Sáng nay đọc được bài này hay quá, chia sẻ có các cụ nào đang manh nha nghĩ đến việc khởi nghiệp từ sản xuất từ các phát kiến nhé ... và tất nhiên nền giáo dục phải thay đổi cực kỳ ...
Nhiều năm trước khi tôi dạy ở Trung Quốc, một giáo sư kinh tế nói với tôi về “khu vực chế tạo” nơi hàng trăm cơ xưởng đang vận hành. Ông ấy nói: “Nền kinh tế của chúng tôi đang bùng nở vì chúng tôi có lực lượng lao động lớn nhất và chi phí thấp nhất trên thế giới. Mục đích của chúng tôi là trở thành trung tâm chế tạo của thế giới.” Tôi hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu không có nhu cầu về công nhân lao động thêm nữa?” Ông ấy cười: “Cơ xưởng chế tạo bao giờ cũng cần công nhân lao động, không gì khác có thể xảy ra được?”
Năm ngoái khi tôi dạy ở Trung Quốc, ông ấy đã than với tôi về nạn thất nghiệp đang tăng lên “Công nghệ thay đổi nhiều thứ nhanh quá và tự động hoá đã xóa đi việc làm của nhiều công nhân lao động. Chúng tôi đang gặp khó khăn nơi nhiều cơ xưởng đang chuyển sang các nước có chi phí thấp hơn và nhiều công nhân không có việc làm. Là một nhà kinh tế, tôi nghĩ khi kinh tế thịnh vượng, mọi người sẽ mua nhiều, chi nhiều, kích thích sản xuất nhiều và thuê nhiều công nhân, nhưng điều đó không xảy ra.”
Tôi bảo: “Lí thuyết kinh tế đó chỉ có tác dụng trong quá khứ nhưng với toàn cầu hoá, cơ xưởng chế tạo có thể chuyển đi bất kì chỗ nào có chi phí thấp để làm cực đại lợi nhuận. Ngày nay với chi phí lao động tăng lên, Trung Quốc không còn là nước có chi phí thấp trên thế giới nữa và không thể cạnh tranh được với các nước có chi phí thấp hơn ở châu Phi và Đông Nam Á. Nhưng điều đó chỉ là bắt đầu, chẳng mấy chốc ông sẽ thấy kết quả của tự động hoá nơi robots sẽ thay thế công nhân thì ngay cả nước có chi phí thấp cũng không thể cạnh tranh được với máy móc.
Với robots sẽ có ít nhu cầu hơn về công nhân lao động. Vấn đề là nhiều người không nghĩ điều đó có thể xảy ra nhanh thế vì họ không hiểu luật Moore. Tôi nghĩ các nhà kinh tế cần nghiên cứu thêm về công nghệ để hiểu những thay đổi xảy ra trong thời đại này. Nhiều lí thuyết kinh tế đang được dạy ngày nay được sáng chế cho thời đại công nghiệp nơi chi phí thấp và xuất khẩu sản phẩm là dẫn lái then chốt. Nhưng ngày nay, một số lí thuyết này không còn hợp thức nữa. Trong thời đại công nghiệp, vốn và lao động là động cơ then chốt dẫn lái kinh tế nhưng trong thời đại thông tin, phát kiến và tri thức là động cơ mới cho tăng trưởng kinh tế. Thay vì hội tụ vào chế tạo và xây dựng cơ xưởng ông nên hội tụ vào cải tiến giáo dục công nghệ để sản xuất ra nhiều công nhân tri thức trước khi quá muộn.”
Ông ấy hỏi: “Ngày nay chúng tôi có nhiều người vào đại học hơn trước đây và con số người hoàn thành đại học đang tăng lên tới vài chục triệu mỗi năm. Chúng tôi hi vọng thế hệ này sẽ có cơ hội tốt hơn thế hệ trước, nhưng không hiểu sao hiện nay chúng tôi có nhiều người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp.”
Tôi giải thích: “Vấn đề là nền kinh tế của các ông vẫn dựa trên việc chế tạo cho nên phần lớn việc làm sẵn có là việc làm lao động. Trong nhiều năm, nước các ông liên tục xây cơ xưởng với hi vọng rằng việc khoán ngoài chế tạo sẽ tiếp tục, mặc cho lương lao động tăng lên. Các ông không tập trung vào việc tạo ra việc làm cho người có giáo dục cao cho nên sinh viên của các ông có ít việc làm dành cho họ. Tất nhiên người có bằng đại học không sẵn lòng làm việc lao động cho nên các ông có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp. Vấn đề nữa là hệ thống giáo dục đã không thay đổi cho nên người tốt nghiệp của các ông không có kĩ năng mà thị trường việc làm cần do đó người tốt nghiệp của các ông không thể đi làm việc ở nước khác được. Có thiếu hụt công nhân có kĩ năng trên khắp thế giới nhưng người tốt nghiệp của các ông không thể lấp vào những chỗ đó vì họ không có tri thức và kĩ năng được cập nhật.”
Ông ấy đồng ý: “Hiện thời nhiều người tốt nghiệp vẫn chờ cơ hội việc làm mà có thể không bao giờ tới. Họ muốn có việc làm nhưng không có tri thức và kĩ năng để cạnh tranh việc làm. Chúng tôi có một hiện tượng bất thường có tên là “Đám kiến” mô tả hàng triệu người tốt nghiệp đại học thất nghiệp, bỏ gia đình, sống vất vưởng, không nhà, không cửa, không hy vọng ở tương lai như bầy kiến vỡ tổ, chui rúc dưới hầm cầu, trong hầm những cao ốc đông đúc hay ở góc phố đợi việc làm. Nhiều người thất vọng, tham gia vào các tội phạm hay ma tuý và rượu chè. Họ bị xã hội coi như giai cấp thấp nhất như nông dân, công nhân di trú, và người lao động thất nghiệp, mặc cho việc có bằng đại học. Ông đã đọc cuốn sách của giáo sư Lian Si tên là “Đám kiến” chưa?”
Tôi bảo ông ấy: “Tôi đã đọc cuốn sách đó. Điều đáng buồn là nhiều người thông minh, đã tốt nghiệp từ các đại học tốt nhưng không thể hoàn thành được mơ ước của họ. Là nhà giáo dục, chúng ta cần tìm ra giải pháp vì không hành động, chúng ta sẽ có một “thế hệ phí hoài” và điều đó có thể là gánh nặng cho xã hội. Cuối cùng những người thất nghiệp sẽ tách rời khỏi xã hội và tham gia vào những điều xấu như rượu chè, ma tuý và các hoạt động xấu khác. Ngày nay nhiều người vẫn còn hi vọng rằng họ có thể kiếm được việc làm nhưng nếu hi vọng này không còn khả thi, nó có thể gây ra nhiều vấn đề. Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo về “quả bom” này nếu vấn đề không được giải quyết.”
Ông ấy đồng ý: “Tôi biết điều đó. Là giáo sư kinh tế, chúng tôi đã thảo luận về cách biến đổi nền kinh tế của chúng tôi từ chế tạo sang phát kiến.”
Tôi bảo ông ấy: “Để làm cho việc này xảy ra, mọi thứ đều phải bắt đầu với giáo dục. Ngày nay chỉ vài nước làm được điều đó như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Nhiều nước vẫn còn lẫn lộn vì họ tin rằng chỉ đổi “khu chế tạo” thành “khu công nghệ cao” thì thay đổi sẽ xảy ra. Đó là sai lầm vì phát kiến công nghệ yêu cầu công nhân tri thức dẫn lái chứ không phải là xây nhiều khu công nghệ cao.
Thay đổi phải bắt đầu với giáo dục dựa trên công nghệ STEM. Lí do nhiều nhà kinh tế không hiểu điều đó vì biến đổi từ thời đại nông nghiệp sang thời đại công nghiệp đã bắt đầu bằng các cơ xưởng chế tạo nơi công nhân lao động chuyển từ nông trại vào cơ xưởng với đào tạo tối thiểu. Sự kiện là cơ xưởng yêu cầu “sức mạnh cơ bắp” nhưng phát kiến yêu cầu “sức mạnh trí não.” Thời đại công nghiệp dựa trên công nhân lao động để làm việc trong cơ xưởng nhưng thời đại thông tin phụ thuộc vào công nhân tri thức để phát kiến và điều đó dựa trên hệ thống giáo dục mạnh.
Có nhiều sinh viên vào đại học là cách phát triển nền kinh tế dựa trên phát kiến nhưng không cải tiến hệ thống giáo dục hội tụ vào công nghệ, các ông đang tạo ra đông người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp.”
Tài liệu tham khảo:
http://www.forbes.com/…/the-end-of-chinese-manufacturing-…/…
http://www.economist.com/node/21549956
http://www.cbsnews.com/…/chinas-slow-economy-forces-colleg…/
https://www.buzzfeed.com/…/chinas-ant-tribe-lives-in-the-wo…utm_term=.gwYYBZPGk8#.lkobkGo42N
Nguồn:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=278843749173418&id=100011433842858