Nhà em cũng đang đau đầu vị trường công hay tư. Hai cháu nhà em hồi bé học trường công bị bức xúc cái khoản học thêm và lớp quá đông, đến khi bạn lớn lớp 7, bạn bé lớp 3 thì chuyển sang trường tư. Đến giờ cháu lớn lớp 12, bé lớp 7 thì lại đang đau đầu cân nhắc lại. Tất nhiên ưu nhược điểm thì cái nào cũng có vì cái gì cũng có hai mặt. Nó còn phụ thuộc vào năng lực của các cháu và kỳ vọng của mỗi gia đình. Nhà em chỉ mong sau này chúng nó tự lập, kiếm cơm ăn được là sung sướng rồi, chả cần làm ông nọ bà kia hay chủ công ty này nọ.
Sau đây là nhìn nhận của em :
1. Về tự tin : thường học trường tư sẽ tự tin hơn vì giáo viên ko được phép gây áp lực về việc học, chương trình học cũng thường giảm tải nên các con sướng hơn, cơ sở vật chất thì cũng tùy trường, tùy cấp độ
2. Kỹ năng mềm : trường tư được để ý đào tạo về khoản này nhưng cũng chỉ phong trào là chính, thực chất kỹ năng mềm cứ ra đường lao động em thấy mới học được nhiều.
3. Về ý thức vượt khó và thích nghi hoàn cảnh : trường tư sẽ kém hơn do môi trường nhiều con nhà có điều kiện hơn nên thường chiều các cháu hơn và các cháu lười hơn, khả năng thích nghi kém hơn.
4. Về kiến thức : Có hai loại trường tư : loại 1 tập trung vào kiến thức (ví dụ Lương thế Vinh) thì kiến thức tốt nhưng học sinh ít thời gian để rèn luyện các kỹ năng khác, mục tiêu của trường loại này là thành tích thi đại học; loại 2 tập trung vào các kỹ năng và hoạt động khác, kiến thức giảm tải (ví dụ như Vinschool : hai cháu nhà em đang học, Đoàn thị Điểm) thì kiến thức sẽ giảm tải hơn đồng nghĩa là nếu đi thi thì sẽ thiệt hơn.
5. Về chất lượng giáo viên : trên tiêu trí là có tầm và có tâm thì em nghĩ con cái chúng ta đang sống trong giai đoạn giáo dục suy thoái và không được đầu tư đúng mức (khoảng 20 năm trở lại đây) nên các thầy giáo có tầm và có tâm hiếm dần. Thực sự mình rất muốn con cái đến trường không chỉ học chữ mà còn học nhiều thứ tốt đẹp khác thì thực sự cả công và tư em thấy vẫn không đáp ứng được yêu cầu thậm chí cò không bằng thời em học cách đây 20 năm.
6. Về chi phí đương nhiên tư đắt hơn nhiều vì học phí phải gánh toàn bộ các chi phí từ xây dựng trường, lương giáo viên, lãi của nhà đầu tư và không được nhà nước hỗ trợ đồng nào.
Tóm lại giáo dục một thằng người thực sự khó các cụ ạ vì nó phụ thuộc không những vào tố chất của con trẻ mà phụ thuộc rất nhiều vào môi trường : gia đình, thầy cô, bạn bè, xã hội. Khi còn nhỏ gia đình ảnh hưởng nhiều, lớn lên chút thầy cô và bạn bè ảnh hưởng nhiều hơn, khi bắt đầu ra đường thì xã hội ảnh hưởng nhiều hơn nữa. Ở môi trường thầy cô tốt, bạn bè chăm chỉ học thì con cái tất nhiên sẽ chăm chỉ. Giáo dục của ta vẫn còn đang "dở ông dở thằng lắm" nên giờ em lại đang phải quay ra ốp lại hai thằng đây, chả tin bố con thằng "Công" hay thằng "Tư" nào các cụ ạ. Con mình mà lơ là dễ hỏng lắm