- Biển số
- OF-40518
- Ngày cấp bằng
- 13/7/09
- Số km
- 525
- Động cơ
- 473,140 Mã lực
- Nơi ở
- Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội
Khái niệm Ủy quyền sử dụng phương tiện tại Việt Nam có lẽ là còn lạ hoặc giống như vụ Hà Nội xôn xao vì con tôm có đầu... châu chấu, mình... cua
Cái con quái vật ấy ở nước Nga người ta gọi là "RẮK" các cụ nào từng sống ở Nga đọc cái bài con tôm ở Hà Nội chắc phải phì cười vì chuyện các cụ ở Hà Nội chẳng biết con quái đấy liệt vào dạng con gì nữa.
Giống cái khái niệm Ủy quyền sử dụng phương tiện tại Việt Nam nhiều cụ sẽ bảo là dở hơi mà đi làm thế nhưng ở Nga điều đấy lại được luật pháp quy định cụ thể.
Em xin được ví dụ như sau ở Nga
Phương tiện của anh A đứng tên đăng ký sử dụng, anh A cho anh B mượn/thuê thì phải làm giấy ủy quyền sử dụng viết tay nếu trong thời gian ngắn dưới 3-6 tháng, còn trên thời hạn ấy thì phải có công chứng làm giấy ủy quyền.
Như vậy khi anh B sử dụng xe của anh A, nếu anh B không có giấy ủy quyền hợp lệ thì xe của anh A sẽ bị giam lại, chờ anh A đến nhận, hoặc anh A làm ủy quyền hợp lệ cho anh B đến nhận.
Việc làm giấy ủy quyền như vậy ở nước ngoài nói chung và ở Nga là rất hợp lý cho các bác nào chưa có nhu cầu bán xe hoàn toàn, hoặc có bán nhưng không có thời gian đi tháo biển và làm thủ tục chuyển chủ.
Thời gian qua ở Hà Nội cái chuyện không chuyển chủ bị phạt lại rộ lên, điển hình là:
Bị phạt vì không sang tên, đổi chủ phương tiện
(ANTĐ) - Phòng CSGT đường bộ-đường sắt - CATP Hà Nội cho biết, từ ngày 1-7 đến 16-9, đơn vị đã lập biên bản xử phạt 165 trường hợp chủ xe ôtô, mô tô và xe máy vi phạm không sang tên chuyển quyền sở hữu phương tiện; phạt thành tiền 234.000.000 đồng nộp ngân sách Nhà nước. Đối với các vi phạm là chủ xe ôtô không sang tên, mức xử phạt là 1.500.000 đồng/trường hợp; mô tô, xe máy là 150.000 đồng/trường hợp.
Trung tá Đào Xuân Lâm - Đội trưởng Đội Quản lý đăng ký phương tiện - Phòng CSGT đường bộ-đường sắt cho biết: Theo các quy định hiện hành, những cá nhân đăng ký sang tên, di chuyển xe nếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe thì người mua hoặc người nhận xe phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.
Cụ thể về mức xử phạt đối với các phương tiện vi phạm là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe máy và các loại xe tương tự mô tô vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ôtô vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định sẽ bị phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.
Lâm Tùng
Vậy nếu như luật pháp Việt Nam cho phép làm cái giấy ủy quyền này, thì các bác sử dụng xe người khác hợp lý không sợ mất tiền phạt như bài vừa rồi. Còn chủ xe cũng không lo chịu trách nhiệm hình sự khi chủ xe mới mua gây tai nạn chết người rồi lẩn tránh pháp luật.
Cái chuyện áp dụng này, nếu theo luật chỉ cần chạy ù ra phường phụp cái dấu mất 10k lệ phí thế là yên tâm lái xe.
Còn nếu như các cụ sợ rằng biển chẵn ngày lẻ, biển lẻ ngày chẵm thì các cụ so thể cứ để biển tên người khác rồi chịu cái án phạt từ 1-2 tr nhé
Cái con quái vật ấy ở nước Nga người ta gọi là "RẮK" các cụ nào từng sống ở Nga đọc cái bài con tôm ở Hà Nội chắc phải phì cười vì chuyện các cụ ở Hà Nội chẳng biết con quái đấy liệt vào dạng con gì nữa.
Giống cái khái niệm Ủy quyền sử dụng phương tiện tại Việt Nam nhiều cụ sẽ bảo là dở hơi mà đi làm thế nhưng ở Nga điều đấy lại được luật pháp quy định cụ thể.
Em xin được ví dụ như sau ở Nga
Phương tiện của anh A đứng tên đăng ký sử dụng, anh A cho anh B mượn/thuê thì phải làm giấy ủy quyền sử dụng viết tay nếu trong thời gian ngắn dưới 3-6 tháng, còn trên thời hạn ấy thì phải có công chứng làm giấy ủy quyền.
Như vậy khi anh B sử dụng xe của anh A, nếu anh B không có giấy ủy quyền hợp lệ thì xe của anh A sẽ bị giam lại, chờ anh A đến nhận, hoặc anh A làm ủy quyền hợp lệ cho anh B đến nhận.
Việc làm giấy ủy quyền như vậy ở nước ngoài nói chung và ở Nga là rất hợp lý cho các bác nào chưa có nhu cầu bán xe hoàn toàn, hoặc có bán nhưng không có thời gian đi tháo biển và làm thủ tục chuyển chủ.
Thời gian qua ở Hà Nội cái chuyện không chuyển chủ bị phạt lại rộ lên, điển hình là:
Bị phạt vì không sang tên, đổi chủ phương tiện
(ANTĐ) - Phòng CSGT đường bộ-đường sắt - CATP Hà Nội cho biết, từ ngày 1-7 đến 16-9, đơn vị đã lập biên bản xử phạt 165 trường hợp chủ xe ôtô, mô tô và xe máy vi phạm không sang tên chuyển quyền sở hữu phương tiện; phạt thành tiền 234.000.000 đồng nộp ngân sách Nhà nước. Đối với các vi phạm là chủ xe ôtô không sang tên, mức xử phạt là 1.500.000 đồng/trường hợp; mô tô, xe máy là 150.000 đồng/trường hợp.
Trung tá Đào Xuân Lâm - Đội trưởng Đội Quản lý đăng ký phương tiện - Phòng CSGT đường bộ-đường sắt cho biết: Theo các quy định hiện hành, những cá nhân đăng ký sang tên, di chuyển xe nếu trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe thì người mua hoặc người nhận xe phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.
Cụ thể về mức xử phạt đối với các phương tiện vi phạm là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe máy và các loại xe tương tự mô tô vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định. Ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ôtô vi phạm không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định sẽ bị phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.
Lâm Tùng
Vậy nếu như luật pháp Việt Nam cho phép làm cái giấy ủy quyền này, thì các bác sử dụng xe người khác hợp lý không sợ mất tiền phạt như bài vừa rồi. Còn chủ xe cũng không lo chịu trách nhiệm hình sự khi chủ xe mới mua gây tai nạn chết người rồi lẩn tránh pháp luật.
Cái chuyện áp dụng này, nếu theo luật chỉ cần chạy ù ra phường phụp cái dấu mất 10k lệ phí thế là yên tâm lái xe.
Còn nếu như các cụ sợ rằng biển chẵn ngày lẻ, biển lẻ ngày chẵm thì các cụ so thể cứ để biển tên người khác rồi chịu cái án phạt từ 1-2 tr nhé
Chỉnh sửa cuối: