[Funland] Nam sinh dùng dao bấm đâm thầy giáo vì bị nhắc nhở sau khi xăm hình

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,845
Động cơ
479,063 Mã lực

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,845
Động cơ
479,063 Mã lực

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,845
Động cơ
479,063 Mã lực
Ngớ ngẩn thôi chứ chả sao cả.
Thế a? Bây giờ tôi mới biết tự dẫn bài của mình là ngớ ngẩn.

Ở cái xứ này hay thật đấy, copy & p bài của người khác là thông minh, được cấp bằng giáo sư, tiến sỹ này nọ, còn cóp bài của chính mình lại bị cho là ngớ ngẩn.

Hay tôi không hiểu nghĩa của từ này?
 

iumoa

Xe hơi
Biển số
OF-341420
Ngày cấp bằng
4/11/14
Số km
150
Động cơ
274,744 Mã lực
Nơi ở
Trung Văn
Năm em học cũng có mấy thằng cầm dao doạ thầy cô rồi, nhưng năm đó chưa có nhiều thông tin như bây giờ, chứ em nghĩ thời nào cũng có thôi. Không gì lạ
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,845
Động cơ
479,063 Mã lực
Thế a? Bây giờ tôi mới biết tự dẫn bài của mình là ngớ ngẩn.

Ở cái xứ này hay thật đấy, copy & p bài của người khác là thông minh, được cấp bằng giáo sư, tiến sỹ này nọ, còn cóp bài của chính mình lại bị cho là ngớ ngẩn.

Hay tôi không hiểu nghĩa của từ này?
oto.giacmoxa Xe tăng

Biển số:
OF-61976
Ngày cấp bằng:
16/4/10
Số km:
1,825
Động cơ OF:
27 mã lực
Xếp hạng mã lực:
12,900


2 lão đại nhân độc chiếm thớt?

2000 xưa cơm mẹ nấu rồi

chừ TIÊN HỌC PHÍ - HẬU HỌC THÊM
Ý hay, ta nên ghi.


Nhà cháu cũng hay chơi với cả các thày lẫn các trò do hay lê la ở quán nước. Các thày cứ nói chuyện bô bô rằng các trò hiện đại lễ phép lắm vì ở trường khi xưng hô thì trò luôn miệng thưa thốt thưa thày cái này thưa cô cái nọ.

Nhưng nghe các trò chém gió ở quán nước thì ông B bà C là lịch sự nhất, còn thường là con C với thằng D phạt tao Vãi...L.

Nếu mà xem chúng nó chát trên nét thì thật kinh hoàng toàn là đm cái thằng E con F nó phạt bố nó đến vãi c...ra quần.

Thôi tả tiếp thì bậy lắm nên cho phép nhà cháu dừng ở đây.

Thật đúng là Thầy ...mất dạy (vì bị kỷ luật không cho dạy nữa) và Trò thì ... vô học! (vì có học hành gì đâu mà có học) hehe...

Chỉnh sửa cuối: Thứ bảy lúc 02:23
Cộng đồng Sáng tạo Việt Nam. We are a Team - Chúng ta là một Khối. www.ccvietnam.vn

Tôi cóp còm bên thớt kia sang để chứng minh sự ngớ ngẩn của mình
 

hpg

Xe tăng
Biển số
OF-86694
Ngày cấp bằng
26/2/11
Số km
1,119
Động cơ
426,806 Mã lực
Thế a? Bây giờ tôi mới biết tự dẫn bài của mình là ngớ ngẩn.

Ở cái xứ này hay thật đấy, copy & p bài của người khác là thông minh, được cấp bằng giáo sư, tiến sỹ này nọ, còn cóp bài của chính mình lại bị cho là ngớ ngẩn.

Hay tôi không hiểu nghĩa của từ này?
Khiếp cái nhà ông, lúc ông bảo là văn của ông. Lúc ông bảo ông đi bốc về, thế thì chả ngớ ngẩn à? Hay nhiều chữ quá đâm ra ngộ?
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,845
Động cơ
479,063 Mã lực
Khiếp cái nhà ông, lúc ông bảo là văn của ông. Lúc ông bảo ông đi bốc về, thế thì chả ngớ ngẩn à? Hay nhiều chữ quá đâm ra ngộ?
Thì đúng là văn của tôi đăng trên Vietnam nét nay tôi bốc về thì đã sao?
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,845
Động cơ
479,063 Mã lực
Thì đúng là văn của tôi đăng trên Vietnam nét nay tôi bốc về thì đã sao?
Hôi tôi mới đang bài, mọi người tranh luận sôi nổi lắm chỉ có anh Bộ giáo Dục là lờ đi thôi.

Rồi ý kiến nhỏ nhoi của tôi cũng rơi vào quên lãng như ý kiến đóng góp của bao người khác trong cái xã hội "Tiền trở thành ông chủ, còn con người biến thành đầy tớ của ông chủ tiền này". Mọi giá trị đều quy ra tiền hết kể cả quan hệ thày trò mà cha ông ta đã đề cao.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,845
Động cơ
479,063 Mã lực
Có câu chuyện thật là thế này:

Tôi có ông bạn rất dở hơi, cái gì người khác không dám nói thì ông ta nói thẳng thừng và có ông con lớp 12 cũng vậy, cãi cô giáo như hát hay trong khi những đưa khác tức nhưng không dám cãi vì sợ cô trù khi thi.

Ôn bố dở hơi kia mà các cụ gọi là ngáo đó bảo ông con lớp 12 rằng mày được lắm cứ thế mà phát huy.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,845
Động cơ
479,063 Mã lực
Cô giáo chủ nhiệm lớp ông thánh con đó thấy học trò hay đi muộn bèn nghĩ ra diệu kế cô nó trước lớp rằng ai đi muộn 5 phút thì nộp phạt 10 k.

Cả lớp đồng ý và ông thánh con kia hỏi: thế nếu cô đi muộn 5 phút thì cô có bị nộp phạt không?

Cô nghĩ một lúc rồi nói được ông mãnh con ạ. Vì cô hay đến muộn và bắt học sinh đợi nhất lớp giờ nó hỏi thế chẳng nhẽ lại rút lại lời thì còn gì uy tín với học trò nữa.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,845
Động cơ
479,063 Mã lực
Ông thánh con kia không nói gì nữa, ông ta kiếm 1 quyển sổ ghi chép Thứ 2 cô đi muộn 10 phút 10k và bắt lớp trưởng ký xác nhận, thứ 4 cô muộn 10 phút phạt 1o k, thứ 6 cô bị phạt 10k nữa. Tổng cộng tuần qua cô bị phạt 3o k và có chữ ký xác nhận của lớp trưởng đàng hoàng.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,845
Động cơ
479,063 Mã lực
Thứ 2 sau khi chào cờ xong, về họp lớp cô hỏi lớp trưởng về tình hình đi muộn. Lớp trưởng báo cáo học trò không đứa nào đi muộn cả (vì chúng bao che cho nhau).

Cô đang gật gù tận hưởng mưu kế của mình thành công rực rỡ thì ông thánh con cầm quyển sổ ghi chép đứng dậy và phát biểu:"thưa cô tuần qua chỉ có cô đi muộn 3 buổi và bị phạt 30k tuần vừa rồi thôi ạ"

Nói rồi ông thánh ấy đưa quyển sổ ghi chép đi muộn cho cô giáo xem.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,845
Động cơ
479,063 Mã lực
Thêm bức tâm thư của thày cô giáo gửi bộ trưởng giáo dục:

8 thỉnh cầu của một giáo viên gửi bộ trưởng Bộ GD-ĐT
11/05/2016 09:22 GMT+7

TTO - Tuổi Trẻ xin giới thiệu bài viết của cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền, hiện đang giảng dạy tại một trường THPT ở TP.HCM. Bài viết này chính là lá thư cô nhờ 
Tuổi Trẻ chuyển đến tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.

Nhiều học sinh suốt ngày bị giam trong cái “vòng kim cô” của việc học - Ảnh: Như Hùng
Ngành giáo dục của chúng ta phải giáo dục được cho học sinh lòng tự trọng. Bởi có tự trọng thì con người sẽ hạn chế làm điều ác, điều xấu, ra đời sẽ không tham ô, tham nhũng, không chạy chức chạy quyền bằng mọi giá, không vì quyền lợi của mình mà giẫm đạp lên người khác






Tuổi Trẻ xin được trích đăng.

Thưa Bộ trưởng,


1. Xin Bộ trưởng hãy nhìn vào học sinh lớp 12 trong giờ học. Có được một kẽ hở thời gian nào là các em gục xuống bàn ngủ ngay bất cứ lúc nào. Những gương mặt hốc hác, mệt mỏi, bơ phờ vì thiếu ngủ, vì phải học quá nhiều.

Học ở trường, học thêm ở các trung tâm và thầy cô; học ở nhà; học từ sáng đến tối không kịp ăn, không được ngủ. Học như điên như khùng, để rồi khi thi xong thì chẳng nhớ gì. Ôm mớ kiến thức ôm đồm, nhưng ra đời chẳng áp dụng được bao nhiêu.

Suốt ngày các em bị giam trong cái “vòng kim cô” của việc học, mà không biết những gì đang xảy ra xung quanh mình. Nếu có biết cũng chỉ lơ mơ vì không có thời gian. Nhận thức các vấn đề xã hội một cách ấu trĩ.

Để rồi khi ra đời các em lại thiếu những kỹ năng cần thiết nhất: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử, không biết cách bảo vệ mình; không biết bênh vực cái tốt. Và trước cái ác, cái xấu cũng không dám lên tiếng phản đối.

2. Xin Bộ trưởng chấm dứt nỗi lo sợ cho giáo viên, học sinh và cả phụ huynh nữa bởi sự thay đổi liên tục trong giáo dục, đặc biệt là trong thi cử. Hãy cho chúng tôi sự yên lòng. Đừng có năm nay thi kiểu này, năm sau thi kiểu khác.

Dạy học theo “Nghiên cứu bài học” chưa đâu vào đâu lại chuyển sang “Tích hợp liên môn”, rồi phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Liệu sau đó có còn phương pháp “nhào bột”, “làm bánh” nữa hay không?

Mà tất cả những thay đổi ấy, bộ chỉ phán một cách chung chung về lý thuyết, còn nữa là giáo viên tự bơi, và mỗi nơi bơi một kiểu, có nơi bơi được có nơi bị chìm.

3. Xin Bộ trưởng hãy mở rộng cơ chế bổ nhiệm đội ngũ quản lý. Hãy để cho tất cả giáo viên có quyền thật sự được lựa chọn hiệu trưởng của trường, và quyền được ứng cử vào vị trí mà họ thấy phù hợp. Miễn rằng họ có đủ năng lực, uy tín và đề án của họ thuyết phục mọi người, mà không bị ràng buộc bởi các tiêu chí: bằng cấp, cơ cấu, đảng viên...đặc biệt là “được lòng” cấp trên.

Một người hiệu trưởng có tầm, có tâm, có tài sẽ tạo ra sự bứt phá ngoạn mục, làm thay đổi bộ mặt của một ngôi trường.

Hiện nay, có rất nhiều hiệu trưởng tư duy già nua cũ kỹ, bảo thủ, ngại đổi mới, đi theo lối mòn đã từ mấy chục năm về trước. Trong lúc giáo dục đang thời kỳ toàn cầu hóa, đang thay đổi từng ngày mà họ vẫn “bình chân như vại”, ngồi yên chễm chệ trên “ngai” của mình.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng hãy cho các hiệu trưởng khoảng tự do cần thiết để họ đổi mới sáng tạo. Đừng bảo họ bay lên trong khi đôi cánh đã bị buộc chặt.

Và cũng rất không nên để tình trạng mỗi khi đã làm hiệu trưởng có nghĩa sẽ làm suốt đời, đến khi về hưu mà không có hình thức “buộc thôi chức”. Chính điều này dẫn tới tâm lý an phận.

Thực tế là mọi sự đổi mới của một hiệu trưởng chỉ tập trung trong vài ba năm đầu, còn sau đó là “lối cũ ta về”.

Cho nên, để một người làm hiệu trưởng tại một trường tới 15 - 20 năm đó là một sự kìm hãm, thậm chí là một thảm họa.

Cần có sự luân chuyển hiệu trưởng tới nhiều loại trường khác nhau. Không nên để một người làm hiệu trưởng quá 2 nhiệm kỳ tại một nơi, và mỗi nhiệm kỳ tối đa chỉ nên 4 năm.

Có vậy mới chứng minh được thực tài hay yếu kém, và họ mới nỗ lực phấn đấu hết mình.

Ngay cả đối với giáo viên, các tổ trưởng chuyên môn cũng nên có sự luân chuyển như thế thì mới phát huy được tiềm năng ẩn chứa trong mỗi người. Phải đặt họ vào hoàn cảnh luôn phải đổi mới, phải thích nghi.

4. Thưa Bộ trưởng, có cần phải duy trì quá nhiều sổ sách như vậy cho mỗi giáo viên hay không? Mà trong đó rất nhiều cuốn chủ yếu để “hành là chính”: sổ báo giảng, sổ tự bồi dưỡng, sổ ghi chép...

Hằng năm, tất cả các giáo viên đều phải trải qua kiểm tra giáo án, kể cả giáo viên mới ra trường và giáo viên sắp về hưu. Sự cào bằng này làm mất tính sư phạm và sự tôn trọng đối với thầy cô lớn tuổi có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Và nhất là làm cho giáo viên có cảm giác họ bị quản lý như học trò, chứ không phải thầy cô.

Hiệu quả làm việc của một giáo viên là ở chất lượng giờ dạy, là sự tâm huyết với nghề, chứ đâu phải ở những cuốn sổ kia.

Chưa kể thời đại công nghệ, mỗi giáo viên có cách lưu trữ tài liệu theo cách riêng của mình. Đâu nhất thiết phải ghi chép ra sổ sách?

Giáo viên giỏi là tất cả các giáo án phải nằm trong đầu, chứ không phải ở trên những trang giấy.

Hãy đánh giá giáo viên ở phương pháp làm việc giỏi, chứ không phải ghi chép giỏi như kiểu thi “vở sạch chữ đẹp”!

5. Xin Bộ trưởng hãy nhân rộng những sáng kiến, kinh nghiệm hay trong ngành để các trường, các sở kịp thời học hỏi lẫn nhau. Thời đại công nghệ thông tin nhưng vẫn tồn tại tình trạng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”.

Ví dụ như sáng kiến “Thư viện xanh” của tỉnh Lâm Đồng - đưa thư viện lưu động ra ngay giữa sân trường, hay là đề thi trắc nghiệm của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015... đều rất tuyệt.

Tuy nhiên những điều này ít người biết và không được nhân rộng. Rất uổng phí.

6. Xin Bộ trưởng hãy tăng thêm chế độ đãi ngộ cho những giáo viên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; những giáo viên đang cắm bản để bám lớp, bám trường; những giáo viên đến trường phải đu dây hay trầm mình qua suối; những giáo viên mà trong cái nóng nực của mùa hè, một tháng họ chỉ được tắm gội có 2 lần vì không đủ nước; những giáo viên phải dạy ở những ngôi trường chỉ có nhà tranh vách đất, không điện, không nước, mỗi lớp chỉ có chục học sinh nhưng lại đủ các loại lớp khác nhau...

Thực sự họ là những người anh hùng của thời đại mới. Họ xứng đáng được đãi ngộ và tôn vinh.

7. Thưa Bộ trưởng, một thực tế ai cũng thấy là chương trình đại học của chúng ta hiện nay có đến 30% môn học không cần thiết. Với cương vị Bộ trưởng, ông có dám mạnh dạn bỏ những bộ môn đó, thay bằng những bộ môn chuyên ngành hữu dụng? Để khi ra trường sinh viên không đến nỗi thất nghiệp nhiều như hiện nay, vì một phần rất lớn là do chất lượng đào tạo quá yếu kém.

8. Trong mọi sự giáo dục thì giáo dục nhân cách con người vẫn là yếu tố hàng đầu. Việc quá thiên lệch về nhồi nhét kiến thức, coi nhẹ giáo dục đạo đức của ngành giáo dục mấy chục năm nay đã thấy được hệ lụy của nó.

Thưa Bộ trưởng, ngành giáo dục của chúng ta phải giáo dục được cho học sinh lòng tự trọng. Bởi có tự trọng thì con người sẽ hạn chế làm điều ác, điều xấu, ra đời sẽ không tham ô, tham nhũng, không chạy chức chạy quyền bằng mọi giá, không vì quyền lợi của mình mà giẫm đạp lên người khác. Những hình ảnh xấu xí của người Việt hiện nay phần lớn cũng do thiếu tự trọng mà ra

HOÀNG THỊ THU HIỀN

Link: https://tuoitre.vn/8-thinh-cau-cua-mot-giao-vien-gui-bo-truong-bo-gddt-1098742.htm
 
Chỉnh sửa cuối:

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,845
Động cơ
479,063 Mã lực
Cô giáo bắt học trò uống nước "vắt ra từ giẻ lau bảng" có thể bị phạt đến 3 năm tù

Bảo Minh | 05/04/2018 19:08


Theo các luật sư, hành vi phạt học trò uống nước vắt ra từ giẻ lau bảng của cô giáo có dấu hiệu phạm tội "Hành hạ người khác" hoặc "Làm nhục người khác", có thể bị xử lý hình sự.
Khởi tố thuỷ thủ tàu viễn dương dội ca axit lên người vợ giáo viên

Mới đây, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương - chủ nhiệm lớp 3A5 Trường tiểu học An Đồng (xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng) bị phản ánh bắt một học sinh nói chuyện riêng trong lớp uống nước "vắt ra từ giẻ lau bảng".

Ngay sau khi tiếp nhận được thông tin, bà Trần Thị Ngọc Bảo (Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Đồng) yêu cầu nữ giáo viên này đến gặp gia đình em Phạm Phương A. để xin lỗi. Nhà trường cũng đã kỷ luật cảnh cáo, quyết định dừng công tác đối với cô giáo này.

Hành vi của nữ giáo viên bị dư luận lên án, nhiều luật sư cũng cho rằng hành vi của cô giáo có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự với mức án lên tới 3 năm.


Bảng kiểm điểm của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Hà Ngọc Tuyền (Đoàn luật sư TP HCM) cho rằng hành vi của cô giáo có dấu hiệu phạm tội "Làm nhục người khác". Trong trường hợp mức độ hậu quả nghiêm trọng thì có thể xem là hành vi có tính chất nghiêm trọng, có dấu hiệu phạm tội "Cố ý gây tổn hại sức khỏe người khác" hoặc tội "Hành hạ người khác".

Khoản 1, điều 155 BLHS 2015 quy định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm tù.

"Trong trường hợp này, hành vi của cô giáo có dấu hiệu tội làm nhục người khác. Tuy nhiên, cơ quan chức xử lý hành chính hay xử lý bằng hình sự cần phải xem xét đến tính chất nghiêm trọng của hành vi, ý thức chủ quan của cô giáo để kết luận.

Theo tôi, nhà trường nên áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường là phù hợp, bởi vì chưa đến mức cấu thành tội phạm hình sự" - luật sư Tuyền cho biết.

Theo luật sư, mục đích của cô giáo là muốn răn đe học sinh không nói chuyện ảnh hưởng học tập của các học sinh khác, chứ không phải nhằm xúc phạm nhân phẩm học sinh.

Hơn nữa, hậu quả xảy ra không đến mức nghiêm trọng vì sức khỏe, tâm lý của cháu bé chưa bị ảnh hưởng. Cô giáo cũng đã nhận sai và gia đình cháu bé cũng chỉ yêu cầu ở mức độ xin lỗi.

"Đây là bài học, mà các giáo viên khi phạt học sinh phải có biện pháp phù hợp và phối hợp với gia đình để tránh những trường hợp hình phạt quá mức cần thiết dẫn đến vi phạm pháp luật" - luật sư Tuyền nói.


Tương tự, luật sư Trần Ngọc Nữ (Đoàn luật sư TP HCM, Chi hội trưởng chi hội Luật sư Bảo vệ quyền trẻ em) cũng cho rằng hành vi của cô giáo có thể cấu thành tội "Hành hạ người khác" theo khoản 2, điều 140 BLHS 2015 với mức án từ 1-3 năm tù.

Điều 140. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên

c) Đối với 02 người trở lên.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên.

b) Đối với 02 người trở lên.

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

d) Đối với người đang thi hành công vụ.

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên.

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Link: http://soha.vn/co-giao-bat-hoc-tro-uong-nuoc-vat-ra-tu-gie-lau-bang-co-the-bi-phat-den-3-nam-tu-20180405155955146.htm
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,845
Động cơ
479,063 Mã lực
GS Phạm Tất Dong: Bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng là xâm phạm thân thể con người

Hoàng Đan | 05/04/2018 14:06

14


Giáo sư Phạm Tất Dong. Ảnh: Lao động.
Giáo sư Dong cho hay, chúng ta vẫn kêu gọi phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các cháu không ăn quà vặt ở cổng trường mà cô giáo lại bắt học sinh uống nước bẩn.
Học sinh lớp 3 bị bắt uống nước giẻ lau bảng: Cô cầm tay em bảo "uống thêm nữa"

Sáng 5/4, trao đổi với PV, GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo dõi việc cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương (chủ nhiệm lớp 3 Trường Tiểu học An Đồng, An Dương, Hải Phòng) bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng ông cảm thấy rất bức xúc.

"Không ai bắt học sinh, nhất là còn nhỏ tuổi như thế uống nước bẩn từ giẻ lau bảng ra cả. Việc này rất nguy hiểm và không ai có thể chấp nhận được hành vi này của cô giáo", GS Hạc nêu.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng bày tỏ, một cô giáo trẻ, đang dạy hợp đồng lại có hành vi phản khoa học, phản giáo dục như vậy càng đáng trách.

"Tôi đề nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý nghiêm hành vi này của cô giáo để làm gương trong toàn ngành", GS Hạc nhấn mạnh.

Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, so với việc cô giáo bắt học sinh phải quỳ chịu phạt khiến dư luận bức xúc cách đây chưa lâu thì việc cô giáo Hương bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng nguy hiểm hơn nhiều lần, phải xử nghiêm. Đó là hành vi xâm phạm thân thể con người, ở đây lại là học sinh nhỏ tuổi.

"Bắt uống nước từ giẻ lau bảng nếu chẳng may học sinh bị tiêu chảy hay sinh ra bệnh tật trong người thì vô cùng nguy hiểm. Chúng ta vẫn kêu gọi phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các cháu không ăn quà vặt ở cổng trường mà giờ lại bắt học sinh uống nước bẩn.

Tôi không thể hiểu tại sao một người làm công tác giáo dục, đào tạo con người có thể hành động như vậy", GS Dong nêu.

Theo Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam, các cháu khi ở nhà thường được nhắc rửa tay trước bữa ăn cho sạch, thế nhưng ở đây cô giáo lại ép học sinh uống nước giẻ lau bảng thì "sao mà chịu được?".

Ông nói: "Tôi tự hỏi, giờ cho cô giáo thử uống nước giẻ lau bảng đó xem có dám không, hay chỉ cần dính một tý bẩn vào chén nước là cô phải đổ bỏ? Dứt khoát không thể chấp nhận được hành động này".

Theo lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện An Dương, cô giáo Nguyễn Thị Minh Hương là giáo viên trẻ, đang dạy hợp đồng và do vào lớp thấy học sinh mất trật tự nên nóng giận, bộc phát mới có hành động như vậy.


Bày tỏ về việc này, GS Phạm Tất Dong khẳng định, dù có biện minh thế nào đi nữa thì hành vi của cô giáo này là sai, không bao giờ được xuất hiện trong ngành giáo dục.

Link: http://soha.vn/gs-pham-tat-dong-bat-hoc-sinh-uong-nuoc-gie-lau-bang-la-xam-pham-than-the-con-nguoi-20180405115001137.htm
 

Converter

Xe tải
Biển số
OF-562474
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
240
Động cơ
150,760 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top