Công thức đơn giản: Lương hưu = Tỷ lệ * mức lương trung bình
1. Nếu tính rút một lần, rồi sau đóng lại từ đầu thì phải tính xem đến khi 62 tuổi thì số năm đóng BH của lần sau này được bao nhiêu năm. Nếu dưới 20 năm thì cái tỷ lệ kia nó là khá thấp. Còn tầm 30 năm thì tỷ lệ cao, không thiệt thòi gì.
Trường hợp cụ thể này, chắc đến 62 tuổi thì đủ 30 năm thôi.
2. Mức lương trung bình để tính lương hưu: Cái này phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu đóng lần 2. Thời điểm đóng càng muộn thì tính trung bình trong thời gian càng dai (vì dụ thời điểm đóng từ 2007-2015 là 10 năm cuối; từ 2020 -2024 là 20 năm cuối. Đến tận sau năm 2025 thì mới tính bình quân cho toàn bộ thời gian đóng...). Điểm lưu ý ở đây là dù dài ngắn khác nhau, nhưng nếu thời điểm đóng trước 2025 thì chỉ tính trung bình những năm cuối. Có một trường hợp là nếu tất cả thời gian đóng BH đều theo thu nhập thực tế thì sẽ được tính trung bình toàn bộ thời gian
Trường hợp cụ thể này, có lẽ thời điểm đóng là trước 2015, nên lương trung bình sẽ là 10 năm cuối. Như vậy
* Nếu tiếp tục là ở các đơn vị mà đóng BH theo thu nhập thực tế thì đoạn đầu cao hay thấp cũng được tính vào tổng để tính trung bình.
* Chỉ cần chuyển sang cơ quan nào đó mà có 1 tháng đóng không theo thực tế thì chỉ được tính trung bình 10 năm cuối. Nghĩa là đến khi về hưu, ví dụ tổng thời gian đóng là 32 năm thì 22 năm đầu lương có cao 1 tỷ /tháng hay thấp ở mức 4 triệu/tháng cũng chả ảnh hưởng đến lương hưu.(vì có được tính đâu)
Nôm na, với trình độ của thớt, dù không làm về tiền lương, nhưng thừa khả năng sợt và mở các thông tư, nghị định ra.. lập bảng tính để biết rõ hơn thiệt ngay (nếu dự tính được là đoạn đời còn lại việc đóng BH sẽ theo hướng nào) vì những quy định, cách tính lương hưu nó khá rõ ràng, chi tiết.