hải chiến chống quân Nguyên (ảnh sưu tầm)
Đem quân ra Vân Đồn, nhưng Trần Khánh Dư cũng hoang mang lắm. Quân địch thì đông, tàu địch thì lớn, mà khí thế ngút trời, khiến cả thế giới phải khiếp sợ. Đúng lúc đó, ba anh em họ Phạm đến gặp Trần Khánh Dư, nguyện đem hết tài năng, kinh nghiệm biển cả của mình để phục vụ nhà Trần. Ba anh em họ Phạm đã thề nguyện rằng, nếu không đánh chìm được các chiến thuyền của giặc Nguyên, thì sẽ gieo mình xuống biển cho cá mập ăn, chứ nhất quyết không đem mạng sống của mình vào bờ để phải hổ thẹn với nhân dân.

Nhân huệ vương, tướng trấn ải đông bắc Trần Khánh Dư gặp được ba anh em họ Phạm thì khí thế như rồng gặp nước.

Truyền thuyết kể rằng, ba vị tướng họ Phạm bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đã đề xuất đem thuyền giấu vào sương mờ dày đặc trên biển. Đoàn thuyền vận chuyển lương và quân tiếp vận của tướng giặc Trương Văn Hổ đi vào vùng biển Quan Lạn, đã bị những mũi tấn công thoắt ẩn thoắt hiện trong sương mù cắt đội hình, đánh cho tan tác. Toàn bộ 500 chiến thuyền, 70 vạn hộc lương và hàng vạn quân địch đã bị nhấn chìm xuống đáy biển.

Trận hải chiến thắng lợi lẫy lừng, nhưng cả ba vị tướng họ Phạm đều đã hy sinh. Xác ba ông trôi dạt vào bờ, được người dân vớt lên, chôn tại đảo và ba địa điểm chôn xác tướng họ Phạm đều đã dựng đền thờ.

Còn tiếp…




Dương Phạm
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top