- Biển số
- OF-780578
- Ngày cấp bằng
- 15/6/21
- Số km
- 104
- Động cơ
- 33,859 Mã lực
Em trích lược từ bài báo của nước ngoài.
" Hiến pháp Mỹ không cho phép các tiểu bang quyền ly khai, nhưng nếu dân chúng và Quốc Hội California tuyên bố ly khai thì tình hình sẽ ra sao?
Khả năng bạo lực, hay thậm chí là chiến tranh chính quy, là câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất khi đặt ra giả thiết điều gì sẽ xảy ra nếu California muốn ly khai.
Một cuộc nội chiến nữa ở Mỹ có lẽ là không có khả năng. Liệu nước Mỹ có dùng vũ lực để ngăn cản California tách ra hay không tùy thuộc phần lớn vào ai đang lãn h đạ o đất nước vào thời điểm đó, và người đó sẽ cảm thấy như thế nào về việc ly khai.
Một tổng thống phe Cộng hòa có thể nói rằng 'Thế là rảnh nợ', trong khi phe Dân chủ có thể nói rằng 'chúng ta phải giữ California, nếu không chúng ta sẽ bị gạt ra lề mãi mãi.
Tuy nhiên không ai nghĩ các tướng lĩnh ở Lầu Năm Góc sẽ tuân lệnh của chính phủ, dùng vũ lực chiếm đóng California.
Trong liên bang thì California là tiểu bang lớn nhất tính về dân số, và sự ra đi của bang này sẽ thay đổi cơ bản bàn cờ chính trị ở Mỹ.
Cán cân quyền lực ở Quốc hội sẽ nghiêng về phía sự kiểm soát hoàn toàn của Đảng Cộng hòa.
Trong khi đó, nếu không còn số phiếu cử tri đoàn của California, sẽ không còn mấy hy vọng về việc nước Mỹ sẽ có một tổng thống nữa của Đảng Dân chủ trong tương lai gần.
Về mặt chính trị, điều này sẽ đặt Đảng Dân chủ trong một hố sâu thăm thẳm.
Tuy nhiên, cho dù chính trị Mỹ có thay đổi như thế nào đi nữa thì việc mất đi bang California sẽ dẫn đến một cú giáng kinh tế nghiêm trọng cho quốc gia mới vừa bị thu nhỏ lại.
California là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới - lớn hơn cả toàn bộ nước Anh - với tổng sản phẩm đạt 2.700 tỷ đô la trong năm 2017.
Bang này cũng đóng góp số tiền thu thuế cho chính phủ liên bang Mỹ nhiều hơn bất cứ tiểu bang nào khác, giúp trợ cấp cho 'toàn bộ các tiểu bang Cộng hòa khác.
Một nước Mỹ bị chia rẽ sẽ mất vị thế quốc tế và sẽ trở nên gắn chặt hơn với các đồng minh, và một số tình bạn lâu đời sẽ bị thử thách.
Mặt khác, quốc gia mới California sẽ trở thành một đồng minh mới hấp dẫn đối với những nước có khuynh hướng cấp tiến khác.
Tuy nhiên, sự ly khai của California có thể tiếp sức cho những ý tưởng ly khai tương tự ở những tiểu bang khác của nước Mỹ.
Các tiểu bang khác như Texas, Florida, New York- nhiều bang trong số này có năng lực kinh tế và quy mô dân số đủ để tự mình trở thành quốc gia nhỏ - có thể thấy không còn động lực ở lại trong liên bang nữa.
Nói cách khác, sự ly khai của California có thể là điểm khởi đầu của sự cáo chung của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ mà chúng ta biết đến từ lâu nay."
" Hiến pháp Mỹ không cho phép các tiểu bang quyền ly khai, nhưng nếu dân chúng và Quốc Hội California tuyên bố ly khai thì tình hình sẽ ra sao?
Khả năng bạo lực, hay thậm chí là chiến tranh chính quy, là câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất khi đặt ra giả thiết điều gì sẽ xảy ra nếu California muốn ly khai.
Một cuộc nội chiến nữa ở Mỹ có lẽ là không có khả năng. Liệu nước Mỹ có dùng vũ lực để ngăn cản California tách ra hay không tùy thuộc phần lớn vào ai đang lãn h đạ o đất nước vào thời điểm đó, và người đó sẽ cảm thấy như thế nào về việc ly khai.
Một tổng thống phe Cộng hòa có thể nói rằng 'Thế là rảnh nợ', trong khi phe Dân chủ có thể nói rằng 'chúng ta phải giữ California, nếu không chúng ta sẽ bị gạt ra lề mãi mãi.
Tuy nhiên không ai nghĩ các tướng lĩnh ở Lầu Năm Góc sẽ tuân lệnh của chính phủ, dùng vũ lực chiếm đóng California.
Trong liên bang thì California là tiểu bang lớn nhất tính về dân số, và sự ra đi của bang này sẽ thay đổi cơ bản bàn cờ chính trị ở Mỹ.
Cán cân quyền lực ở Quốc hội sẽ nghiêng về phía sự kiểm soát hoàn toàn của Đảng Cộng hòa.
Trong khi đó, nếu không còn số phiếu cử tri đoàn của California, sẽ không còn mấy hy vọng về việc nước Mỹ sẽ có một tổng thống nữa của Đảng Dân chủ trong tương lai gần.
Về mặt chính trị, điều này sẽ đặt Đảng Dân chủ trong một hố sâu thăm thẳm.
Tuy nhiên, cho dù chính trị Mỹ có thay đổi như thế nào đi nữa thì việc mất đi bang California sẽ dẫn đến một cú giáng kinh tế nghiêm trọng cho quốc gia mới vừa bị thu nhỏ lại.
California là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới - lớn hơn cả toàn bộ nước Anh - với tổng sản phẩm đạt 2.700 tỷ đô la trong năm 2017.
Bang này cũng đóng góp số tiền thu thuế cho chính phủ liên bang Mỹ nhiều hơn bất cứ tiểu bang nào khác, giúp trợ cấp cho 'toàn bộ các tiểu bang Cộng hòa khác.
Một nước Mỹ bị chia rẽ sẽ mất vị thế quốc tế và sẽ trở nên gắn chặt hơn với các đồng minh, và một số tình bạn lâu đời sẽ bị thử thách.
Mặt khác, quốc gia mới California sẽ trở thành một đồng minh mới hấp dẫn đối với những nước có khuynh hướng cấp tiến khác.
Tuy nhiên, sự ly khai của California có thể tiếp sức cho những ý tưởng ly khai tương tự ở những tiểu bang khác của nước Mỹ.
Các tiểu bang khác như Texas, Florida, New York- nhiều bang trong số này có năng lực kinh tế và quy mô dân số đủ để tự mình trở thành quốc gia nhỏ - có thể thấy không còn động lực ở lại trong liên bang nữa.
Nói cách khác, sự ly khai của California có thể là điểm khởi đầu của sự cáo chung của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ mà chúng ta biết đến từ lâu nay."
Chỉnh sửa cuối: