- Biển số
- OF-161411
- Ngày cấp bằng
- 19/10/12
- Số km
- 109
- Động cơ
- 349,680 Mã lực
Phương án hiện đại hóa T-62 theo gói T-55M3 chỉ thay thế pháo 120mm sẽ vừa tận dụng được những thử nghiệm đã triển khai lại vừa cung cấp được cho T-62 một sức mạnh mới.
Thời gian vừa qua, Việt Nam và Israel đã có dự án hợp tác hiện đại hóa những xe tăng lạc hậu T-54/55 lên chuẩn T-55M3 hiện đại hơn với một số nâng cấp chính sau:
Thay pháo D-10T2S 100mm cũ bằng pháo nòng xoắn M-68 105mm của Israel có ốp cách nhiệt nhằm nâng cao tuổi thọ, giảm độ cong nòng và mài mòn do nhiệt tới 70% so với pháo cũ cũng như tăng độ chính xác khi bắn.
Pháo M-68 có khả năng bắn các loại đạn hiện đại như đạn xuyên giáp dưới cỡ M-246 và đạn xuyên lõm M-456, 2 loại đạn này xuyên được hơn 450mm giáp đồng nhất ở cự ly 1.000m hay đạn phá hủy vật liệu và sát thương APAM.
Vũ khí phụ của xe gồm 1 khẩu cối 60mm để đối phó với những mục tiêu bị che khuất và súng máy hạng nặng NSV 12,7mm do Việt Nam chế tạo có khả năng tấn công các mục tiêu bay thấp trên không. T-55M3 còn được lắp giáp phản ứng nổ Blazer cung cấp khả năng bảo vệ tương đương 450mm RHA, thay thế động cơ mới có công suất 580 mã lực cho khả năng vận động cao hơn cùng thiết bị cảm biến khí tượng MAWS6056B do công ty Idram của Thụy Sỹ chế tạo.
Mặc dù sức mạnh của xe tăng T-55M3 đã cao hơn rất nhiều so với nguyên bản T-54/55 cũ nhưng vẫn còn tồn tại không ít nhược điểm mà vấn đề lớn nhất chính là hỏa lực. Cụ thể, pháo M-68 dựa trên nguyên mẫu L7 của Anh ra đời cách đây nửa thế kỷ đã lạc hậu, mặc dù được trang bị các loại đạn mới nhưng vẫn không thể bắn thủng giáp trước của các loại tăng hiện đại, quá yếu so với những phiên bản T-54/55 nâng cấp với pháo 125mm do Trung Quốc hay Nga thực hiện.
Thậm chí ngay cả gói nâng cấp trang bị pháo 125mm cùng hệ thống nạp đạn tự động cho xe tăng T-54/55 cũng bị đánh giá là không thành công vì tháp pháo nguyên bản của T-54/55 quá nhỏ bé. Khi lắp hệ thống nạp đạn tự động, kể cả đã tiến hành sửa đổi lớn cho tháp pháo thì vẫn chưa bảo đảm độ ổn định tầm-hướng cần thiết khi xe chạy, ngoài ra cơ số đạn mang theo cũng bị giảm xuống chỉ còn 30 viên và hơn hết phương án này quá phức tạp với chi phí bỏ ra rất lớn.
Qua đánh giá một vài thông số cơ bản thì có thể thấy phương án nâng cấp xe tăng T-54/55 tồn tại quá nhiều nhược điểm, không nên tiếp tục triển khai và thực tế đã cho thấy sau khi hoàn thành 1 chiếc để thử nghiệm, dự án T-55M3 đã bị đình lại. Tuy nhiên, những gì đã triển khai trên xe tăng T-55M3 hoàn toàn có thể áp dụng với một số sửa đổi nhỏ trên xe tăng T-62 nhằm nâng cao sức mạnh của lực lượng tăng-thiết giáp Việt Nam.
T-62 là một bước tiến xa hơn nữa trong chu kì phát triển xe tăng của Liên Xô từ sự khởi đầu của dòng T-54/T-55. T-62 bắt đầu được sản xuất từ năm 1961 và dây chuyền chế tạo vẫn còn hoạt động cho đến tận năm 1975.
Do được phát triển từ T-54/55 nên T-62 có khá nhiều điểm tương đồng như thân xe thiết kế 5 bánh chịu lực với 3 bánh đầu tiên lắp gần nhau trong khi khoảng cách giữa bánh thứ 3,4,5 là lớn hơn một chút, đĩa xích nằm ở phía sau trong khi bánh dẫn hướng nằm ở phía trước không đi kèm các con lăn hỗ trợ. Tháp pháo T-62 có hình tròn đặt tại vị trí bánh xích thứ 3, có hình dáng giống quả trứng hơn các thế hệ T-54/T-55 do được chế tạo lớn hơn để mang pháo nòng trơn D-68 115mm.
Điểm thay đổi lớn nhất giữa T-54/55 và T-62 chính là tháp pháo và pháo mới cung cấp cho xe hỏa lực tốt hơn. Tuy nhiên pháo D-68 115mm cũng đã rất lạc hậu, đặc biệt do bị “bỏ quên” từ lâu nên các loại đạn dành cho D-68 đều thuộc thế hệ cũ, có tính năng chiến đấu không hề cao hơn pháo M-68 trên T-55M3, chưa thể đối đầu trực tiếp với những xe tăng hiện đại.
Với vai trò xe tăng chủ lực hiện đại nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam, T-62 nên là đối tượng được nâng cấp khả năng chiến đấu hơn là T-54/55. Những nâng cấp trên T-55M3 như giáp phản ứng nổ Blazer, cối 60mm, thiết bị cảm biến khí tượng MAWS6056B… hoàn toàn có thể lắp đặt trên T-62 một cách dễ dàng. Đặc biệt, tháp pháo lớn hơn của T-62 được đánh giá có thể cho phép mang pháo MG-253 120mm – loại đang được lắp đặt trên các thế hệ xe tăng Merkava mới nhất của Israel.
Phương án thay pháo nòng trơn D-68 115mm bằng pháo MG-253 120mm có một số ưu điểm so với trang bị pháo 2A46 125mm như triển khai đơn giản hơn, không yêu cầu phải sửa đổi lớn trên tháp pháo để tiếp nhận hệ thống nạp đạn tự động. Dễ dàng đồng bộ hóa với các thiết bị khác trên xe do có cùng xuất xứ Israel, nhất là có thể mua được giấy phép sản xuất các loại đạn công nghệ cao dễ dàng hơn nhiều so với việc mua của Nga.
Phương án hiện đại hóa T-62 theo gói nâng cấp T-55M3, chỉ thay thế pháo nòng xoắn M-68 105mm bằng pháo nòng trơn MG-253 120mm sẽ vừa tận dụng được những thử nghiệm đã triển khai trên T-55M3 lại vừa cung cấp cho những chiếc T-62 một năng lực chiến đấu mới, hoàn toàn đủ khả năng đối đầu với những loại xe tăng chủ lực hàng đầu hiện nay. Đây là một phương án thiết nghĩ nên được triển khai trong giai đoạn tới để nâng cao sức mạnh của Binh chủng tăng-thiết giáp Việt Nam.
Thời gian vừa qua, Việt Nam và Israel đã có dự án hợp tác hiện đại hóa những xe tăng lạc hậu T-54/55 lên chuẩn T-55M3 hiện đại hơn với một số nâng cấp chính sau:
Thay pháo D-10T2S 100mm cũ bằng pháo nòng xoắn M-68 105mm của Israel có ốp cách nhiệt nhằm nâng cao tuổi thọ, giảm độ cong nòng và mài mòn do nhiệt tới 70% so với pháo cũ cũng như tăng độ chính xác khi bắn.
Pháo M-68 có khả năng bắn các loại đạn hiện đại như đạn xuyên giáp dưới cỡ M-246 và đạn xuyên lõm M-456, 2 loại đạn này xuyên được hơn 450mm giáp đồng nhất ở cự ly 1.000m hay đạn phá hủy vật liệu và sát thương APAM.
Vũ khí phụ của xe gồm 1 khẩu cối 60mm để đối phó với những mục tiêu bị che khuất và súng máy hạng nặng NSV 12,7mm do Việt Nam chế tạo có khả năng tấn công các mục tiêu bay thấp trên không. T-55M3 còn được lắp giáp phản ứng nổ Blazer cung cấp khả năng bảo vệ tương đương 450mm RHA, thay thế động cơ mới có công suất 580 mã lực cho khả năng vận động cao hơn cùng thiết bị cảm biến khí tượng MAWS6056B do công ty Idram của Thụy Sỹ chế tạo.
Mặc dù sức mạnh của xe tăng T-55M3 đã cao hơn rất nhiều so với nguyên bản T-54/55 cũ nhưng vẫn còn tồn tại không ít nhược điểm mà vấn đề lớn nhất chính là hỏa lực. Cụ thể, pháo M-68 dựa trên nguyên mẫu L7 của Anh ra đời cách đây nửa thế kỷ đã lạc hậu, mặc dù được trang bị các loại đạn mới nhưng vẫn không thể bắn thủng giáp trước của các loại tăng hiện đại, quá yếu so với những phiên bản T-54/55 nâng cấp với pháo 125mm do Trung Quốc hay Nga thực hiện.
Thậm chí ngay cả gói nâng cấp trang bị pháo 125mm cùng hệ thống nạp đạn tự động cho xe tăng T-54/55 cũng bị đánh giá là không thành công vì tháp pháo nguyên bản của T-54/55 quá nhỏ bé. Khi lắp hệ thống nạp đạn tự động, kể cả đã tiến hành sửa đổi lớn cho tháp pháo thì vẫn chưa bảo đảm độ ổn định tầm-hướng cần thiết khi xe chạy, ngoài ra cơ số đạn mang theo cũng bị giảm xuống chỉ còn 30 viên và hơn hết phương án này quá phức tạp với chi phí bỏ ra rất lớn.
Qua đánh giá một vài thông số cơ bản thì có thể thấy phương án nâng cấp xe tăng T-54/55 tồn tại quá nhiều nhược điểm, không nên tiếp tục triển khai và thực tế đã cho thấy sau khi hoàn thành 1 chiếc để thử nghiệm, dự án T-55M3 đã bị đình lại. Tuy nhiên, những gì đã triển khai trên xe tăng T-55M3 hoàn toàn có thể áp dụng với một số sửa đổi nhỏ trên xe tăng T-62 nhằm nâng cao sức mạnh của lực lượng tăng-thiết giáp Việt Nam.
T-62 là một bước tiến xa hơn nữa trong chu kì phát triển xe tăng của Liên Xô từ sự khởi đầu của dòng T-54/T-55. T-62 bắt đầu được sản xuất từ năm 1961 và dây chuyền chế tạo vẫn còn hoạt động cho đến tận năm 1975.
Do được phát triển từ T-54/55 nên T-62 có khá nhiều điểm tương đồng như thân xe thiết kế 5 bánh chịu lực với 3 bánh đầu tiên lắp gần nhau trong khi khoảng cách giữa bánh thứ 3,4,5 là lớn hơn một chút, đĩa xích nằm ở phía sau trong khi bánh dẫn hướng nằm ở phía trước không đi kèm các con lăn hỗ trợ. Tháp pháo T-62 có hình tròn đặt tại vị trí bánh xích thứ 3, có hình dáng giống quả trứng hơn các thế hệ T-54/T-55 do được chế tạo lớn hơn để mang pháo nòng trơn D-68 115mm.
Điểm thay đổi lớn nhất giữa T-54/55 và T-62 chính là tháp pháo và pháo mới cung cấp cho xe hỏa lực tốt hơn. Tuy nhiên pháo D-68 115mm cũng đã rất lạc hậu, đặc biệt do bị “bỏ quên” từ lâu nên các loại đạn dành cho D-68 đều thuộc thế hệ cũ, có tính năng chiến đấu không hề cao hơn pháo M-68 trên T-55M3, chưa thể đối đầu trực tiếp với những xe tăng hiện đại.
Với vai trò xe tăng chủ lực hiện đại nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam, T-62 nên là đối tượng được nâng cấp khả năng chiến đấu hơn là T-54/55. Những nâng cấp trên T-55M3 như giáp phản ứng nổ Blazer, cối 60mm, thiết bị cảm biến khí tượng MAWS6056B… hoàn toàn có thể lắp đặt trên T-62 một cách dễ dàng. Đặc biệt, tháp pháo lớn hơn của T-62 được đánh giá có thể cho phép mang pháo MG-253 120mm – loại đang được lắp đặt trên các thế hệ xe tăng Merkava mới nhất của Israel.
Phương án thay pháo nòng trơn D-68 115mm bằng pháo MG-253 120mm có một số ưu điểm so với trang bị pháo 2A46 125mm như triển khai đơn giản hơn, không yêu cầu phải sửa đổi lớn trên tháp pháo để tiếp nhận hệ thống nạp đạn tự động. Dễ dàng đồng bộ hóa với các thiết bị khác trên xe do có cùng xuất xứ Israel, nhất là có thể mua được giấy phép sản xuất các loại đạn công nghệ cao dễ dàng hơn nhiều so với việc mua của Nga.
Phương án hiện đại hóa T-62 theo gói nâng cấp T-55M3, chỉ thay thế pháo nòng xoắn M-68 105mm bằng pháo nòng trơn MG-253 120mm sẽ vừa tận dụng được những thử nghiệm đã triển khai trên T-55M3 lại vừa cung cấp cho những chiếc T-62 một năng lực chiến đấu mới, hoàn toàn đủ khả năng đối đầu với những loại xe tăng chủ lực hàng đầu hiện nay. Đây là một phương án thiết nghĩ nên được triển khai trong giai đoạn tới để nâng cao sức mạnh của Binh chủng tăng-thiết giáp Việt Nam.