[Funland] Nếu các ngân hàng trung quốc vỡ nợ ==> ảnh hưởng gì tới VN

grapoto

Xe hơi
Biển số
OF-610772
Ngày cấp bằng
20/1/19
Số km
143
Động cơ
121,581 Mã lực
Tuổi
37

Theo các cụ nếu trung quốc vỡ nợ ==> khủng hoảng kinh tế thì tác động tới việt nam những mặt gì ?
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
4,771
Động cơ
336,629 Mã lực
Điều đó không thể xảy ra nên không phải lo !
 

grapoto

Xe hơi
Biển số
OF-610772
Ngày cấp bằng
20/1/19
Số km
143
Động cơ
121,581 Mã lực
Tuổi
37
Điều đó không thể xảy ra nên không phải lo !
khôg gì là không thể xảy ra
đến ngân hàng lemon brother còn có thể phá sản mà
https://bnews.vn/nam-2020-the-gioi-se-doi-mat-voi-sieu-khung-hoang-kinh-te/97120.html
http://nghiencuuquocte.org/2019/01/21/khung-hoang-tai-chinh-trung-quoc-bat-dau/




Nền kinh tế toàn cầu đang nhen nhóm một cuộc Đại khủng hoảng và suy thoái với những dấu hiệu ngày càng rõ rệt. Khủng hoảng tài chính là một thành phần tất yếu của nền kinh tế trong bất kỳ giai đoạn nào. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, dù muốn dù không thì chúng ta cũng phải đối mặt với khủng hoảng, không sớm thì muộn. Trước mỗi cơn bão luôn có những dấu hiệu nhận biết, vấn đề là chúng ta cần những phân tích, đánh giá và dự báo chuẩn xác để hạn chế tối đa tổn thất và tìm kiếm cơ hội ngay trong tâm bão.
Bài đầu tiên trong chuỗi bài viết “Khủng hoảng kinh tế thế giới, phân tích và nhận định”, chúng ta sẽ nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất là khủng hoảng 2007 - 2009 xuất phát từ Hoa Kỳ và sau đó lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái ở nhiều nước trên thế giới.


Nguyên nhân
Sau sự bùng nổ của bong bóng công nghệ và suy thoái kinh tế vào đầu những năm 2000, Cục Dự trữ Liên bang Fed đã giữ lãi suất ngắn hạn ở mức thấp trong một thời gian dài. Điều này trùng hợp với tình trạng tiết kiệm toàn cầu, khi các nước đang phát triển và các quốc gia sản xuất hàng hóa tích lũy dự trữ tài chính lớn. Khi những khoản tiết kiệm vượt mức này được đầu tư, lãi suất toàn cầu đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Thất vọng với lợi nhuận thấp, các nhà đầu tư bắt đầu chấp nhận rủi ro nhiều hơn bằng cách tìm kiếm lợi nhuận cao hơn tại bất cứ kênh đầu tư nào họ có thể tìm thấy. Trong vài năm, thị trường tài chính toàn cầu bước vào giai đoạn được gọi là "Great Modulation - Điều tiết lớn".
Tại Hoa Kỳ, Great Modulation trùng hợp với sự bùng nổ nhà ở, khi giá cả tăng vọt (đặc biệt là bên bờ biển và tại các thành phố như Phoenix và Las Vegas). Giá nhà tăng dẫn đến đầu cơ bất động sản tràn lan, và cũng thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng quá mức khi mọi người bắt đầu xem nhà của họ như một con *** đất mà họ có thể trích tiền mặt để tiêu dùng tùy ý. Khi giá nhà tăng vọt và nhiều chủ nhà nới rộng thời hạn thanh toán khoản vay thế chấp, khả năng sụp đổ tăng lên. Tuy nhiên, mức độ rủi ro thực sự đã bị che giấu vì rất nhiều khoản thế chấp đã được chứng khoán hóa và xếp hạng AAA.
Sau cùng, giá nhà đất sụp đổ
Khi niềm tin rằng giá nhà không giảm là không chính xác, giá chứng khoán được thế chấp giảm mạnh, gây ra tổn thất lớn cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Những tổn thất này nhanh chóng lan sang các loại tài sản khác, thúc đẩy cuộc khủng hoảng niềm tin của nhiều ngân hàng lớn nhất thế giới. Các sự kiện đã đạt đến đỉnh điểm với sự phá sản của Lehman Brothers vào tháng 9 năm 2008, dẫn đến tình trạng đóng băng tín dụng đã đưa hệ thống tài chính toàn cầu đến bờ vực sụp đổ hoàn toàn.







Các hành động khẩn cấp chưa từng có của ngân hàng trung ương kết hợp với kích thích tài khóa (đáng chú ý là ở Mỹ và Trung Quốc) đã giúp giảm bớt một số sự hoảng loạn trên thị trường, nhưng vào cuối năm 2009, có tin đồn rằng Citigroup Inc., Bank of America Corp (NYSE:BAC) và các ngân hàng lớn khác sẽ phải được quốc hữu hóa để nền kinh tế toàn cầu tồn tại. May mắn thay, các hành động can thiệp của các chính phủ trên khắp thế giới cuối cùng đã giúp tránh sự sụp đổ tài chính, nhưng việc đóng băng tín dụng đã buộc nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.Cuộc khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế đi kèm gây ra biến động chưa từng có trên thị trường tài chính. Cổ phiếu giảm hơn một nửa từ mức cao vào tháng 10 năm 2007 đến mức thấp vào tháng 3 năm 2009, (S & P 500 đã giảm 57,8% từ mức cao nhất trong ngày là 1.576,1 vào ngày 11 tháng 10 năm 2007 xuống mức thấp 666,8 vào ngày 6 tháng 3 năm 2009). Thị trường thu nhập cố định cũng cho thấy sự biến động chưa từng thấy, với thị trường trái phiếu doanh nghiệp dự báo phá sản ở một mức độ chưa từng thấy kể từ cuộc Đại khủng hoảng. Giá dầu giảm hơn hai phần ba.
Quá trình khắc phục hậu quả lâu dài
Các nhà đầu tư và người tiêu dùng phải sống với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính trong nhiều năm sau đó. Nhiều nước phát triển cũng phải gánh chịu sự suy giảm đáng kể vị thế tài chính của họ. Các hành động của chính phủ đã giúp ngăn chặn kết quả tồi tệ nhất nhưng cuộc khủng hoảng tín dụng, thâm hụt ngân sách lớn là một vấn đề phải mất nhiều năm để giải quyết hậu quả.
Bài học
Cuối cùng thì các nhà đầu tư đã trải qua giai đoạn thị trường đầy biến động và đáng sợ nhất trong cuộc đời họ. Những bài học tích cực có thể học được từ cuộc khủng hoảng, như tầm quan trọng của đa dạng hóa và phân tích độc lập, nhưng cũng có những hiệu ứng về cảm xúc phải được xem xét. Cụ thể, các nhà đầu tư phải nhớ rằng các sự kiện của cuộc khủng hoảng là bất thường và khó lặp đi lặp lại; trong khi sự tham lam hoặc sợ hãi quá mức trong thị trường tài chính là không phù hợp. Các nhà đầu tư có thể kết hợp các bài học của cuộc khủng hoảng mà không bị cảm xúc ảnh hưởng quá mức sẽ định vị tốt nhất cho việc đầu tư thành công trong tương lai.
 

cuongnvc

Xe máy
Biển số
OF-584745
Ngày cấp bằng
13/8/18
Số km
86
Động cơ
137,576 Mã lực
Nó vỡ nợ liệu mình có bùng đc nợ nó không nhỉ các cụ??
 

grapoto

Xe hơi
Biển số
OF-610772
Ngày cấp bằng
20/1/19
Số km
143
Động cơ
121,581 Mã lực
Tuổi
37
Một lần nữa, các nhà đầu tư thế giới đang hướng ánh mắt lo lắng về phía Trung Quốc. Và họ có lý do để làm điều đó. Tăng trưởng kinh tế trong quý thứ ba đã giảm xuống còn 6,5%, tốc độ chậm nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Lần đầu tiên số lượng tiêu thụ xe hơi đã giảm trong hơn hai thập niên. Thông báo của Apple vào đầu tháng 1 rằng doanh số iPhone tại Trung Quốc đang chùng xuống đã cảnh báo thế giới về việc một Trung Quốc đang trì trệ sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu và lợi nhuận của các công ty. Nhưng người Trung Quốc đã nhận thấy điều đó một thời gian trước. Ngay cả sau một đợt tăng giá gần đây, thị trường chứng khoán Thượng Hải vẫn sụt giảm hơn một phần tư so với mức đỉnh năm 2018. Triển vọng cũng không sáng sủa hơn. Thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang bắt đầu gây tổn thương cho các nhà máy của nước này. Một sự sụt giảm mạnh và bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu tháng 12 cho thấy nền kinh tế đang giảm tốc mạnh như thế nào. Điều đó đã khiến Bắc Kinh phải xuống nước và đàm phán với Washington để xoa dịu cuộc xung đột.

Một thỏa thuận thương mại, nếu xảy ra, có thể làm dịu lo lắng cho các nhà đầu tư, và thậm chí có thể giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, ít nhất là tạm thời. Nhưng nó sẽ không giúp chấm dứt các tai ương của Trung Quốc. Mặc dù thuế quan là một mối lo lớn, nhưng các vấn đề thực sự lại ăn sâu hơn, tồn tại chính trong cấu trúc tài chính của Trung Quốc.

Điều ít người chú ý là Trung Quốc thực tế đã lâm vào khủng hoảng. Không, đó không phải là kiểu sụp đổ sống còn mà Hoa Kỳ đã chứng kiến trong năm 2008 hay cuộc khủng hoảng dữ dội, đáng kinh ngạc mà các con hổ kinh tế châu Á đã trải qua vào năm 1997. Tuy nhiên, đó là một cuộc khủng hoảng, với các ngân hàng đầm đìa nợ xấu, các công ty phá sản, và nhà nước phải ra tay giải cứu. Do Trung Quốc gọi mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước của mình là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”, nên chúng ta hãy cứ gọi đây là một cuộc “khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc”.

Cuộc khủng hoảng này không chỉ đơn thuần là về tốc độ tăng trưởng hiện tại chậm lại. Nó đã diễn ra trong một thời gian và nếu xét các triệu chứng thì nó cũng sẽ không sớm biến mất. Cách cuộc khủng hoảng được (hoặc không được) giải quyết sẽ có tác động sâu rộng lớn hơn nhiều so với việc một vài quý có tốc độ tăng trưởng thấp. Cuộc khủng hoảng này là về tương lai kinh tế của Trung Quốc và liệu nước này có thể quản lý được quá trình chuyển đổi cơ cấu cần thiết để đưa nền kinh tế bước vào hàng ngũ những nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới hay không. Và nó cũng sẽ xác định liệu Trung Quốc có thể trở thành một trụ cột tăng trưởng toàn cầu hay là một mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính thế giới.

Nhìn bề ngoài, ý kiến cho rằng Trung Quốc đang gặp khủng hoảng nghe có vẻ vô lý. Tăng trưởng đã giảm dần nhưng vẫn tương đối cao nếu bạn tin vào số liệu của chính phủ. Các ngân hàng và công ty chưa rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trên quy mô lớn. Đồng nhân dân tệ thậm chí đã có dấu hiệu tăng giá trở lại trong những ngày gần đây. Dù sự lo lắng về tình trạng của nền kinh tế đã gia tăng khiến người tiêu dùng Trung Quốc giảm chi tiêu, nhưng tâm trạng ở Trung Quốc vẫn chưa biến thành sự u ám điển hình của các cuộc khủng hoảng tài chính.

Vậy thì sao lại khủng hoảng? Khủng hoảng kiểu gì?

Thật vậy, Trung Quốc có thể không bao giờ phải chịu đựng nỗi hoảng loạn kinh hoàng như ở Phố Wall năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc không diễn ra giống như hầu hết các các cuộc khủng hoảng tài chính khác. Thay vì là một vụ nổ bất ngờ phá hủy các ngân hàng và công ăn việc làm, phiên bản khủng hoảng Trung Quốc sẽ kéo dài, diễn ra chậm đến mức khó có thể nhận thấy. Nhưng cuối cùng, phí tổn và hệ quả sẽ tương tự như – và thậm chí còn tồi tệ hơn – cả các cuộc khủng hoảng truyền thống mà chúng ta từng chứng kiến.

Một vài năm trước, một số nhà quan sát Trung Quốc (trong đó có tôi) dự đoán nền kinh tế nước này có thể sụp đổ theo kiểu tương tự như năm 2008. Tất cả các đèn cảnh báo cho thảm họa đã nhấp nháy màu đỏ: bong bóng nhà đất, công suất dư thừa trong các ngành công nghiệp từ thép đến sản xuất tấm pin mặt trời, và đáng lo ngại nhất là sự tích tụ nợ ở mức khổng lồ. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổng số nợ so với sản lượng quốc gia đã tăng lên tới mức 253% vào giữa năm 2018, từ mức chỉ 140% một thập niên trước đó. Không nền kinh tế mới nổi nào kể từ những năm 1990 trải qua một quá trình tăng nợ quá mức như vậy mà lại thoát khỏi được một thảm họa tài chính. Trung Quốc sẽ phải thách thức lịch sử nếu muốn tránh được một thảm họa nợ nần.

Chúng ta đã theo dõi và chờ đợi một “khoảnh khắc Lehman Brothers” ở Trung Quốc – và cứ thế chờ đợi thêm. Nó không bao giờ xảy đến. Một số nhà phân tích đã nhận ra rằng nó sẽ không bao giờ xảy ra bởi thực sự Trung Quốc đã lớn tới mức không thể đổ vỡ (too big too fail). Lập luận mới cho rằng chính phủ Trung Quốc có rất nhiều đòn bẩy trong việc kiểm soát các ngân hàng, các tập đoàn lớn và dòng vốn, họ có thể ngăn chặn khủng hoảng theo cách mà một nền kinh tế tự do hơn không thể ngăn chặn. Siêu cường này đã thể hiện điều đó vào năm 2015 sau khi một bong bóng thị trường chứng khoán nổ tung, đi kèm cùng việc quản lý cho vay yếu kém và sự bất lực của bộ máy quan liêu. Tiền chảy ra khỏi đất nước khi đồng nhân dân tệ loạng choạng. Những gì có thể đã khiến các thị trường mới nổi khác sụp đổ đã được giải quyết chỉ bằng một ngày làm việc của các quan chức đầy quyền lực của Trung Quốc. Chính phủ đã tổ chức một gói cứu trợ chứng khoán và kiểm soát dòng vốn. Cuộc khủng hoảng được ngăn chặn.

Cách tiếp cận đó đại diện cho chiến lược tổng thể của Bắc Kinh về vấn đề nợ. Chính phủ – vốn bị ám ảnh về sự ổn định xã hội – không cho phép trái bom phát nổ. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc vẫn đang gây ra thiệt hại cho nền kinh tế như bao cuộc khủng hoảng khác.

Như trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nợ nào khác, sức khỏe của các ngân hàng Trung Quốc đang bị xói mòn một cách nguy hiểm. Mặc dù tỉ lệ nợ xấu đạt mức cao nhất trong một thập niên vào cuối năm 2018, nhưng chúng vẫn ở mức dưới 2% tổng dư nợ theo số liệu chính phủ. Hầu như không ai tin vào thống kê này. Charlene Chu, một giám đốc cao cấp của công ty Autonomous Research và là một trong các chuyên gia hàng đầu về rủi ro tín dụng tại Trung Quốc, ước tính rằng mức nợ xấu phải lên tới 24% tổng tín dụng, trị giá khoảng 8,5 nghìn tỷ đô la. Điều đó nghe có vẻ thái quá, nhưng trong cuộc khủng hoảng năm 1997, các khoản nợ xấu ở Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan đã lên tới một phần ba tổng số các khoản vay.

Như thường thấy trong các cuộc khủng hoảng, mức độ thực sự của nợ xấu và thiệt hại có lẽ cao hơn mức mà người ta có thể dự đoán. Trong một nghiên cứu vào tháng 10, S&P Global Ratings lưu ý rằng số nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc vẫn còn là một bí ẩn, vì rất nhiều trong số đó được đưa ra ngoài bảng cân đối kế toán. Khoản nợ ngầm đó có thể gấp nhiều lần con số được tiết lộ công khai. S&P gọi nó là “phần nổi của một tảng băng rủi ro tín dụng khổng lồ”. Các chính quyền địa phương thường tìm cách chi tiêu vào cơ sở hạ tầng để kích thích tăng trưởng, nhưng với một núi nợ, vai trò đó đang đạt đến mức giới hạn.

Trung Quốc cũng đang đối phó với một đặc điểm khác của một cuộc khủng hoảng tài chính: dòng vốn chảy ra ngoài. Nhờ sự kiểm soát chặt chẽ, dòng tiền không thể tháo chạy nhanh như nó có thể dưới một chế độ ít mang tính kiểm soát hơn. Nhưng dù sao dòng tiền cũng sẽ chảy ra nước ngoài. Người Trung Quốc đã đứng đầu danh sách người nước ngoài mua nhà đất ở Hoa Kỳ trong sáu năm liên tiếp, theo Hiệp hội Bất động sản Quốc gia. Trong 12 tháng tính đến hết tháng 3 vừa qua, họ đã mua hơn 30 tỷ đô la giá trị nhà đất ở Mỹ. Người Canada chỉ mua một phần ba mức đó; còn người Anh và người Ấn Độ chỉ mua bằng một phần tư.

Về lý thuyết, cuộc khủng hoảng tài chính theo kiểu Trung Quốc có những “lợi thế” nhất định so với các loại khủng hoảng thông thường. Bằng cách duy trì tăng trưởng và việc làm, Bắc Kinh có thêm thời gian để sửa chữa hệ thống. Các nhà quản lý đang cố gắng dọn dẹp một số vấn đề: Các công ty phá sản đã tăng mạnh vào năm ngoái. Nhưng trong thực tế, chính phủ đang khiến cuộc khủng hoảng kéo dài bằng cách dọn dẹp rác tài chính quá chậm. Những điều cần làm có lẽ là phải đại tu quy mô lớn các doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh kém hiệu quả. Nhưng thậm chí tệ hơn, các nhà hoạch định chính sách đang tiếp tục đổ thêm vào đống rác đó. Họ vẫn cố tìm cách đạt được các mục tiêu tăng trưởng vốn không thể đạt được nếu không bơm thêm tín dụng. Trung Quốc là một kẻ nghiện nợ, và giống như bất kỳ con nghiện nào, họ cần thêm liều tín dụng để tiếp tục phát triển. Khi các liều cứu trợ ngắn hạn đó mất đi, nền kinh tế lại bắt đầu chậm lại. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại bị lung lay, mất quyết tâm xử lý nợ và lại chích thêm một liều tín dụng mới.

Họ lại đang thử lại cách đó. Phần lớn tăng trưởng chậm lại gần đây là do những nỗ lực của chính phủ nhằm hạn chế nợ. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách, như thường lệ, lại đang mở van tín dụng trở lại. Hồi đầu tháng Một, ngân hàng trung ương đã giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc, cho phép các ngân hàng cho vay nhiều hơn. Chắc chắn điều này sẽ tạo ra thêm nhiều nợ xấu. Theo Dinny McMahon, tác giả cuốn sách “China’s Great Great Wall of Debt”, thêm nhiều khoản nợ được tạo ra và các khoản nợ đó được sử dụng để tạo ra tất cả những thứ gây nên vấn đề suốt thập niên qua.

Theo nghĩa đó, chính phủ đang khiến cho cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn một cuộc khủng hoảng tài chính tiêu chuẩn. Những khoảnh khắc Lehman có thể đáng sợ, nhưng chúng cũng mang tính thanh lọc, một cơ hội cho thị trường đào thải những thực thể yếu kém và tạo không gian cho các thực thể mới và tốt hơn. Bằng cách ngăn chặn điều đó xảy ra, Bắc Kinh lại đang cho phép những thứ cặn bã thối rữa thêm, có khả năng làm tăng chi phí dọn dẹp không thể tránh khỏi sau này.

Cuối cùng, nhà nước sẽ phải can thiệp và giải quyết mớ hỗn độn đó, giống như chính phủ Hoa Kỳ đã phải làm trong năm 2008. Giải cứu hệ thống ngân hàng Trung Quốc có thể sẽ đòi hỏi phải có một Chương trình Cứu trợ Tài sản xấu khổng lồ. Chúng ta có thể hình dung sơ bộ chi phí sẽ lớn như thế nào nếu nhìn lại các cuộc khủng hoảng trong quá khứ. Chính phủ Hàn Quốc đã chi tương đương 31% GDP để cứu hệ thống tài chính của mình sau cuộc khủng hoảng năm 1997. Nếu sử dụng mức đó để tham khảo, chi phí Trung Quốc phải bỏ ra có thể đạt 3,8 nghìn tỷ đô la. Nó có thể còn cao hơn. Indonesia đã phải chi 57% tổng sản phẩm quốc nội cho việc tái cấu trúc sau khủng hoảng năm 1997.

Trong khi đó, nền kinh tế bị đè nặng. Quá nhiều khoản nợ của Trung Quốc đã được tích tụ theo một cách không hiệu quả – các nhà máy không cần thiết, các công ty xác sống mất khả năng thanh toán – và sự phân bổ tài nguyên sai lệch đó đang ăn mòn các động lực tăng trưởng chính. Conference Board – một hiệp hội nghiên cứu có trụ sở tại New York, tính toán rằng mức tăng năng suất của Trung Quốc đã âm từ năm 2012.

Tất cả điều này dẫn đến một vòng xoáy đi xuống. Với việc Trung Quốc đã bị chôn vùi trong nợ nần, mỗi nỗ lực kích thích nền kinh tế bằng tín dụng mới lại có tác dụng ngày càng nhỏ hơn. Như công ty nghiên cứu Fathom Consulting đã giải thích trong một nghiên cứu vào tháng 10, mô hình kinh tế cũ của Trung Quốc “đang cho thấy mức lợi nhuận cận biên giảm dần”. Có những dấu hiệu cho thấy điều đó đang xảy ra. Mặc dù có nhiều tháng cho vay nới tay nhưng tăng trưởng tín dụng đã không tăng mạnh như các nhà hoạch định chính sách mong muốn. Nỗi lo sợ gia tăng về tình trạng nền kinh tế kết hợp với mức nợ đáng kinh ngạc đang khiến chính phủ gặp khó khăn hơn trong việc dựa vào tín dụng bổ sung để duy trì mức tăng trưởng của Trung Quốc.

Có lẽ sẽ đến một thời điểm mà ngay cả các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng nhận ra rằng núi nợ này nguy hiểm đến mức việc kiểm soát nó phải được ưu tiên hơn so với tăng trưởng. Mặc dù vậy, thật khó để tưởng tượng điều gì có thể đánh thức họ. Lạm phát cao hơn có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi, vì điều đó sẽ khiến ngân hàng trung ương khó có thể tiếp tục bơm vào số tiền mặt mà hệ thống cần có để duy trì hoạt động. Nhưng điều đó khó có khả năng xảy ra, ít nhất là trong ngắn hạn. Lạm phát giảm mạnh đang làm dấy lên mối lo rằng Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ giảm phát, khiến cho núi nợ của nước này thậm chí còn trở nên nặng nề hơn.

Giải pháp thực sự duy nhất, như McMahon lưu ý, là thay đổi mô hình tăng trưởng của nền kinh tế. Các nhà kinh tế và chính sách đã tranh luận về việc Trung Quốc cần phải “cân bằng lại” – chuyển động lực tăng trưởng từ đầu ******* tiêu dùng. Điều đó không xảy ra đủ nhanh. Mỗi lần chính phủ sử dụng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng, nó lại tạo ra trở ngại cho cải cách hệ thống kinh tế. Theo công ty Fathom Consulting, Bắc Kinh đang “né tránh các thực tế kinh tế của việc tái cân bằng trong khi tích tụ thêm các vấn đề cho tương lai”.

Vấn đề cơ bản là các cải cách tự do hóa vốn có thể đưa nền kinh tế đi theo hướng lành mạnh hơn đã biến mất, và không có sự hồi sinh nào cho chúng trong tương lai gần. Ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình là áp đặt sự kiểm soát của ************* lên mọi thứ, vì vậy, ông duy trì chương trình nghị sự kinh tế dựa vào đầu tư và các doanh nghiệp quốc doanh vốn là trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc này. Các chính sách công nghiệp mới nhất của ông có thể mang lại các sản phẩm hấp dẫn hơn như robot, vi mạch, xe điện, nhưng chúng có thể tạo ra một mớ hỗn độn cũ: quá nhiều nhà máy, quá nhiều nợ, quá nhiều thứ bỏ đi.

Ngay cả khi cách tiếp cận của Tập khai sinh ra các ngành nghề mới và tăng trưởng kinh tế, điều đó vẫn không nhất thiết giúp giải quyết các tác hại đã được gây ra. Các khoản nợ xấu đã không biến mất một cách thần kỳ. Sự khác biệt thực sự duy nhất giữa một cuộc khủng hoảng tài chính thông thường và một cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc là thời gian. Hầu hết các biến động tài chính bình thường sẽ chấm dứt trong mấy tháng; nhưng khủng hoảng của Trung Quốc có thể kéo dài nhiều năm. Là nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, Trung Quốc nên là một nguồn hỗ trợ cho nền kinh tế thế giới đang tuột dốc. Nhưng nếu Trung Quốc không giải quyết được cuộc khủng hoảng tài chính của mình thì nó lại là một gánh nặng cho toàn cầu.


http://ndh.vn/lan-song-pha-san-tang-cao-tai-trung-quoc-20181217044655907p146c158.news

http://cafef.vn/trung-quoc-chap-nhan-don-xin-pha-san-cua-mot-loat-cong-ty-xac-song-20181217114640291.chn

http://ndh.vn/trung-quoc-doi-mat-voi-lan-song-vo-no-khi-luong-trai-phieu-ky-luc-sap-dao-han-20140806055927850p146c156.news

http://ndh.vn/trung-quoc-doi-mat-voi-lan-song-vo-no-khi-luong-trai-phieu-ky-luc-sap-dao-han-20140806055927850p146c156.news

http://ndh.vn/trung-quoc-no-gap-2-5-lan-gdp-20140723014813228p145c151.news
http://cafef.vn/bong-ma-cua-khung-hoang-kinh-te-nam-1987-va-2008-dang-hien-huu-20181221114740276rf20190121154358234.chn
 
Chỉnh sửa cuối:

luot_song

Xe container
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
6,348
Động cơ
480,648 Mã lực
Nó đang ôm cat nghìn tỷ trái phiếu Mỹ, dự trữ ngoại hối còn nhiều, nó chỉ chậm đi chứ chả bao giờ vỡ nói cho nhanh
 

HenryFord

Xe điện
Biển số
OF-33088
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
4,531
Động cơ
514,534 Mã lực
Dài thế. Tóm lại xem nào. Có sụp không?
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
4,305
Động cơ
509,017 Mã lực
Em xin rút tóm tắt ý cụ chủ như sau:
Nền kinh tế thị trường tự do nếu có khủng hoảng thì sẽ bộc lộ rõ và sẽ có cơ hội giải cứu thành công và nhiều cuộc khủng hoảng đã được giải cứu thành công
Nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc vì các mục tiêu abc duy ý chí, không có cơ hội tự điều chỉnh và tự xuất hiện các vết loét lở, các vết loét này bị che đậy và gây ra ung thư cho nền kinh tế
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,242 Mã lực
Em xin rút tóm tắt ý cụ chủ như sau:
Nền kinh tế thị trường tự do nếu có khủng hoảng thì sẽ bộc lộ rõ và sẽ có cơ hội giải cứu thành công và nhiều cuộc khủng hoảng đã được giải cứu thành công
Nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc vì các mục tiêu abc duy ý chí, không có cơ hội tự điều chỉnh và tự xuất hiện các vết loét lở, các vết loét này bị che đậy và gây ra ung thư cho nền kinh tế
Trump lên án TQ chơi ko sòng phẳng khi rút ruột Mỹ 550 tỷ đô x 20 năm qua.
Rồi nói rằng từng cá nhân Mỹ phải đấu với cả hệ thống độc quyền TQ.
Rồi nói TQ sẽ khủng hoảng.
Nhưng:
Chính Mỹ dung dưỡng TQ để đập sập Liên Xô
Chính Mỹ lợi dụng nhân công nô lệ và ô nhiễm môi trường của TQ để làm giàu
Chính Mỹ làm ngơ để TQ chèn ép láng giềng
Không may:
Mỹ sa vào chiến tranh tôn giáo quá tốn kém
Mỹ bị ăn cắp công nghệ
Mỹ bị cánh tả rút ruột
Rồi đây:
Mỹ sẽ phải lưỡng đầu thọ địch
Mỹ sẽ phải mất đồng minh
Mỹ sẽ phải chia quyền lực với TQ hắc ám
 
Chỉnh sửa cuối:

Anduchuy

Xe buýt
Biển số
OF-601140
Ngày cấp bằng
28/11/18
Số km
538
Động cơ
129,554 Mã lực
Nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa nên còn lâu nó mới sụp đổ nhé, bọn tư bản giãy chết cứ ngồi đấy mà mơ. Mấy thằng làm báo lá cải biết cái mẹ gì mà phân tích kinh tế, chúng nó ùa theo truyền thông của bọn tư bản giãy chết để dìm hàng phục vụ mưu hèn kế bẩn của bọn điếm chính trị phương tây thôi.
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
4,305
Động cơ
509,017 Mã lực
Trump lên án TQ chơi ko sòng phẳng khi rút ruột Mỹ 550 tỷ đô x 20 năm qua.
Rồi nói rằng từng cá nhân Mỹ phải đấu với cả hệ thống độc quyền TQ.
Rồi nói TQ sẽ khủng hoảng.
Nhưng:
Chính Mỹ dung dưỡng TQ để đập sập Liên Xô
Chính Mỹ lợi dụng nhân công nô lệ và ô nhiễm môi trường của TQ để làm giàu
Chính Mỹ làm ngơ để TQ chèn ép láng giềng
Không may:
Mỹ sa vào chiến tranh tôn giáo quá tốn kém
Mỹ bị ăn cắp công nghệ
Mỹ bị cánh tả rút ruột
Rồi đây:
Mỹ sẽ phải lưỡng đầu thọ địch
Mỹ sẽ phải mất đồng minh
Mỹ sẽ phải chia quyền lực với TQ hắc ám
Đó mới thấy là quyền lợi dân tộc là mãi mãi, không có kẻ thù vĩnh viễn
Lợi dụng thằng khác để triệt hạ kẻ thù nguy hiểm nhất của mình luôn là cách không ngoan nhất.
Khi thằng kẻ thù mạnh nhất xuất hiện thì lại lợi dụng thằng khác, không bị bất kỳ điều gì ràng buộc
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,872
Động cơ
460,643 Mã lực
Nếu TQ sụp thì cả thế giới chao đảo chứ không phải mỗi VN đâu
 

flying fish

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602178
Ngày cấp bằng
6/12/18
Số km
833
Động cơ
132,922 Mã lực
Các cụ cứ lo hão...TQ còn lâu mới vỡ nợ, nó chỉ xẹp dần dần thôi...:D
 

Lexus 717

Xe điện
Biển số
OF-109991
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
4,201
Động cơ
417,387 Mã lực
Nó đang ôm cat nghìn tỷ trái phiếu Mỹ, dự trữ ngoại hối còn nhiều, nó chỉ chậm đi chứ chả bao giờ vỡ nói cho nhanh
Nói như này là chả hiểu gì về kinh tế. Khủng hoảng hay đổ vỡ ở TQ hoàn toàn có thể xảy ra. Năm 2008 TQ vượt qua khủng hoảng bằng những gói kích cầu khổng lồ giúp kinh tế giữ vững đà tăng trưởng. Giờ hậu quả của nó là núi nợ khổng lồ được các NH xả ra thời đó cho đầu tư đang có nguy cơ mất nợ. Năm 1929-1933 khủng hoảng kinh tế Mỹ cũng có dấu hiệu tương tự đó là khủng hoản thừa. Khi kích cầu đầu tư thì nền kinh tế TQ tạo ra 1 năng lực sản xuất vượt quá xa nhu cầu nội tại. Lượng cung này phải được giải toả bằng xuất khẩu. Có xuất khẩu được các DNTQ mới có thể thu hồi vốn và trả lãi. Với tradewar thì dòng xuất khẩu đang bị bóp nghẹt làm cho các DNTQ mất thị trường xuất khẩu dẫn đến tồn đọng hàng hoá và mất khả năng chi trả. Để tồn tại buộc các NHTQ sẽ phải tăng lãi suất huy động như VN đã từng phải làm những năm 2009 cũng như Nga 2015. Cuộc chiến không dừng lại thì ảnh hưởng tới VN là không thể tránh khỏi. Hàng hoá giá rẻ tràn ngập thị trường bóp chết sản xuất trong nước. Sung đột trên biển trên đất liền do CPTQ chuyển lửa ra ngoài....
 

grapoto

Xe hơi
Biển số
OF-610772
Ngày cấp bằng
20/1/19
Số km
143
Động cơ
121,581 Mã lực
Tuổi
37
Nó đang ôm cat nghìn tỷ trái phiếu Mỹ, dự trữ ngoại hối còn nhiều, nó chỉ chậm đi chứ chả bao giờ vỡ nói cho nhanh
Tăng trưởng 6.5% là khủng hoảng cơ đấy. Cụ thớt cứ lo bò trắng răng. Mà cứ cho là khựa nó khủng hoảng đi thì kệ bố nó, lo thân mình đã :D
Dài thế. Tóm lại xem nào. Có sụp không?
Em xin rút tóm tắt ý cụ chủ như sau:
Nền kinh tế thị trường tự do nếu có khủng hoảng thì sẽ bộc lộ rõ và sẽ có cơ hội giải cứu thành công và nhiều cuộc khủng hoảng đã được giải cứu thành công
Nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc vì các mục tiêu abc duy ý chí, không có cơ hội tự điều chỉnh và tự xuất hiện các vết loét lở, các vết loét này bị che đậy và gây ra ung thư cho nền kinh tế
Trump lên án TQ chơi ko sòng phẳng khi rút ruột Mỹ 550 tỷ đô x 20 năm qua.
Rồi nói rằng từng cá nhân Mỹ phải đấu với cả hệ thống độc quyền TQ.
Rồi nói TQ sẽ khủng hoảng.
Nhưng:
Chính Mỹ dung dưỡng TQ để đập sập Liên Xô
Chính Mỹ lợi dụng nhân công nô lệ và ô nhiễm môi trường của TQ để làm giàu
Chính Mỹ làm ngơ để TQ chèn ép láng giềng
Không may:
Mỹ sa vào chiến tranh tôn giáo quá tốn kém
Mỹ bị ăn cắp công nghệ
Mỹ bị cánh tả rút ruột
Rồi đây:
Mỹ sẽ phải lưỡng đầu thọ địch
Mỹ sẽ phải mất đồng minh
Mỹ sẽ phải chia quyền lực với TQ hắc ám
Nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa nên còn lâu nó mới sụp đổ nhé, bọn tư bản giãy chết cứ ngồi đấy mà mơ. Mấy thằng làm báo lá cải biết cái mẹ gì mà phân tích kinh tế, chúng nó ùa theo truyền thông của bọn tư bản giãy chết để dìm hàng phục vụ mưu hèn kế bẩn của bọn điếm chính trị phương tây thôi.
Cụ lo gì, có cái gì thơm nó hít hết, đổ của thối sang Vệ.
Đó mới thấy là quyền lợi dân tộc là mãi mãi, không có kẻ thù vĩnh viễn
Lợi dụng thằng khác để triệt hạ kẻ thù nguy hiểm nhất của mình luôn là cách không ngoan nhất.
Khi thằng kẻ thù mạnh nhất xuất hiện thì lại lợi dụng thằng khác, không bị bất kỳ điều gì ràng buộc
Nếu TQ sụp thì cả thế giới chao đảo chứ không phải mỗi VN đâu
Các cụ cứ lo hão...TQ còn lâu mới vỡ nợ, nó chỉ xẹp dần dần thôi...:D
Nói như này là chả hiểu gì về kinh tế. Khủng hoảng hay đổ vỡ ở TQ hoàn toàn có thể xảy ra. Năm 2008 TQ vượt qua khủng hoảng bằng những gói kích cầu khổng lồ giúp kinh tế giữ vững đà tăng trưởng. Giờ hậu quả của nó là núi nợ khổng lồ được các NH xả ra thời đó cho đầu tư đang có nguy cơ mất nợ. Năm 1929-1933 khủng hoảng kinh tế Mỹ cũng có dấu hiệu tương tự đó là khủng hoản thừa. Khi kích cầu đầu tư thì nền kinh tế TQ tạo ra 1 năng lực sản xuất vượt quá xa nhu cầu nội tại. Lượng cung này phải được giải toả bằng xuất khẩu. Có xuất khẩu được các DNTQ mới có thể thu hồi vốn và trả lãi. Với tradewar thì dòng xuất khẩu đang bị bóp nghẹt làm cho các DNTQ mất thị trường xuất khẩu dẫn đến tồn đọng hàng hoá và mất khả năng chi trả. Để tồn tại buộc các NHTQ sẽ phải tăng lãi suất huy động như VN đã từng phải làm những năm 2009 cũng như Nga 2015. Cuộc chiến không dừng lại thì ảnh hưởng tới VN là không thể tránh khỏi. Hàng hoá giá rẻ tràn ngập thị trường bóp chết sản xuất trong nước. Sung đột trên biển trên đất liền do CPTQ chuyển lửa ra ngoài....
đất sài gòn năm 2016 2017 tăng 2 lần vì dòng tiền trung quốc đổ vào, nhiều khả năng lần này sẽ vỡ ở sài gòn đầu tiên
 

--Lamborghini--

Xì hơi lốp
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,838
Động cơ
563,415 Mã lực
Mẽo với TQ nó đ éo vỡ nợ đươc đâu.
 

2bplus

Xe buýt
Biển số
OF-399598
Ngày cấp bằng
4/1/16
Số km
689
Động cơ
236,885 Mã lực
Tuổi
27
À năm nào báo chí Âu Mẽo cũng dự đoán KT TQ sắp sụp đổ, thì cũng tương tự như ta bảo chúng nó sắp xuống hố ý mà, nghe cho hả hê vui vui thôi :))
Bọn Tàu nó kiểm soát rất tốt và bài bản đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top