Nói thật với cụ là em chưa đến 35t. Online 4 - 5 h/ngày... Nhưng không có "ý niệm" về quần áo, thời trang gì hết (em quan tâm cái khác). Khi mua hàng mà không nói, thì em cũng chả biết nó fake - xịn thế nào. Chỉ biết là hàng đó, giá đó, thấy mua được là mua, không biết đắt - rẻ thế nào. Em nghĩ là số người như em cũng không phải là hiếm. Không lẽ chúng em phải học làm người mua hàng thông thái trước khi mua hàng?
khi mua hàng thì ít nhất cụ nên tìm hiểu về hàng hoá. Có những cái gần như là "common sense" ở VN, là giá bán phản ánh chất lượng hàng. Vậy nên với 180k thì ko thể bao h mua được 1 bộ đồ tennis chính hãng. Riêng cái quần short em mua đã gấp 5 lần giá đó.
Thế theo cụ shipper đi làm từ thiện ah? Nếu 1 shippper đi làm hết công suất cộng thêm chút lanh lợi thuộc đường thì 1 ngày công hơn lương 1 ông tiến sỹ đấy. Còn vất vả là có nhưng lao động ít chất xám thế là ổn.
Chi phí chỉ được tính khi mua bán thành công, trừ khi kiểu đặt cọc cụ nhé. Shipper nắng nôi hay không thì đã có giá của nó. Nhân viên văn phòng nó đi làm nắng nôi ngày 4 lần không ra tiền, còn shipper đi 4 lượt này mà ngon (ví dụ 30-40 x30)có khi bằng nhân viên văn phòng làm cả ngày.
Cái dở ở VN là thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng, nên phát sinh nhiều tranh chấp. Giao dịch được khởi tạo khi người mua và người bán đồng ý về hàng hoá và chi phí, còn việc giao hàng, nhận hàng và trả tiền là việc thực hiện giao dịch. Như phần lớn các giao dịch online trên thế giới hiện nay, khi cụ place order và trả tiền cho order đó, đó coi như là 1 giao dịch thành công, cụ đã trả tiền và người bán có trách nhiệm giao hàng theo mô tả cho cụ. Ở VN việc khởi tạo giao dịch và thanh toán lệch nhau, nên rủi ro đạo đức hay xảy ra.
Shipper đi giao hàng là tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô, nếu chỉ giao 1 vài đơn hàng thì ko có lãi, vì nếu mỗi đơn ở mỗi góc thành phố thì đi lại tốn thời gian và chi phí. Nhưng nếu 1 ngày ship vài chục đơn thì sẽ tiết kiệm được cái này.
Ngoài ra cụ lấy ví dụ nhân viên VP là ko hợp lý, NH văn phòng nhận lương cứng hàng tháng, và hàng ngày họ đều được trả tiền để đi làm, còn shipper hưởng theo thành quả lao động, ko có lương cứng. Xã hội phân bổ nguồn lực rất rõ ràng, nếu thu nhập shipper cao, nvien VP thấp thì sao ko bỏ việc đi làm shipper? Chắc cụ trả lời được.
Em cũng lười type lại... Cụ đọc lai page 7&8 e với các cụ kia tranh luận nhưng e tóm tát lại luận điểm e vầy cho rõ
1/ Shipper luôn nhận dc tiền vì của người mua hoặc người bán vì shipper ko phải con buôn chỉ là người cung cấp dịch vụ vận chuyển thôi: nếu hàng tốt bán đúng mô tả (không fake hay đúng quảng cáo, và người bán không cố tình dấu thông tin) => người mua trả tiền ship
2/ Nếu lỗi người bán ngư trường hợp trên bài, bán hàng fake nhưng không mô tả rõ ràng (Amazon thì nó kêu là "not like the description") ... Người mua có quyền từ chối nhận hàng => lỗi người bán nên người bán phải trả tiền ship
3/ Người mua mua hàng nhưng trở quẻ ko thích, hoặc sử dụng xong trả lại => lỗi người mua nên người mua phải trả tiền ship
Còn đằng này lỗi người bán không mô tả rõ hàng hoá mình bán (fake) làm ng mua nhầm lẫn => người mua ko phải trả ship mà thg bán phải trả. Nếu thg bán ghi rõ trên trang web đó là hàng fake thì mới lỗi người mua. Còn dẫn chứng thì e nêu ở các post trước rồi, cụ đọc lại sẽ thấy
Nên e nói văn hoá bán hàng vn rất tệ người bán lúc nào cũng đè đầu người mua và có khi cả shipper
Cụ lấy ví dụ US ra so với VN là ko hợp lý lắm, đặc biệt lại là Amazon.
Thứ nhất, có 1 cái khá mặc định ở VN, đó là hàng rẻ, ko ghi gì thì mặc định là fake, còn hàng chính hãng thì người bán hay có chữ authentic vào, và qtrong là giá cả phản ánh chất lượng hàng hoá. Em đảm bảo trong vụ này người mua chắc chắn biết đồ họ mua là fake (với giá 180k, 1 người có nhận thức ở mức vừa phải, và đã có kinh nghiệm mua món đồ như vậy - đều biết rằng 1 bộ đồ tennis nếu mua chính hãng giá tầm >2tr). Còn so sánh giữa các loại fake với nhau thì ko có cùng quy chiếu.
Thứ 2 là ko biết cụ có mua hàng ở nước ngoài nhiều ko, nhưng chắc cụ biết dịch vụ khách hàng của Amazon khác với hầu hết các hãng khác. Nó tập trung vào làm hài lòng khách hàng, kể cả hàng cụ ko thích, dùng đã cũ nhưng vẫn trong hạn 30 ngày và ko hài lòng, đều có thể refund, và thậm chí Amazon còn refund cụ ngay khi cụ click vào mục return trên order, mặc dù có thể chục ngày nữa họ mới nhận được hàng. Nhưng hầu hết các hãng khác, cụ place order có cả tiền ship, và cụ thử return xem họ có refund P&P cost ko?