Người Ấn có chỉ số thông minh trung bình chỉ cao hơn người châu Phi hạ sahara một chút (81 – 82), ngang với các dân tộc Nam Á khác như Pakistan hay Bangladesh. Đánh giá PISA (do OECD tổ chức định kỳ 3 năm một lần để đánh giá đại trà chất lượng hoc sinh phổ thông, quy về cùng một mặt bằng) cũng thể hiện tương đối rõ chỉ số thông minh trung bình của dân Ấn. Hai lần liên tiếp năm 2009 và 2012, kết quả đánh giá PISA của Ấn Độ cho thấy học sinh Ấn Độ rất kém về toán và khoa học (xếp 67 hoặc 68 trên 68 nước tham gia dự thi, ngang với Phillipines) làm cho Ấn Độ xấu hổ quá phải bỏ thi các kỳ đánh giá PISA tiếp theo. Trong khi đó, Trung Quốc xếp thứ 1 ở tất cả 3 môn (toán, khoa học và đọc hiểu) ngay từ lần tham gia đầu tiên.
Hồi đầu những năm 2000, thời Trung Quốc và Hàn Quốc chưa tham gia, Phần Lan được coi là nước có giáo dục tốt nhất thế giới là nhờ kết quả PISA cao, nhưng sau khi 2 nước này và một số nước Đông Á khác tham gia thì Phần Lan đã tụt hạng.
Chúng ta nghe tuyên truyền quá nhiều của báo chí phương tây đề cao Ấn Độ như một cách để đối chọi Trung Quốc thôi.
Về phần mềm, Ấn Độ không làm được một phần mềm thương mại nào để nói là họ có nền công nghiệp phần mềm, chỉ là làm hỗ trợ cho các công ty phương Tây (kiểu như FPT), và chất lượng coding của dân Ấn cũng rất kém, nhưng được cái giá rẻ. Em nghĩ là cụ, cũng như em, chưa bao giờ nghe nói đến một phần mềm từ Ấn Độ, chưa nói là sử dụng.
Việc một vài cá nhân xuất sắc của Ấn Độ chiếm vị trí cao ở các công ty Mỹ cũng không thể hiện điều gì cả. Người da đen ở Mỹ cũng nắm được không ít vị trí cao. Nhiều khi người lãnh đạo, nhất là ở Mỹ và phương Tây, nơi rất coi trọng khả năng hùng biện, không phải là xuất sắc nhất, mà là nói hay nhất. Mà dân Ấn Độ, cũng như dân da đen hay la-tinh, có khiếu về khả năng nói.