- Biển số
- OF-450622
- Ngày cấp bằng
- 5/9/16
- Số km
- 346
- Động cơ
- 210,425 Mã lực
- Tuổi
- 43
- Website
- www.laptopz.us
Topic trao đổi ngoài phạm vi loại xe, chất lượng xe. Chỉ bàn về các vấn đề không phù hợp giữa xe và người gây ra tình trạng cảm thấy không thoải mái khi ngồi trên chiếc xe đạp, ngay cả khi vừa về các lý thuyết kích cỡ khung xe. Chỉ bàn về vấn đề với những người đạp xe không chuyên, đạp xe trong phố đi làm, đạp xe dưỡng sinh. Không bàn tới các nguyên nhân do khuyết tật của mỗi cá nhân, các lưu ý tham khảo là cho tất cả tình trạng thông thường.
Một số người đạp xe có cảm giác khá khó chịu khi đạp với quãng đường chỉ vài km. Các hiện tượng chủ yếu như: Mỏi tay hoặc đau phần cổ tay và bàn tay. Đau mông hoặc rát bên đùi. Đau lưng hoặc thấy bị cúi gò lưng. Đạp nhanh mỏi chân và thấy nhanh mệt.
Dù đã chọn size của xe phù hợp với chiều cao, nhưng những hiện tượng này vẫn xảy ra thường xuyên với rất nhiều người đạp xe. Các nguyên nhân được nêu tham khảo dưới đây:
1) Nguyên nhân đến từ form người:
Một số người có form phần chân dài hơn phần lưng sẽ không dễ chọn xe đạp, do khi ngồi luôn thấy tay bị với dù cỡ xe có nhỏ hơn cỡ người. Nếu điều chỉnh để yên thấp xuống cho giảm độ với tay thì chân sẽ bị co nhiều nên đạp rất khó chịu, nhanh mệt và nhanh mỏi chân. Chỉ bác nào có cánh tay dài bù lại mới thấy thoải mái hơn. Những người có form mẫu "chân dài + lưng và tay ngắn" nên chọn tay lái cỡ ngắn (hoặc đi cắt ngắn) để giảm độ với, phần tay nắm nên chọn loại êm và có phần đỡ, hoặc chọn ghi động dạng sừng trâu (hoặc gần giống mẫu xe mini). Tất nhiên là thay cái po-tăng ngắn lại cũng sẽ là lựa chọn tốt. Nếu chọn được khung xe có khoảng cách giữ cọc yên và po-tăng ngắn thì tốt nhất, hoặc mẫu xe có fork (càng trước) có phần cổ lắp po-tăng để cao, nhưng thường các hãng xe lắp nguyên chiếc sẽ cắt phần cổ này theo cỡ xe, nếu xe size nhỏ phần cổ để lắp po-tăng này cũng ngắn. Ở VN có bán cái nối phần lắp po-tăng này giá tầm 180-250k nhưng hơi xấu.
2) Nguyên nhân mỏi tay, mỏi vai do tay lái quá dài hoặc quá ngắn:
Chúng ta nói nhiều về cỡ xe nhưng ít chú ý tới độ dài của tay lái. Tay lái ngang của xe nhập nguyên chiếc thường bị hơi dài so với kích cỡ Người Việt. Khi tay lái bị dài, cánh tay phải mở rộng nên nhanh mỏi, đau bả vai và có cảm giác bị với đến tay lái. Nhiều tay lái ngang có độ dài hơn 70cm là nguyên nhân bạn thấy đau cổ tay và bả vai khi đạp lâu. Trong khi các xe đua chuyên nghiệp (xe road) độ rộng của tay lái thường chỉ 40-42cm. Ngược lại nhiều chiếc xe có size nhỏ nhập khẩu về VN là do dòng xe thiết kế cho nữ ở EU, US thì có tay lái khá ngắn, do đó ai có dáng người thấp đậm vai to nếu đạp sẽ bị "bóp" bả vai cũng không dễ chịu.
3) Nguyên nhân do Yên xe:
Yên xe rất ảnh hưởng đến mông và bộ hạ khi đạp xe nhưng khoan hãy bàn về chất lượng yên, tôi chỉ chú ý các đặc điểm về kích cỡ và các điều chỉnh yên xe.
- Về điều chỉnh yên: Để đạp xe mà chân thoải mái nhất thì cần điều chỉnh độ cao yên sao cho khi bạn đu thẳng 1 chân trên bàn đạp thì mông bạn còn chạm nhẹ vào yên. Yên để thấp hơn mức này thì khi ngồi đạp chân sẽ bị co dẫn tới nhanh mỏi chân, không đạp nhanh được, nhanh mệt. Nếu cao hơn mức này thì dễ bị yên cọ rát hai bên háng khi ngồi đạp lâu.
Khi muốn đạp nhanh thì yên phải để cao và cần điểu chỉnh cho phần đầu yên (phần nhỏ của yên) cúi thấp xuống so với phần cuối (phần to của yên). Nếu để ngang hoặc ngỏng lên nó sẽ va vào phần dưới háng gần bộ hạ gây đau tức. Nếu để cúi quá thì lực lúc này bị dồn lên tay và bàn đạp nên nếu đi chậm sẽ thấy rất nhanh mỏi tay, đau tay. Như vậy nếu đạp nhanh thì để yên cao và đầu yên cúi dốc xuống. Nếu đạp chậm để yên thấp hơn và đầu yên cúi ít hoặc ngang.
- Khi đạp chậm thì thường để yên xe thấp bạn sẽ cần 1 chiếc yên êm, có phần đặt mông to. Khi đạp nhanh sẽ để yên cao, cần 1 cái yên cứng hơn, và yên có chiều ngang nhỏ (nhất là phần đầu yên) nếu yên to sẽ bị rát hai bên háng và cản lực đạp.
4) ***sẽ update bổ xung mở rộng***
Mẫu xe cho người chân dài, lưng và tay ngắn:
Mẫu xe cho người chân ngắn, lưng và tay dài:
Yên xe để đạp chậm:
Yên xe để đạp nhanh:
Một số người đạp xe có cảm giác khá khó chịu khi đạp với quãng đường chỉ vài km. Các hiện tượng chủ yếu như: Mỏi tay hoặc đau phần cổ tay và bàn tay. Đau mông hoặc rát bên đùi. Đau lưng hoặc thấy bị cúi gò lưng. Đạp nhanh mỏi chân và thấy nhanh mệt.
Dù đã chọn size của xe phù hợp với chiều cao, nhưng những hiện tượng này vẫn xảy ra thường xuyên với rất nhiều người đạp xe. Các nguyên nhân được nêu tham khảo dưới đây:
1) Nguyên nhân đến từ form người:
Một số người có form phần chân dài hơn phần lưng sẽ không dễ chọn xe đạp, do khi ngồi luôn thấy tay bị với dù cỡ xe có nhỏ hơn cỡ người. Nếu điều chỉnh để yên thấp xuống cho giảm độ với tay thì chân sẽ bị co nhiều nên đạp rất khó chịu, nhanh mệt và nhanh mỏi chân. Chỉ bác nào có cánh tay dài bù lại mới thấy thoải mái hơn. Những người có form mẫu "chân dài + lưng và tay ngắn" nên chọn tay lái cỡ ngắn (hoặc đi cắt ngắn) để giảm độ với, phần tay nắm nên chọn loại êm và có phần đỡ, hoặc chọn ghi động dạng sừng trâu (hoặc gần giống mẫu xe mini). Tất nhiên là thay cái po-tăng ngắn lại cũng sẽ là lựa chọn tốt. Nếu chọn được khung xe có khoảng cách giữ cọc yên và po-tăng ngắn thì tốt nhất, hoặc mẫu xe có fork (càng trước) có phần cổ lắp po-tăng để cao, nhưng thường các hãng xe lắp nguyên chiếc sẽ cắt phần cổ này theo cỡ xe, nếu xe size nhỏ phần cổ để lắp po-tăng này cũng ngắn. Ở VN có bán cái nối phần lắp po-tăng này giá tầm 180-250k nhưng hơi xấu.
2) Nguyên nhân mỏi tay, mỏi vai do tay lái quá dài hoặc quá ngắn:
Chúng ta nói nhiều về cỡ xe nhưng ít chú ý tới độ dài của tay lái. Tay lái ngang của xe nhập nguyên chiếc thường bị hơi dài so với kích cỡ Người Việt. Khi tay lái bị dài, cánh tay phải mở rộng nên nhanh mỏi, đau bả vai và có cảm giác bị với đến tay lái. Nhiều tay lái ngang có độ dài hơn 70cm là nguyên nhân bạn thấy đau cổ tay và bả vai khi đạp lâu. Trong khi các xe đua chuyên nghiệp (xe road) độ rộng của tay lái thường chỉ 40-42cm. Ngược lại nhiều chiếc xe có size nhỏ nhập khẩu về VN là do dòng xe thiết kế cho nữ ở EU, US thì có tay lái khá ngắn, do đó ai có dáng người thấp đậm vai to nếu đạp sẽ bị "bóp" bả vai cũng không dễ chịu.
3) Nguyên nhân do Yên xe:
Yên xe rất ảnh hưởng đến mông và bộ hạ khi đạp xe nhưng khoan hãy bàn về chất lượng yên, tôi chỉ chú ý các đặc điểm về kích cỡ và các điều chỉnh yên xe.
- Về điều chỉnh yên: Để đạp xe mà chân thoải mái nhất thì cần điều chỉnh độ cao yên sao cho khi bạn đu thẳng 1 chân trên bàn đạp thì mông bạn còn chạm nhẹ vào yên. Yên để thấp hơn mức này thì khi ngồi đạp chân sẽ bị co dẫn tới nhanh mỏi chân, không đạp nhanh được, nhanh mệt. Nếu cao hơn mức này thì dễ bị yên cọ rát hai bên háng khi ngồi đạp lâu.
Khi muốn đạp nhanh thì yên phải để cao và cần điểu chỉnh cho phần đầu yên (phần nhỏ của yên) cúi thấp xuống so với phần cuối (phần to của yên). Nếu để ngang hoặc ngỏng lên nó sẽ va vào phần dưới háng gần bộ hạ gây đau tức. Nếu để cúi quá thì lực lúc này bị dồn lên tay và bàn đạp nên nếu đi chậm sẽ thấy rất nhanh mỏi tay, đau tay. Như vậy nếu đạp nhanh thì để yên cao và đầu yên cúi dốc xuống. Nếu đạp chậm để yên thấp hơn và đầu yên cúi ít hoặc ngang.
- Khi đạp chậm thì thường để yên xe thấp bạn sẽ cần 1 chiếc yên êm, có phần đặt mông to. Khi đạp nhanh sẽ để yên cao, cần 1 cái yên cứng hơn, và yên có chiều ngang nhỏ (nhất là phần đầu yên) nếu yên to sẽ bị rát hai bên háng và cản lực đạp.
4) ***sẽ update bổ xung mở rộng***
Mẫu xe cho người chân dài, lưng và tay ngắn:
Mẫu xe cho người chân ngắn, lưng và tay dài:
Yên xe để đạp chậm:
Yên xe để đạp nhanh:
Chỉnh sửa cuối: