Em ló dép hóng tiếp ạ
Thật khổ cho tướng Phú, cháu không hiểu sao cụ ấy lại chọn một cái chết đau đớn đến vậySau khi cao nguyên Trung phần thất thủ, ngồi trên máy bay, tướng Phú liên tục gọi điện cho ông Thiệu, ông Viên, bạn em là trung úy Hòa, lái trực thăng chở ông Phú cho biết là 2 ông kia cũng cuống, lại điện cho Mỹ, Mỹ làm ngơ.
Khoảng sáng ngày 2 tháng 4, bộ đội đánh vào Khánh Hòa-Ninh Thuận. Lúc này lực lượng chủ lực của Quân đoàn 2 chỉ còn trông cậy vào 2 tiểu đoàn vừa ô hợp vừa tụ lại củaSư đoàn 23 Bộ binh và một 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22 Bộ binh, cùng 2 tiểu đoàn Biệt động quân.
Tình hình nhốn nháo lắm, cướp bóc xảy ra liên miên, dân chạy loạn, rồi pháo kích của 2 bên, xác người nằm đầy đường.
Ngày1/4, Tướng Phú và một số sĩ quan đã ngủ lại tại bộ chỉ huy của một tiểu đoàn Địa phương quân.
Ông Phú không ăn uống gì, cứ đi lại, hồi ấy chưa có di động, chứ nếu không chắc ông gọi khấp nơi.
Rạng sáng ngày 3/4 thì Nha Trang thất thủ, 7 giờ sáng cùng ngày Bộ Tổng tham mưu điện cho phép triệt thoái, từ phi trường Cam Ranh,bọn trực thăng bắt đầu cất cánh bỏ trốn vào Sài Gòn.
Tướng Hiếu phát điên, ông điện cho phải giữ Ninh Thuận, đồng thời điều 1 tiểu đoàn dù ra trấn.
Bọn em bối rối, lệnh phải ở trong Bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 KQ chờ.
Thiếu tướng Phú vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân ở Nha Trang ông Phú đợi mãi chả có ai tiếp, khoảng 40 phút sau thì Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Oánh, Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Không quân và Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Lượng, Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân, bước vào. Lúc bấygiờ , Thiếu tướng Phú ngồi ở chiếc ghế sát bàn của Tư lệnh của Sư đoàn 2 Không quân. Tướng Lượng và Tướng Oánh thấy Thiếu tướng Phú không chào hỏi và tới ngồi ở bàn khác đối diện.
Bọn em cũng thấy thế là xấc, vì dù sao lúc ấy ông Phú vẫn là tư lệnh Quân Đoàn 2,theo luật của quân đội VNCH, thì 2 sư đoàn KQ này dưới quyền ông Phú.
Ông Phú:
-Có chuyện gì xảy ra?
Chuẩn tướng Lượng không thèm đáp, mặt lầm lì. Chuẩn Tướng Oánh xẵng :
-Tôi muốn thưa với Thiếu tướng tôi được chỉ định làm Tư lệnh Mặt trận Nha Trang, vì Quân đoàn 2 không còn nữa. Tướng Phú đứng bật dậy, hỏi dồn:
-Lệnh ai? Anh nhận lệnh ai?
Tướng Oánh bảo: Thưa Thiếu tướng, lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, của Trung tướng Đồng Văn Khuyên từ Sài Gòn.
Các cụ cũng nên biết là theo tổ chức quân đội, người có quyền ra lệnh cho ông Phú phải là Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng, còn Trung tướng Khuyên là Tham mưu trưởng, không có quyền ra lệnh cho các Tư lệnh Quân đoàn, về vai vế và quyền hạn thì Tư lệnh quân đoàn và Tư lệnh quân chủng chỉ xếp sau Tổng tham mưu trưởng.
Chập tôí ông Phú dùng điện thoại tại văn phòng ông Lượng để gọi về Sài Gòn gặp trung Tướng Khuyên. Chả rõ cãi nhau gì, chỉ nghe ông Phú gào lên:
-Trung tướng hỏi tôi đi đâu à? Tôi bay chỉ huy.
-Tôi là Tư lệnh Quân đoàn. Đi đâu, đó là quyền của tôi. TrungTướng Thuần (Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan) cùng đi trên máy bay chỉ huy của tôi mấy tiếng đồng hồ, nhưng tôi không cần trungTướng phải tin. Và tôi cũng không phải trình Trung tướng.
Sau đó, ông Phú ra trực thăng bay về Phan Rang. Khi ông vừa ngồi lên xe Jeep để ra bãi đậu trực thăng, thì có thì có xe jeep cùng mấy quân cảnh và thiếu tá Hải, KQ, ông Hải quát ông Phú:
-Tại sao, tại sao, các ông là Tướng lại bỏ lính chạy. Ai phòng thủ căn cứ này.
Thiếu tá Huấn cùng đi với ông Phú, ngồi đè lên người ông Phú, rút súng ngắn chĩa về ông Hải ”Anh không được vô lễ, ông Tướng Tư lệnh Quân đoàn không có nhiệm vụ phải phòng thủ"
Ông Hải cáu, nhưng chỉ lầm bầm bảo đù mẹ, đánh giặc mà tướng chạy thế này ..
Vào đến Ninh Thuận, ông Phú được cho ngủ trên một cái giường lính tại ban chỉ huy của một tiểu đoàn Địa phương quân Ninh Thuận, phòng thủ căn cứ Phan Rang.
Một buổi trưa, ông Phú bay đến ngọn đồi “Lầu Ông Hoàng” ở Phan Thiết chờ ông Hiếu vì theo kế hoạch,Quân đoàn 3 chính thức phụ trách tuyến Ninh Thuận-Bình Thuận từ ngày 3/4. Giải tấn quân đoàn 2.
Bộ Tham mưu của ông Phú chỉ còn lại Thiếu tá Vinh,chánh văn phòng; Thiếu tá Hóa, tùy viên; Thiếu tá Huấn, sĩ quan báo chí và Đại tá Đức, Quyền Tư lệnh Sư đoàn 23BB.
Khoảng 2 chiều, Thiếu tá Hóa trình ông Phú là trực thăng của ông Hiếu sắp đáp xuống. Khi Thiếu tá hóa vừa ra, có lẽ ông Phú rút khẩu súng ngắn định tự sát vì nghe thấy tiếng của Đại tá Đức vang lên: “ThiếuTướng!”
Sau đó quân cảnh xô cửa vào, thấy ông Đức giằng được súng của ông Phú và ném xuống đất.
Tầm 5 giờ ông Hiếu bay ra, chả rõ hai ông nói gì với nhau, sau đó 2 ông bay đi gặp ông Trưởng ( Ngô Quang Trưởng) nhưng ông Trưởng bệnh nặng nằm thoi thóp, rồi 2 ông lại gặp ông Minh ( Đề đốc Hoàng Cơ Minh) để bàn kế hoạch phòng thủ. Nhưng ông Thiệu,ông Viên lại yêu cầu về phongf thủ Saì Gòn.
Ngày 5 tháng 4, ông Hiếu chết, thấy nói do tự sát.
Ngày 29 tháng 4, ông Phú uống thuốc độc, vật vã mãi đến trưa 30 mới chết.
Em thấy ông Thiệu và ông Viên quyết định đúng đấy, nếu không thì đổ máu sẽ nhiều hơn mà khôbg đổi cục diện được!Như thiếu tướng Hiếu nói triệt thoái cao nguyên là sai lầm lớn của ông Thiệu và ông Viên ( đại tướng Cao Văn Viên).
Những ngày đầu tháng 4, bọn em có ở Nha Trang, lệnh là để lập phòng tuyến mới ngăn Cộng quân, em có gặp tướng Phú ở đây, và tình cảnh thêm thảm của ông,nếu các cụ thích, em kể cho.
Đúng là thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu cụ ạ.Kụ Buôn Gió là người đã có mặt trong giai đoạn lịch sử này nên những dòng Kụ viết rất lôi cuốn
Tướng Hiếu mà Kụ nhắc đến không biết có phải là Tướng Nguyễn Văn Hiếu không ạ? Cách đây chừng chục năm, bên ttvnol - Box Kiến thức Quốc phòng có loạt bài trong topic của Em trai tướng Nguyễn Văn Hiếu post về các tướng linhx VNCH, cũng khá nhiều thông tin để đọc và tìm hiểu
Trân trọng
Tướng Phú vốn gốc Bắc, người Hà Đông, có tham gia trận Điện Biên Phủ, là sỹ quan dù.Thật khổ cho tướng Phú, cháu không hiểu sao cụ ấy lại chọn một cái chết đau đớn đến vậy
Đúng là thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu cụ ạ.
Em không tiếp xúc tướng Hiếu nhiều,vì là sỹ quan cấp thấp, nhưng cá nhân thì luôn kính trọng ông.
Lúc đó, thực ra bọn em cũng có nhiề người nghĩ như hồi Mậu Thân 68, hoặc Mùa Hè đỏ lửa 72.Em thấy ông Thiệu và ông Viên quyết định đúng đấy, nếu không thì đổ máu sẽ nhiều hơn mà khôbg đổi cục diện được!
Em không đọc những cuốn đó, nhưng có lẽ mấy tác giả đó cũng không bịa ra đâu. Dù gì thì cũng bại trận rồi.Cảm ơn Kụ
Theo quan điểm của em trai Tướng Hiếu thể hiện trong loạt bài bên ttvnol khi đó ( các kụ soạt Gúc vẫn còn), thì anh trai mình - tướng Hiếu- là một người thanh liêm, mẫn cán và cái chết của Tướng Hiếu được cho là liên quan đến một bộ phận tướng lãnh VNCH tham nhũng.
Về những ngày cuối cùng của VNCH, em thấy cuốn Tháng 3 gãy súng của Cao Xuân Huy, Ngày N+1 của Hoàng Khởi Phong - bản trên internet viết cô đọng và trần, thật. Không biết có đúng vậy không ạ?
Kụ Buôn Gió kể tiếp đi ợ
cụ kể đi, người như cụ bh mới là người bọn em nghe và ngậm ngùi. A em 1 nhà bao năm rồi màNhư thiếu tướng Hiếu nói triệt thoái cao nguyên là sai lầm lớn của ông Thiệu và ông Viên ( đại tướng Cao Văn Viên).
Những ngày đầu tháng 4, bọn em có ở Nha Trang, lệnh là để lập phòng tuyến mới ngăn Cộng quân, em có gặp tướng Phú ở đây, và tình cảnh thêm thảm của ông,nếu các cụ thích, em kể cho.
phát biểu thế này mà cũng được hơn ngàn mã lực cơ à? giờ là thời đại nào rồi cụ mà còn phân biệt?q
nghe hai tai hay mấy tai cũng vậy, cụ chủ là phe nào, người nước nào mà gọi là cộng quân, vậy cụ là nguỵ quân thì mời đi Mẽo theo diện HO cho Hoa Kỳ trả lương, k nên ở lại VN làm gì
Không đồng tình với quan điểm của cụ. Gửi cụ chén vangq
nghe hai tai hay mấy tai cũng vậy, cụ chủ là phe nào, người nước nào mà gọi là cộng quân, vậy cụ là nguỵ quân thì mời đi Mẽo theo diện HO cho Hoa Kỳ trả lương, k nên ở lại VN làm gì
Thế cụ là người phe nào?q
nghe hai tai hay mấy tai cũng vậy, cụ chủ là phe nào, người nước nào mà gọi là cộng quân, vậy cụ là nguỵ quân thì mời đi Mẽo theo diện HO cho Hoa Kỳ trả lương, k nên ở lại VN làm gì
Cụ nâng cao quan điểm quá,chắc cụ Buôn gio vô tình thôi.Cuối tuần rồi thư giãn tý đi cụ ạ,có phải họp chi bộ đâuvấn đề là VN giờ k dùng từ nguỵ quân, nguỵ quyền thì bên kia cũng đừng dùng từ cộng quân nữa. để cho công bằng, k nên phân biệt đối xử, chiến tranh k ai nói hay được, nói thế có được k ah