- Biển số
- OF-128730
- Ngày cấp bằng
- 29/1/12
- Số km
- 934
- Động cơ
- 384,271 Mã lực
Dị nhân ly hôn: Đòi vợ trả phí hao mòn của quý
Ngày viết đơn ly hôn, chị mang lên trình chính quyền xã. Bộ phận hòa giải của xã đã đến gia đình và khuyên can hai người. Tuy nhiên, người ta cũng được phen vỡ bụng vì ông Cẩn nằng nặc đòi bà vợ phải trả tiền... “phí hao mòn của quý” (?).
Vợ bỏ vì chơi “ngông”
Hỏi về chuyện vợ con của ông Cẩn người dân trong thôn lại được dịp cười bể bụng. Anh P.V.T cho biết: “Cả đời có một lần cưới, ấy vậy mà ông Cẩn làm cho họ hàng hai bên tá hỏa lên. Hôm dẫn dâu, chú rể cứ thế rinh ô tô đến rước cô dâu về, để mặc họ hàng đến uống nước suông vì chẳng có cỗ bàn gì hết. Mọi người đến dự lễ cưới tặc lưỡi ra về, thầm trách ông Cẩn keo kiệt, bủn xỉn. Chỉ có ông Cẩn là sướng nhất, lấy vợ mà chẳng mất 1 xu, cô dâu xinh như mộng”.
Ông Cẩn bên chiếc xe ô tô của mình.
Tìm hiểu thêm về gia cảnh nhà ông Cẩn thì được biết nhà ông thuộc dạng “chẳng thua kém gì nhà chị Dậu”. Người vợ quanh năm lam lũ bên mấy sào ruộng mà chẳng đủ ăn, lại phải nuôi hai đứa con ăn học rất tốn kém. Ông Cẩn làm kiểm sát viên đê điều ở huyện nhưng được bao nhiêu tiền ông đổ hết vào cái xe ô tô. Lắm khi nhà chẳng còn lấy nổi bát gạo thế mà ông còn “hạch” vợ tiền để đổ xăng đi chơi cho oách. Mà “cái đống sắt vụn” ấy mỗi lần chạy là ngốn hết tiền ăn cả tháng của cả gia đình.
Người vợ vì hai đứa con nên chịu đựng hết lần này đến lần khác. Bình thường, ông Cẩn là một người hiền lành ít nói nhưng đến khi “lên cơn” ông lại lôi vợ con ra đánh. Người em trai của ông ngày còn chưa vào trại tâm thần cũng bị ông treo ngược lên cây đánh. Không thể chịu đựng được thêm nữa, vợ ông phải dắt hai con về nhà ngoại ở.
Ngày viết đơn ly hôn, chị mang lên trình chính quyền xã. Bộ phận hòa giải của xã đã đến gia đình và khuyên can hai người. Tuy nhiên, người ta cũng được phen vỡ bụng vì ông Cẩn nằng nặc đòi bà vợ phải trả tiền... “phí hao mòn của quý” cho ông ta(?).
Nhà ông Cẩn lọt thỏm trong "rừng cây".
Từ ngày vợ con bỏ đi, chẳng ai lo cơm nước cho ông nên ông ăn uống cũng thất thường. Chị L.T.L tỏ ra kinh hãi khi kể về việc ăn uống của ông: “Trong nhà ông Cẩn có mỗi chiếc nồi cơm là đáng giá nhất. Nấu cơm hay đun bất kỳ thứ gì ông đều cho vào trong cái nồi ấy. Nước thì chẳng bao giờ đun sôi, thỉnh thoảng sang hàng xóm xin ít nước mưa về uống thế thôi. Nhà ông ấy có 1 cái ao rất to và đấy là nguồn thức ăn chính, chiều nào đi làm về, ông cũng ra đấy câu cá. Có hôm thấy ông ấy xách về 1 con cá khoảng 3-4 kg, tôi tưởng ông Cẩn cho vào kho hay rán, ai ngờ ông ấy cho vào nồi cơm điện một lúc rồi bỏ ra ăn. Mà kể cũng lỳ lạ thật, ăn uống như vậy mà chẳng bao giờ thấy ông Cẩn đau bụng hay bệnh tật gì hết. Cái bể nước thì cáu bẩn, mốc meo vì có tắm rửa gì thì ông ấy cũng đều ra…ao”.
Đồ đạc "quý giá" của ông Cẩn ngoài chiếc ô tô mới nâng đời.
Ngôi nhà của ông Cẩn xập xệ, đổ nát, cỏ mọc um tùm như đảo hoang, giữa sân lại đặt một chiếc chum lớn. Những người hàng xóm bảo đợt trước, cá trong ao nhà ông bị dịch chết hết. Ông Cẩn vớt cá về rồi đổ ra sân phơi, mùi hôi thối nồng nặc, ruồi nhặng bâu kín. Thấy hàng xóm ý kiến, ông Cẩn mới đem cá bỏ vào trong chum làm mắm. Ai có hỏi thì ông bảo: “Để nuôi nhặng”.
"Nâng đời" ô tô...
Chuyện còn hài hước hơn khi đến mùa gặt. Nhà có mấy sào ruộng, một mình ông gặt. Vì tiếc tiền thuê máy tuốt nên ông Cẩn chất đống lúa ngoài sân, sau đó lấy bạt che lại, cứ đến bữa nào thì ông lại túm lấy 1 bó lúa rồi đập lấy thóc, sát gạo, nấu cơm ăn. Bằng những chiêu “tiết kiệm” độc đáo như vậy lâu dần ông Cẩn cũng tích cóp được một khoản khá, đủ để làm cả xã phải được một phen xôn xao nữa khi năm ngoái, ông bán đi chiếc Lada để nâng đời thành chiếc Daewo Cielo.
Một góc vườn nhà ông Cẩn.
Có xe mới, ông Cẩn dường như hào hứng và yêu đời hơn. Già trẻ trong làng ai cũng “há hốc mồm” khi ông Cẩn dắt về một một cô gái kém mình đến 29 tuổi. Hàng ngày, ông Cẩn lái xe đưa đón “vợ” đi làm. Họ quấn quýt lấy nhau như đôi chim cu trong căn nhà rách nát. Hàng xóm ai cũng mừng cho ông Cẩn “hâm” cuộc đời sẽ sang một trang mới. Nhưng hạnh phúc chưa tày gang, nửa tháng sau, người phụ nữ kia cũng bỏ ông Cẩn ra đi không một lý do. Nghe đâu cô ta cũng không chịu được cái “ngông” của ông. Người ta lại thấy một ông Cẩn thẫn thờ với những đêm thức trắng cùng tiếng sáo ai oán. Ông bảo: “Không ngủ được”.
Ngày viết đơn ly hôn, chị mang lên trình chính quyền xã. Bộ phận hòa giải của xã đã đến gia đình và khuyên can hai người. Tuy nhiên, người ta cũng được phen vỡ bụng vì ông Cẩn nằng nặc đòi bà vợ phải trả tiền... “phí hao mòn của quý” (?).
Vợ bỏ vì chơi “ngông”
Hỏi về chuyện vợ con của ông Cẩn người dân trong thôn lại được dịp cười bể bụng. Anh P.V.T cho biết: “Cả đời có một lần cưới, ấy vậy mà ông Cẩn làm cho họ hàng hai bên tá hỏa lên. Hôm dẫn dâu, chú rể cứ thế rinh ô tô đến rước cô dâu về, để mặc họ hàng đến uống nước suông vì chẳng có cỗ bàn gì hết. Mọi người đến dự lễ cưới tặc lưỡi ra về, thầm trách ông Cẩn keo kiệt, bủn xỉn. Chỉ có ông Cẩn là sướng nhất, lấy vợ mà chẳng mất 1 xu, cô dâu xinh như mộng”.
Tìm hiểu thêm về gia cảnh nhà ông Cẩn thì được biết nhà ông thuộc dạng “chẳng thua kém gì nhà chị Dậu”. Người vợ quanh năm lam lũ bên mấy sào ruộng mà chẳng đủ ăn, lại phải nuôi hai đứa con ăn học rất tốn kém. Ông Cẩn làm kiểm sát viên đê điều ở huyện nhưng được bao nhiêu tiền ông đổ hết vào cái xe ô tô. Lắm khi nhà chẳng còn lấy nổi bát gạo thế mà ông còn “hạch” vợ tiền để đổ xăng đi chơi cho oách. Mà “cái đống sắt vụn” ấy mỗi lần chạy là ngốn hết tiền ăn cả tháng của cả gia đình.
Người vợ vì hai đứa con nên chịu đựng hết lần này đến lần khác. Bình thường, ông Cẩn là một người hiền lành ít nói nhưng đến khi “lên cơn” ông lại lôi vợ con ra đánh. Người em trai của ông ngày còn chưa vào trại tâm thần cũng bị ông treo ngược lên cây đánh. Không thể chịu đựng được thêm nữa, vợ ông phải dắt hai con về nhà ngoại ở.
Ngày viết đơn ly hôn, chị mang lên trình chính quyền xã. Bộ phận hòa giải của xã đã đến gia đình và khuyên can hai người. Tuy nhiên, người ta cũng được phen vỡ bụng vì ông Cẩn nằng nặc đòi bà vợ phải trả tiền... “phí hao mòn của quý” cho ông ta(?).
Từ ngày vợ con bỏ đi, chẳng ai lo cơm nước cho ông nên ông ăn uống cũng thất thường. Chị L.T.L tỏ ra kinh hãi khi kể về việc ăn uống của ông: “Trong nhà ông Cẩn có mỗi chiếc nồi cơm là đáng giá nhất. Nấu cơm hay đun bất kỳ thứ gì ông đều cho vào trong cái nồi ấy. Nước thì chẳng bao giờ đun sôi, thỉnh thoảng sang hàng xóm xin ít nước mưa về uống thế thôi. Nhà ông ấy có 1 cái ao rất to và đấy là nguồn thức ăn chính, chiều nào đi làm về, ông cũng ra đấy câu cá. Có hôm thấy ông ấy xách về 1 con cá khoảng 3-4 kg, tôi tưởng ông Cẩn cho vào kho hay rán, ai ngờ ông ấy cho vào nồi cơm điện một lúc rồi bỏ ra ăn. Mà kể cũng lỳ lạ thật, ăn uống như vậy mà chẳng bao giờ thấy ông Cẩn đau bụng hay bệnh tật gì hết. Cái bể nước thì cáu bẩn, mốc meo vì có tắm rửa gì thì ông ấy cũng đều ra…ao”.
Ngôi nhà của ông Cẩn xập xệ, đổ nát, cỏ mọc um tùm như đảo hoang, giữa sân lại đặt một chiếc chum lớn. Những người hàng xóm bảo đợt trước, cá trong ao nhà ông bị dịch chết hết. Ông Cẩn vớt cá về rồi đổ ra sân phơi, mùi hôi thối nồng nặc, ruồi nhặng bâu kín. Thấy hàng xóm ý kiến, ông Cẩn mới đem cá bỏ vào trong chum làm mắm. Ai có hỏi thì ông bảo: “Để nuôi nhặng”.
"Nâng đời" ô tô...
Chuyện còn hài hước hơn khi đến mùa gặt. Nhà có mấy sào ruộng, một mình ông gặt. Vì tiếc tiền thuê máy tuốt nên ông Cẩn chất đống lúa ngoài sân, sau đó lấy bạt che lại, cứ đến bữa nào thì ông lại túm lấy 1 bó lúa rồi đập lấy thóc, sát gạo, nấu cơm ăn. Bằng những chiêu “tiết kiệm” độc đáo như vậy lâu dần ông Cẩn cũng tích cóp được một khoản khá, đủ để làm cả xã phải được một phen xôn xao nữa khi năm ngoái, ông bán đi chiếc Lada để nâng đời thành chiếc Daewo Cielo.
Có xe mới, ông Cẩn dường như hào hứng và yêu đời hơn. Già trẻ trong làng ai cũng “há hốc mồm” khi ông Cẩn dắt về một một cô gái kém mình đến 29 tuổi. Hàng ngày, ông Cẩn lái xe đưa đón “vợ” đi làm. Họ quấn quýt lấy nhau như đôi chim cu trong căn nhà rách nát. Hàng xóm ai cũng mừng cho ông Cẩn “hâm” cuộc đời sẽ sang một trang mới. Nhưng hạnh phúc chưa tày gang, nửa tháng sau, người phụ nữ kia cũng bỏ ông Cẩn ra đi không một lý do. Nghe đâu cô ta cũng không chịu được cái “ngông” của ông. Người ta lại thấy một ông Cẩn thẫn thờ với những đêm thức trắng cùng tiếng sáo ai oán. Ông bảo: “Không ngủ được”.