- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 4,833
- Động cơ
- 553,257 Mã lực
Muốn hiểu hơn về căng thẳng quan hệ dễ xảy ra xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina vào thời gian này ta có thể xem xét một trường hợp đơn lẻ, nhưng lại nói lên rất nhiều điều. Báo chí nhà mình thì như mọi khi, copy/paste từ báo nước ngoài, đa số là lá cải (thì mới có tin sớm), đại ý: Tư lệnh Hải quân Đức, Phó đô đốc Kay-Achim Schoenbach, từ chức hôm 22-1, sau khi bị chỉ trích vì phát ngôn Tổng thống Nga Vladimir Putin “xứng đáng được tôn trọng” và Ukraine sẽ không bao giờ giành lại được bán đảo Crimea”. Tóm lại là một tay quan chức Đức khen Nga, và thế là mất “ghế” – nếu hiểu như thế thì tức là không hiểu một chút gì cả!
Kay-Achim Schönbach (sinh năm 1965), từ 19 tuổi đã vào quân ngũ, là người học hành rất bài bản và giữ vị trí rất quan trọng trong hải quân Đức ngày nay – ông từng làm ở Ban chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng Đức, nay kiểm soát về an ninh đối ngoại của hải quân và cũng là người được quyền phát ngôn của hải quân (xin nhớ Bộ trưởng Quốc phòng Đức hiện nay là Christine Lambrecht là phụ nữ, và tất nhiên về quân sự không thể rành rẽ như Schönbach được! Ông từng tham gia chỉ huy các chiến dịch “Enduring Freedom” và “Atalanta”.
Và vào cái ngày xấu trời nói trên vị phó đô đốc này đã phát biểu ở New-Delhi (Ấn Độ) trước các sĩ quan cao cấp của nước bản xứ - điều đó chứng tỏ ông nói những suy nghĩ thực sự, rất quan trọng và trách nhiệm – như người Đức trong công tác là luôn như vậy, chứ không phải câu chuyện phiếm, nhất là ông không biết được mình đang bị ghi hình. Và ông thực sự đã nói gì? Ta có thể theo dõi từng câu một trong phát biểu khá xúc tích của ông:
-Bất cứ quốc gia độc lập nào cũng có quyền tham gia vào NATO, nếu nó đáp ứng được những tiêu chuẩn về dân chủ của khối EC.
-Nga sẽ chẳng bao giờ có “quyền phủ quyết”. Nếu như Thụy Điển hay Phần Lan muốn vào NATO thì chẳng có lí do gì mà không cho cả. Gruzia cũng đáp ứng được tiêu chuẩn của NATO, nhưng hiện nay mà cho vào thì sẽ không khôn ngoan cho lắm.
-Ukraina hôm nay không đáp ứng được tiêu chuẩn vào NATO bởi một phần lãnh thổ đang bị chiếm đóng (vùng Donbass - bởi quân nổi loạn, hay bởi quân đội Nga như Ukraina hay tuyên bố). Phó đô đốc không tin rằng Vladimir Putin sẽ đánh vào lãnh thổ Ukraina chỉ vì một dẻo đất ấy, ông ta sẽ coi đó là “chuyện vớ vẩn”!
-Putin mà nhiều người đang chống đối sẽ lợi dụng cơ hội này để chia rẽ EC. Bán đảo Crimea đã bị Ukraina đánh mất, đó là sự thực. Thực ra Putin chỉ đòi hỏi một điều thôi đối với ông ta: sự nể trọng. Trời ạ, nể trọng một con người thì quá đơn giản và chúng ta có mất gì đâu, nhất là với Putin. Nếu các bạn hỏi tôi liệu có dễ dàng thể hiện sự nể trọng với Putin không, thì có lẽ đó là điều ông ấy đang đòi hỏi, và ông ấy xứng đáng được nể trọng.
- Schönbach nói rằng ông ta là người theo đạo Cơ đốc giáo và cảm thấy gần gũi với tôn giáo Chính thống của Nga, mặc dù Putin thì là người vô thần. Châu Âu và Nga có nhiều điểm chung hơn là châu Âu và Trung Quốc. Mệnh đề đó là mộtt rong những mệnh đề quan trọng nhất của địa chính trị được Henry Kissinger trình bày trong tác phẩm mới đây “Trật tự thế giới”.
-quan trọng nhất Schönbach đã nói: “Chúng ta, Đức và Ấn Độ đều cần Nga, để Nga đối đầu với Trung Quốc!”. Giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã nhiều năm xảy ra xung đột vũ trang ở vùng biên giới.
Lời bàn: có thể thấy Schönbach nói đúng đến từng câu chữ, và bản chất của vấn đề lùm xùm ngoại giao dẫn đến việc ông ấy mất chức là do nói đến Trung Quốc (chứ không phải Nga hay Ukraina). CHÚNG TA CẦN NGA ĐỂ ĐỐI ĐẦU VỚI TRUNG QUỐC. Với từng ấy năm bà Merkel cầm quyền ở Đức có thể khẳng định góc nhìn của Schoenbach cũng trùng hợp với góc nhìn của Angela Merkel và còn nhiều chính trị gia khác nữa! Theo lý thuyết địa chính trị hiện đại mà chẳng hạn Kissinger hay Brzezinski là những chiến lược gia về địa chính trị sừng sỏ nhất của Mỹ và đều là dân Do Thái thì phải có một “trục” để kìm hãm, chống lại được với Trung Quốc – “trục” khác với “khối” ở chỗ nó có thể ở tản mát, chứ “khối” như NATO hay Varsawa khi xưa thì nằm chung một chỗ. “Trục” này chắc chắn phải có Nga, nếu không chả lấy gì ra mà làm đối trọng với Trung Quốc cả! Đức tuy rằng làm ăn rất nhiều với Trung Quốc nhưng đứng trước lựa chọn sinh tử lần này sẽ phải đứng về phía “trục”. Mỹ nên là một thành viên xứng đáng của “trục” này, nhưng vì nhiều lý do, lãnh đạo kém cỏi chẳng hạn, hay cái “tôi” quá cao mà không đứng về phe “trục” thì vai trò của Mỹ sẽ có Nhật thay vào. Israel chắc chắn đứng về phe “trục” này rồi nhưng sẽ khôn ngoan để tránh đối đầu với Trung Quốc (Do Thái khôn ranh lắm!), còn Anh vì sĩ diện và không muốn làm “cây vĩ cầm thứ hai” ở Tây Âu thì có thể rơi ra ngoài... Và về xung đột giữa Nga với Ukraina hôm nay nếu không nói tới yếu tố Trung Quốc tức là chả nói lên điều gì cả!
Sau khi clip 2 phút của Schönbach bị tung lên Twitter rồi Business Insider đăng tải chỉ trong mấy giờ một cơn bão cuồng nộ đổ xuống đầu vị phó đô đốc này. Tất cả các đảng phái chính trị ở Đức đòi ông từ chức, còn Ukraina triệu đại sức Đức tới dể phản đối phát biểu của ông. Và như một người Đức mẫu mực Schönbach nhanh chóng xin từ chức và được chấp thuận ngay. Nhưng chuyện đó không có nghĩa rằng ông đã phát biểu điều gì đó sai lầm, ngược lại đấy, ông ta không từ chối những điều mình đã nói ra dưới góc độ cá nhân mình. Đó mới thực sự đáng nể và bổ ích cho người quan sát như chúng ta...
Bonus: đại sứ Ukraina ở Đức tuyên bố là việc ra đi của phó đô đốc Schönbach “vẫn là chưa đủ để xin lỗi Ukraina”. Còn rất nhiều người dân Đức tỏ ra tiếc nuối cho người sĩ quan đã dám nói thẳng những điều mình nghĩ, và tiếc cho quân đội lại chịu ảnh hưởng của những tay chính trị gia nửa mùa.
Theo Nam Nguyễn
Ảnh:
Schönbach và cuộc nói chuyện với các đồng nghiệp Ấn Độ.
Schönbach và bà Bộ trưởng quốc phòng Đức.
Kay-Achim Schönbach (sinh năm 1965), từ 19 tuổi đã vào quân ngũ, là người học hành rất bài bản và giữ vị trí rất quan trọng trong hải quân Đức ngày nay – ông từng làm ở Ban chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng Đức, nay kiểm soát về an ninh đối ngoại của hải quân và cũng là người được quyền phát ngôn của hải quân (xin nhớ Bộ trưởng Quốc phòng Đức hiện nay là Christine Lambrecht là phụ nữ, và tất nhiên về quân sự không thể rành rẽ như Schönbach được! Ông từng tham gia chỉ huy các chiến dịch “Enduring Freedom” và “Atalanta”.
Và vào cái ngày xấu trời nói trên vị phó đô đốc này đã phát biểu ở New-Delhi (Ấn Độ) trước các sĩ quan cao cấp của nước bản xứ - điều đó chứng tỏ ông nói những suy nghĩ thực sự, rất quan trọng và trách nhiệm – như người Đức trong công tác là luôn như vậy, chứ không phải câu chuyện phiếm, nhất là ông không biết được mình đang bị ghi hình. Và ông thực sự đã nói gì? Ta có thể theo dõi từng câu một trong phát biểu khá xúc tích của ông:
-Bất cứ quốc gia độc lập nào cũng có quyền tham gia vào NATO, nếu nó đáp ứng được những tiêu chuẩn về dân chủ của khối EC.
-Nga sẽ chẳng bao giờ có “quyền phủ quyết”. Nếu như Thụy Điển hay Phần Lan muốn vào NATO thì chẳng có lí do gì mà không cho cả. Gruzia cũng đáp ứng được tiêu chuẩn của NATO, nhưng hiện nay mà cho vào thì sẽ không khôn ngoan cho lắm.
-Ukraina hôm nay không đáp ứng được tiêu chuẩn vào NATO bởi một phần lãnh thổ đang bị chiếm đóng (vùng Donbass - bởi quân nổi loạn, hay bởi quân đội Nga như Ukraina hay tuyên bố). Phó đô đốc không tin rằng Vladimir Putin sẽ đánh vào lãnh thổ Ukraina chỉ vì một dẻo đất ấy, ông ta sẽ coi đó là “chuyện vớ vẩn”!
-Putin mà nhiều người đang chống đối sẽ lợi dụng cơ hội này để chia rẽ EC. Bán đảo Crimea đã bị Ukraina đánh mất, đó là sự thực. Thực ra Putin chỉ đòi hỏi một điều thôi đối với ông ta: sự nể trọng. Trời ạ, nể trọng một con người thì quá đơn giản và chúng ta có mất gì đâu, nhất là với Putin. Nếu các bạn hỏi tôi liệu có dễ dàng thể hiện sự nể trọng với Putin không, thì có lẽ đó là điều ông ấy đang đòi hỏi, và ông ấy xứng đáng được nể trọng.
- Schönbach nói rằng ông ta là người theo đạo Cơ đốc giáo và cảm thấy gần gũi với tôn giáo Chính thống của Nga, mặc dù Putin thì là người vô thần. Châu Âu và Nga có nhiều điểm chung hơn là châu Âu và Trung Quốc. Mệnh đề đó là mộtt rong những mệnh đề quan trọng nhất của địa chính trị được Henry Kissinger trình bày trong tác phẩm mới đây “Trật tự thế giới”.
-quan trọng nhất Schönbach đã nói: “Chúng ta, Đức và Ấn Độ đều cần Nga, để Nga đối đầu với Trung Quốc!”. Giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã nhiều năm xảy ra xung đột vũ trang ở vùng biên giới.
Lời bàn: có thể thấy Schönbach nói đúng đến từng câu chữ, và bản chất của vấn đề lùm xùm ngoại giao dẫn đến việc ông ấy mất chức là do nói đến Trung Quốc (chứ không phải Nga hay Ukraina). CHÚNG TA CẦN NGA ĐỂ ĐỐI ĐẦU VỚI TRUNG QUỐC. Với từng ấy năm bà Merkel cầm quyền ở Đức có thể khẳng định góc nhìn của Schoenbach cũng trùng hợp với góc nhìn của Angela Merkel và còn nhiều chính trị gia khác nữa! Theo lý thuyết địa chính trị hiện đại mà chẳng hạn Kissinger hay Brzezinski là những chiến lược gia về địa chính trị sừng sỏ nhất của Mỹ và đều là dân Do Thái thì phải có một “trục” để kìm hãm, chống lại được với Trung Quốc – “trục” khác với “khối” ở chỗ nó có thể ở tản mát, chứ “khối” như NATO hay Varsawa khi xưa thì nằm chung một chỗ. “Trục” này chắc chắn phải có Nga, nếu không chả lấy gì ra mà làm đối trọng với Trung Quốc cả! Đức tuy rằng làm ăn rất nhiều với Trung Quốc nhưng đứng trước lựa chọn sinh tử lần này sẽ phải đứng về phía “trục”. Mỹ nên là một thành viên xứng đáng của “trục” này, nhưng vì nhiều lý do, lãnh đạo kém cỏi chẳng hạn, hay cái “tôi” quá cao mà không đứng về phe “trục” thì vai trò của Mỹ sẽ có Nhật thay vào. Israel chắc chắn đứng về phe “trục” này rồi nhưng sẽ khôn ngoan để tránh đối đầu với Trung Quốc (Do Thái khôn ranh lắm!), còn Anh vì sĩ diện và không muốn làm “cây vĩ cầm thứ hai” ở Tây Âu thì có thể rơi ra ngoài... Và về xung đột giữa Nga với Ukraina hôm nay nếu không nói tới yếu tố Trung Quốc tức là chả nói lên điều gì cả!
Sau khi clip 2 phút của Schönbach bị tung lên Twitter rồi Business Insider đăng tải chỉ trong mấy giờ một cơn bão cuồng nộ đổ xuống đầu vị phó đô đốc này. Tất cả các đảng phái chính trị ở Đức đòi ông từ chức, còn Ukraina triệu đại sức Đức tới dể phản đối phát biểu của ông. Và như một người Đức mẫu mực Schönbach nhanh chóng xin từ chức và được chấp thuận ngay. Nhưng chuyện đó không có nghĩa rằng ông đã phát biểu điều gì đó sai lầm, ngược lại đấy, ông ta không từ chối những điều mình đã nói ra dưới góc độ cá nhân mình. Đó mới thực sự đáng nể và bổ ích cho người quan sát như chúng ta...
Bonus: đại sứ Ukraina ở Đức tuyên bố là việc ra đi của phó đô đốc Schönbach “vẫn là chưa đủ để xin lỗi Ukraina”. Còn rất nhiều người dân Đức tỏ ra tiếc nuối cho người sĩ quan đã dám nói thẳng những điều mình nghĩ, và tiếc cho quân đội lại chịu ảnh hưởng của những tay chính trị gia nửa mùa.
Theo Nam Nguyễn
Ảnh:
Schönbach và cuộc nói chuyện với các đồng nghiệp Ấn Độ.
Schönbach và bà Bộ trưởng quốc phòng Đức.