- Biển số
- OF-82049
- Ngày cấp bằng
- 5/1/11
- Số km
- 1,703
- Động cơ
- 430,730 Mã lực
- Nơi ở
- Vỉa hè
- Website
- maithanhhaiddk.blogspot.com
Bao lần vào công tác Hà Tĩnh, đi qua Hà Tĩnh bằng cả QL1A và đường Hồ Chí Minh (HCM) nhưng mình mới qua thắp hương cho các O Đồng Lộc duy nhất 1 lần. Hôm 27-7 năm vừa rồi, chạy cả đêm trên đường HCM từ Hà Nội vào Quảng Trị thắp hương cho các liệt sĩ trong nghĩa trang Trường Sơn, dự định khi ra, sẽ qua Đồng Lộc thắp hương cho các O, nhưng khi ra, cũng chạy qua Hà Tĩnh ban đêm, lại vẫn không qua được, áy náy kinh khủng.
Nhớ đêm chạy hùng hục từ Hà Nội vào nghĩa trang Trường Sơn, đường HCM sương mù dày đặc, đêm đen kịt, 3 anh em vừa đi vừa khấn vong linh các bác các chú phù hộ cho cả bọn bình an. Có lẽ các liệt sĩ cũng thương bọn trẻ chúng mình hoài niệm, nên từ 6 giờ tối đến 5 giờ sáng, xe cứ chạy bon bon giữa mờ ảo sương khói, lặng lẽ hư vô núi rừng và đúng 6h30 sáng, chạm đến rừng cao su Cam Lộ, mặt trời tự dưng ló khỏi rặng cây, soi sáng 3 khuôn mặt chúng mình râu ria tua tủa, mắt thâm quầng mất ngủ, ôm vô lăng cả đêm.
Hôm chạy ra cũng lại đêm, qua Hà Tĩnh mình lại khấn "Đêm rồi, con không qua thắp hương cho các O được. Con xin các O lượng thứ và cuối năm sẽ vào". Các O thương mình, nhưng có lẽ cũng nhắc mình phải nhớ: Qua cầu Bến Thủy, tự dưng buồn ngủ và mệt kinh khủng, mấy anh em không thể cầm lái nổi, phải phi vào 1 nhà nghỉ ven đường nằm ngủ. Sáng sớm ngủ dậy lái xe ra khỏi gara khách sạn, thấy nặng như chì, nhảy xuống nhìn mới thấy bánh sau xẹp lép. Tóc tai dựng đứng: "Các O trách đấy, vì đã hứa sao không vào".
Lời hứa với các O cứ đeo đẳng mãi trong đầu mình từ hôm 27-7. Đầu năm mới được nghỉ 3 ngày, mình đưa ra ý kiến"Vào thắp hương các O Đồng Lộc", cả nhà hưởng ứng ngay. Đi vào các O, dĩ nhiên mình phải thành tâm lái xe rồi. Lạ thật, cái thằng mình chỉ lái loanh quanh Hà Nội, vậy mà cầm lái đi về cả nghìn km, xe cứ chạy băng băng, nhẹ tênh. Thường thì chở cả nhà loanh quanh, về quê, đi tý là gái chị đã trớ ầm ầm, làm "mồi" cho bà ngoại và gái mẹ, thế nhưng chuyến đi này, cả nhà khỏe như không, chẳng ai nôn trớ gì, mặc dù đi đường HCM, về theo QL1A, mình đánh võng như thường. Có lẽ do các O phù hộ...
Buổi sáng 02-01, rời khỏi khách sạn Phương Đông, đi thăm quê Bác Nam Đàn và về lại KS dọn đồ, check out qua cầu Bến Thủy vào Hà Tĩnh. Rẽ vào đền Ông Hoàng Mười (phía Hà Tĩnh) cho ông bà, vợ chồng thắp hương, lại gặp bác Công Thắng (Báo Lao động) cũng lái con xe Escape 2003 biển Sài Gòn, chở gấu mẹ và 2 nhóc tì lớn tướng vào đó thắp hương. Đứng nói chuyện 1 lát mới biết: Báo Lao động cũng tham gia quyên góp đúc chuông Đồng Lộc và buổi sáng nay, cả UBND tỉnh và các nhà tài trợ mới làm lễ xong.
Chia tay ở Đền Ông Hoàng Mười, chạy vào Cam Lộc, Gái chị - gái em ngồi ghế sau với ông bà ngủ ngon lành, gái mẹ ngồi trước với mình cũng thiu thiu ngủ. Đến Can Lộc, rẽ vào ngã ba, dừng lại mua 2 bó hoa cúc trắng và mâm hoa quả, hương thơm, cả nhà tỉnh dậy, lặng phắc nghe đĩa CD trong xe hát "Người con gái Sông La" thánh thót, nức nở...
Đàu giờ chiều ở ngã ba Đồng Lộc, người xe đông đúc dưới rì rào cây lá, nơi ngã ba xanh ngắt trùm lên những hố bom chết chóc thủa nào. Nghĩa trang các O nằm, những gương mặt già trẻ, quen lạ, thành thị nông thôn, giọng Nam tiếng Bắc chen nhau thành kính. Khói hương thơm nghi ngút, hoa trắng sáng cả ban thờ, gương lược nhấp nháy nắng trên mộ. Không ai nói, chỉ rì rầm và câm lặng. Không ai cười, chỉ mím chặt môi và đỏ hoe mắt.
Đến với các O, đứng lặng trước những ngôi mộ xếp theo đội hình điểm danh như các O vẫn làm mỗi buổi sáng khi còn sống, mới cảm nhận sự thiêng liêng và ngân mãi trong đầu câu hát: "Có những ngã ba đường không thể nào nhớ được. Nhưng có ngã ba đường không thể nào quên". Tất cả để thấm thía: Có những cái chết, để dành cho sự sống. Những người ngã xuống hôm qua, cho những người sống hôm nay hạnh phúc, yên lành...
Ở Đồng Lộc cả buổi chiều, cả nhà mình lang thang từng bãi cỏ, hố bom, vệ cỏ nơi các O đã từng sống - chiến đấu. Gái chị và Gái em tha hồ chạy nhảy, tròn mắt nhìn và luôn mồm hỏi khiến ba mẹ, ông bà giải thích mệt nghỉ. Chỉ giải thích và kể chuyện 1 lúc, 2 gái đã hiểu: Nơi đây đã từng là nơi không có sự sống bởi bom đạn. Nhưng nơi đây, đã có những người con gái rất trẻ đã bám đường ngày đêm và hy sinh khi còn 18-20, để cho đất nước thống nhất, yên bình. Để con gái được đến lớp, được học hành, được đi chơi, được ngủ ngon...
Gái chị lân khân đọc từng chú thích trên xe tải, máy ủi. Gái em lẩn mẩn đánh vần từng tên người đã nằm xuống trên bia tưởng niệm các Liệt sĩ TNXP toàn quốc.
Buổi chiều Đồng Lộc, đỗ xe nép bên vệ cỏ cho ông bà lên tượng đài các O thắp hương, ngồi nhìn Gái mẹ dẫn 2 gái con đi tìm hoa xấu hổ, chạm tay bắt ngủ, tự dưng thấy yên bình và thanh thản đến kỳ lạ. Khái niệm hòa bình - yên bình có thể rất mông lung, khó hiểu. Nhưng với mình, ở Đồng Lộc chỉ đơn giản là 3 gái ngồi trên miệng những hố bom ngày xưa, chí chóe sờ vào cành cây xấu hổ, cho mắt lá xoe tròn, ngượng nghịu khép lại; là cảnh 3 gái nghịch ngợm trèo lên mâm pháo, bánh xích cười giòn tan gọi nhau; là hơi ấm cả nhà tựa vai nhau, cùng nhìn gái em búa xua chơi iPad, đằng sau là những vỏ bom chết chóc; là chập chững gái em tựa lưng vào đuôi quả bom từ trường, cắn quả táo xanh ngon lành; là phút 3 gái chơi đùa, xếp hàng và hướng mắt lên nền trời xanh thẳm, vi vút mây trắng...
Đơn giản vậy, nhưng đó là bình yên và bình yên phải đổi bằng máu của những người đi trước, những người nằm xuống. Đó cũng là 1 khái niệm về đất nước, về Tổ quốc mà nhà mình muốn 2 gái xinh cảm nhận được. Cảm nhận để yêu từng sải nước, từng thước đất, từng sợi mây của đất nước...
3 gái xinh giữa đất trời Đồng Lộc.
Gái em mới 5 tuổi nên chỉ biết bi bô đọc số trên bia tưởng niệm Liệt sĩ TNXP
Mải mê ăn táo giữa vùng bom rơi đạn nổ ngày xưa
Gái mẹ và gái em chơi trò "cây xấu hố" bên hố bom Đồng Lộc
Đỗ xe ven đường để Gái mẹ buộc tóc cho gái em
Chí chóe chơi iPad. Gái mẹ còn định... giành trò chơi của Gái em nữa đấy
Buổi chiều yên bình nơi Đồng Lộc
Cả 3 Gái đều rất khoái tha thẩn bãi cỏ tìm cây xấu hổ
2 gái làm pháo thủ
Làm dáng trên bánh xích
Gái chị tha thẩn đọc bảng chỉ dẫn trên hiện vật lịch sử
Tất nhiên không quên gị ba vào chụp ảnh
2 gái đang đồng thanh hát "Trời mô xanh bằng trời Can Lộc" (mới học theo đĩa CD trên xe)
Gái chị lăn lê bò toài trên những vỏ bom
Hình ảnh cả nhà buổi chiều Đồng Lộc đây
(Nguồn: Mai Thanh Hải Blog)
Nhớ đêm chạy hùng hục từ Hà Nội vào nghĩa trang Trường Sơn, đường HCM sương mù dày đặc, đêm đen kịt, 3 anh em vừa đi vừa khấn vong linh các bác các chú phù hộ cho cả bọn bình an. Có lẽ các liệt sĩ cũng thương bọn trẻ chúng mình hoài niệm, nên từ 6 giờ tối đến 5 giờ sáng, xe cứ chạy bon bon giữa mờ ảo sương khói, lặng lẽ hư vô núi rừng và đúng 6h30 sáng, chạm đến rừng cao su Cam Lộ, mặt trời tự dưng ló khỏi rặng cây, soi sáng 3 khuôn mặt chúng mình râu ria tua tủa, mắt thâm quầng mất ngủ, ôm vô lăng cả đêm.
Hôm chạy ra cũng lại đêm, qua Hà Tĩnh mình lại khấn "Đêm rồi, con không qua thắp hương cho các O được. Con xin các O lượng thứ và cuối năm sẽ vào". Các O thương mình, nhưng có lẽ cũng nhắc mình phải nhớ: Qua cầu Bến Thủy, tự dưng buồn ngủ và mệt kinh khủng, mấy anh em không thể cầm lái nổi, phải phi vào 1 nhà nghỉ ven đường nằm ngủ. Sáng sớm ngủ dậy lái xe ra khỏi gara khách sạn, thấy nặng như chì, nhảy xuống nhìn mới thấy bánh sau xẹp lép. Tóc tai dựng đứng: "Các O trách đấy, vì đã hứa sao không vào".
Lời hứa với các O cứ đeo đẳng mãi trong đầu mình từ hôm 27-7. Đầu năm mới được nghỉ 3 ngày, mình đưa ra ý kiến"Vào thắp hương các O Đồng Lộc", cả nhà hưởng ứng ngay. Đi vào các O, dĩ nhiên mình phải thành tâm lái xe rồi. Lạ thật, cái thằng mình chỉ lái loanh quanh Hà Nội, vậy mà cầm lái đi về cả nghìn km, xe cứ chạy băng băng, nhẹ tênh. Thường thì chở cả nhà loanh quanh, về quê, đi tý là gái chị đã trớ ầm ầm, làm "mồi" cho bà ngoại và gái mẹ, thế nhưng chuyến đi này, cả nhà khỏe như không, chẳng ai nôn trớ gì, mặc dù đi đường HCM, về theo QL1A, mình đánh võng như thường. Có lẽ do các O phù hộ...
Buổi sáng 02-01, rời khỏi khách sạn Phương Đông, đi thăm quê Bác Nam Đàn và về lại KS dọn đồ, check out qua cầu Bến Thủy vào Hà Tĩnh. Rẽ vào đền Ông Hoàng Mười (phía Hà Tĩnh) cho ông bà, vợ chồng thắp hương, lại gặp bác Công Thắng (Báo Lao động) cũng lái con xe Escape 2003 biển Sài Gòn, chở gấu mẹ và 2 nhóc tì lớn tướng vào đó thắp hương. Đứng nói chuyện 1 lát mới biết: Báo Lao động cũng tham gia quyên góp đúc chuông Đồng Lộc và buổi sáng nay, cả UBND tỉnh và các nhà tài trợ mới làm lễ xong.
Chia tay ở Đền Ông Hoàng Mười, chạy vào Cam Lộc, Gái chị - gái em ngồi ghế sau với ông bà ngủ ngon lành, gái mẹ ngồi trước với mình cũng thiu thiu ngủ. Đến Can Lộc, rẽ vào ngã ba, dừng lại mua 2 bó hoa cúc trắng và mâm hoa quả, hương thơm, cả nhà tỉnh dậy, lặng phắc nghe đĩa CD trong xe hát "Người con gái Sông La" thánh thót, nức nở...
Đàu giờ chiều ở ngã ba Đồng Lộc, người xe đông đúc dưới rì rào cây lá, nơi ngã ba xanh ngắt trùm lên những hố bom chết chóc thủa nào. Nghĩa trang các O nằm, những gương mặt già trẻ, quen lạ, thành thị nông thôn, giọng Nam tiếng Bắc chen nhau thành kính. Khói hương thơm nghi ngút, hoa trắng sáng cả ban thờ, gương lược nhấp nháy nắng trên mộ. Không ai nói, chỉ rì rầm và câm lặng. Không ai cười, chỉ mím chặt môi và đỏ hoe mắt.
Đến với các O, đứng lặng trước những ngôi mộ xếp theo đội hình điểm danh như các O vẫn làm mỗi buổi sáng khi còn sống, mới cảm nhận sự thiêng liêng và ngân mãi trong đầu câu hát: "Có những ngã ba đường không thể nào nhớ được. Nhưng có ngã ba đường không thể nào quên". Tất cả để thấm thía: Có những cái chết, để dành cho sự sống. Những người ngã xuống hôm qua, cho những người sống hôm nay hạnh phúc, yên lành...
Ở Đồng Lộc cả buổi chiều, cả nhà mình lang thang từng bãi cỏ, hố bom, vệ cỏ nơi các O đã từng sống - chiến đấu. Gái chị và Gái em tha hồ chạy nhảy, tròn mắt nhìn và luôn mồm hỏi khiến ba mẹ, ông bà giải thích mệt nghỉ. Chỉ giải thích và kể chuyện 1 lúc, 2 gái đã hiểu: Nơi đây đã từng là nơi không có sự sống bởi bom đạn. Nhưng nơi đây, đã có những người con gái rất trẻ đã bám đường ngày đêm và hy sinh khi còn 18-20, để cho đất nước thống nhất, yên bình. Để con gái được đến lớp, được học hành, được đi chơi, được ngủ ngon...
Gái chị lân khân đọc từng chú thích trên xe tải, máy ủi. Gái em lẩn mẩn đánh vần từng tên người đã nằm xuống trên bia tưởng niệm các Liệt sĩ TNXP toàn quốc.
Buổi chiều Đồng Lộc, đỗ xe nép bên vệ cỏ cho ông bà lên tượng đài các O thắp hương, ngồi nhìn Gái mẹ dẫn 2 gái con đi tìm hoa xấu hổ, chạm tay bắt ngủ, tự dưng thấy yên bình và thanh thản đến kỳ lạ. Khái niệm hòa bình - yên bình có thể rất mông lung, khó hiểu. Nhưng với mình, ở Đồng Lộc chỉ đơn giản là 3 gái ngồi trên miệng những hố bom ngày xưa, chí chóe sờ vào cành cây xấu hổ, cho mắt lá xoe tròn, ngượng nghịu khép lại; là cảnh 3 gái nghịch ngợm trèo lên mâm pháo, bánh xích cười giòn tan gọi nhau; là hơi ấm cả nhà tựa vai nhau, cùng nhìn gái em búa xua chơi iPad, đằng sau là những vỏ bom chết chóc; là chập chững gái em tựa lưng vào đuôi quả bom từ trường, cắn quả táo xanh ngon lành; là phút 3 gái chơi đùa, xếp hàng và hướng mắt lên nền trời xanh thẳm, vi vút mây trắng...
Đơn giản vậy, nhưng đó là bình yên và bình yên phải đổi bằng máu của những người đi trước, những người nằm xuống. Đó cũng là 1 khái niệm về đất nước, về Tổ quốc mà nhà mình muốn 2 gái xinh cảm nhận được. Cảm nhận để yêu từng sải nước, từng thước đất, từng sợi mây của đất nước...
3 gái xinh giữa đất trời Đồng Lộc.
Gái em mới 5 tuổi nên chỉ biết bi bô đọc số trên bia tưởng niệm Liệt sĩ TNXP
Mải mê ăn táo giữa vùng bom rơi đạn nổ ngày xưa
Gái mẹ và gái em chơi trò "cây xấu hố" bên hố bom Đồng Lộc
Đỗ xe ven đường để Gái mẹ buộc tóc cho gái em
Chí chóe chơi iPad. Gái mẹ còn định... giành trò chơi của Gái em nữa đấy
Buổi chiều yên bình nơi Đồng Lộc
Cả 3 Gái đều rất khoái tha thẩn bãi cỏ tìm cây xấu hổ
2 gái làm pháo thủ
Làm dáng trên bánh xích
Gái chị tha thẩn đọc bảng chỉ dẫn trên hiện vật lịch sử
Tất nhiên không quên gị ba vào chụp ảnh
2 gái đang đồng thanh hát "Trời mô xanh bằng trời Can Lộc" (mới học theo đĩa CD trên xe)
Gái chị lăn lê bò toài trên những vỏ bom
Hình ảnh cả nhà buổi chiều Đồng Lộc đây
(Nguồn: Mai Thanh Hải Blog)