[CCCĐ] Nam Mỹ - Ký ức còn lại !!!

Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
100_2782.jpg


Thánh địa đã hiện ra trong tầm mắt. Giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem ai đã tìm ra Machu Pichu và Thánh địa này là gì mà sao ai cũng mơ được đặt chân đến.

Để hiểu được lịch sử phức tạp của Thánh địa này, tôi xin dùng nguyên văn phân tích của nhà sử học TungNguyenMD để biết ai là người tìm ra nơi này:

Hiram Bingham và sự phát hiện ra Machu Picchu

Vào đầu thế kỷ 20 có một ông Giáo sư của trường đại học Yale – Hoa kỳ, tên là Hiram Bingham. Ông này nhà rất giầu mà giầu có gốc chứ không phải như bọn bán đất mới nổi ngày nay.(Gia đình vợ ông là một trong những gia đình quý tộc của nước Mỹ). Mà bọn giầu thì nó hay khùng, chẳng được học gì về khảo cổ học. Nhưng hâm hâm đi say mê nền văn minh Inca nên ông này quyết tâm sang Peru ngó nghiêng xem sao. Với mục đích đi tìm Vilcabamba – Thành trì cuối cùng của người Inca.
Đấy là đài báo chính thống nói thế, chứ bọn xấu và đài địch nó bảo ông này mê vàng của người Inca. Sang tìm xem có gì sót lại không kiếm cái dây chuyền đi tặng nhân tình :D Thôi thì miệng lưỡi thế gian biết làm sao được. Đầy ông cũng hành động tốt mà chúng nó còn thay nhau đưa lên Facebook dìm hàng kia kìa. Ở đời ghen ăn tức ở là chuyện bình thường đúng không các bác?

Mà Vilcabamba là cái gì mà ông Hiram Bingham này phải mất công đi tìm? Theo các giáo sĩ chép sử: Sau khi Manco Capac đệ nhị thất bại trong cuộc vây hãm Cusco. Ông ta đem rất nhiều vàng bạc và đồ thờ còn giấu được chạy lên phía bắc đi sâu vào trong rừng nhiệt đới. Ở đó ông cho xây dựng lại các cung điện, đền đài và cùng hoàng tộc sống ở trong đó.....

Khổ nỗi ông này mặc dù học lên tới GS, TS rồi nhưng chắc cũng mua bằng nên đọc sách không tới nơi tới chốn :)) . Vilcabamba đã bị Toledo phá cmn mất từ năm 1572 rồi còn đâu. Thế mà cứ đi tìm cái không hiện hữu. Theo cuốn “Lost city of the Incas” của ông thì ông đi khó khăn lắm. Mấy lần chết hụt, có cả lính hỗ trợ đi cùng...Chắc ông này cũng có máu cướp biển hay thám hiểm còn sót lại nên mới chăn êm, nệm ấm, rượu ngon, gái đẹp không dùng mà đùng đùng đi dấn thân vào chỗ nguy hiểm như thế. May cho ông này là sinh ra ở Mỹ chứ ở Việt nam thì chắc vợ con nó cho mẹ nó vào Trâu Quỳ mà thám với chả hiểm trong đó.

Ấy nhưng ông này lại ăn rùa, trong lần chán đời vì đi mãi không ra được kết quả gì. Buổi tối đến vào làng mua rượu rồi ngồi uống với bọn thanh niên thất nghiệp và mấy lão già nát rượu người địa phương chém gió. Chắc hôm đó lão già nào đấy cũng trượt lô đề nên mới say rượu nói cmn ra là gần đây trên núi Machu Picchu có một thành phố bị bỏ hoang và nếu mày cho tao tiền thì tao sẽ chỉ chỗ.

Úi rời! Tưởng gì chứ ông này nhà chẳng có gì, có mỗi tiền. Mắt ông sáng quắc lên, tay chân run lập cập đánh rơi cmn chai rượu đang uống dở mà đứng lên móc tiền ra ném vào lão già nát rượu kia.
Ngay lập tức ông này đánh dấu bản đồ và đến nơi đó khám phá. Nhưng đến nơi ông thất vọng vì toàn thấy rừng già với những cây cổ thụ rồi dây leo, tầm gửi bò lên che đầy những ngôi nhà rêu phong đổ nát. Ông chụp mấy kiểu ảnh, cho người ở lại lập bản đồ rồi cùng đoàn tùy tùng tiếp tục đi tìm Vilcabamba. Chắc trong bụng cũng chửi lão già nát rượu hôm qua lừa mình.

Hiram Bingham đi đến được một vùng trên bản đồ ông đánh dấu dựa theo các ghi chép của các nhà chép sử được coi là Vilcabamba. Ông cho người chặt cây, đào xới nhưng rốt cuộc chẳng có gì ngoài mấy hòn đá và mấy bộ xương người còn sót lại. (Sau này người ta xác định được vị trsi của Vilcabamba cách chỗ Hiram Bingham đào có đúng 200m. Tuy nhiên cũng chẳng còn gì)

Thất vọng ông quay về Mỹ, xin lỗi vợ con vì đi tiêu mất số tiền khá nhiều mà không làm được gì. Cứ tưởng rằng mọi chuyện trôi qua và chúng ta cũng chẳng bao giờ biết tới Machu Picchu nữa. Thì đùng một cái trong một đêm khó ngủ Hiram Bingham dậy lục đống sách cũ và bản đồ so đi so lại đo đạc, tính toán... nhưng chắc do say rượu nên ông lại tin Machu Picchu chính là Vilcabamba

Lập tức ông quay lại nhưng tiền đâu mà đi? Lần trước đã lấy một đống tiền của vợ đi tiêu rồi. Lần này mà còn mở miệng ra xin nữa có mà nó xé xác. Nên ông phải kêu gọi nhà tài trợ đó là Đại học Yale và tạp chí National Geographic. Đến Peru ông còn chém gió làm cho Tổng thống Peru tin là thật nên cũng ủng hộ và cho cả quân đội đi dọn dẹp cùng

Họ khai quật, đào bới từ năm 1912 đến năm 1915 dần dần Machu Picchu cũng được hiện rõ. Và trong thời gian này Hiram Bingham cũng cho chuyển rất nhiều cổ vật về Đại học Yale để nghiên cứu.
Nhưng ông này quan hệ với báo chí cũng kém. Đáng lẽ phải bỏ tiền ra PR rằng “Tao là kẻ đi cứu nền văn minh Inca, tao là người cầm chìa khóa mở cánh cửa bí mật vào Đế chế đã mất....” Thì ông lại kệ cmn thế là bọn báo giới tức điên lên. Đăng bài cho rằng ông đánh cắp cổ vật và vàng của Peru về Mỹ....

Thấy tình hình rất chi là tình hình, ông dek dám quay lại Peru nữa mà về Mỹ gia nhập không quân lái máy bay chơi chơi. Sau này ông cũng lên được tới thống đốc rồi thượng nghị sĩ bang Connecticut. Về già chán đời ông ngồi viết cuốn “Lost of the Incas” và vẫn tin rằng Machu Picchu là thành trì cuối cùng của người Inca

Thế còn số phận của những cổ vật của Machu Picchu bị ông đưa về Mỹ ra sao? Chính phủ Peru năm lần bảy lượt đòi trường Đại học Yale số cổ vật này. Ông Yale bảo “Chúng mày không đủ trình độ nghiên cứu đâu, cứ để tao giữ tao nghiên cứu cho. Khi tao công bố trên các tạp chí lớn. Mày lại chẳng thu được bội tiền ấy chứ....” Giọng này nghe quen lắm :)) Và cho đến tận năm 2010 gần 100 năm sau trường Đại học Yale mới trả hết cho chính phủ Peru số hiện vật đó

100_2784.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
IMG_4580.jpg


Ai là người xây Machu Picchu và để làm gì?

Theo như Hiram Bingham thì Machu Picchu là thành phố thiêng liêng, nơi đây chủ yếu là Đền thờ, điện đài dành cho các nghi lễ tôn giáo và đào tạo các tư tế. Nhưng một số người về sau lại cho rằng không phải như vậy mà là Cung điện mùa hè của Pachacuti ( vua đời thứ 9 của đế chế Inca - MJ )

Ông Pachacuti này thì giỏi giang lắm, đánh đông dẹp bắc mở rộng đế chế Inca.... nhưng về ăn chơi thì ông này cũng là số 1. Ông cho xây cung điện tại Cusco, Ollantaytambo và trong mùa hè nóng bức các mỹ nhân của ông ấy kêu nhiều quá nên để chiều lòng các mỹ nhân Pachacuti cho xây cmn một thành phố để nghỉ mát và phải độc đáo

Khu vực này mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới, lại thấp hơn Cusco nữa, khí hậu khá mát mẻ. Nên Pachacuti chọn nơi đây để xây cung điện. Mà ông này chơi cũng độc, xây một thành phố vừa trọn miếng đất trên đỉnh núi, không thừa tý nào, giữa hai bên là vách núi thẳng đứng. Và ra lệnh cho các KTS thời đó làm sao phải xây được 3 khu: Khu thờ cúng, khu ở, ăn chơi và kho tàng bến bãi. Hơn thế nữa (chắc do sợ hoàng hậu lên đánh ghen :D ) nên ông bắt phải xây dựng một thành phố có thể phòng thủ được. Và ngày nay nhìn vào tổng thể kiến trúc của Machu Picchu thì Hoàng hậu có lên cũng chỉ có đứng ngoài mà khóc gọi chồng.

Nhưng đen cho ông Pachacuti này Machu Picchu đang xây dựng dở thì ông tèo. Nên công cuộc xây dựng alij truyền cho con ông là Sapa thứ 10 xây dựng tiếp. Đến thời Sapa thứ 11 không biết ông này có hưởng thụ được nhiều ở Machu Picchu hay không? Nhưng ông bị bệnh Đậu mùa và mang bệnh này về đó dẫn đến toàn bộ cư dân ở đây chết hết vì dịch bệnh rồi Machu Picchu thành thành phố bỏ hoang.

Sau đó hai anh em Huascar và Atahualpa chỉ mải đánh nhau tranh giành quyền lực mà quên mất Machu Picchu nên vô tình không ai biết. Machu Picchu bị rừng xâm lấn dần, rồi nuốt trọn vào lòng. Tránh sự nhòm ngó của kẻ thù để rồi mãi cho đến thế kỷ 20 mới mở ra cho loài người chiêm ngưỡng.

Chính vì thế nên Machu Picchu luôn bí hiểm và một trong những bí hiểm đó các bạn hãy xem trong cùng bức ảnh tôi chụp dưới đây khi xoay dọc ra thì khi các bạn nhìn sẽ thấy cái gì. Và đó chỉ là một trong những vô vàn bí mật mà Machu Picchu đang nắm giữ
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
100_2785.jpg


Đường lên cũng ngoằn ngoèo khúc khuỷu ra trò.

100_2786.jpg


Hai lão này dễ tính nên em cứ hô diễn là có ảnh, còn bác cả 2S thì mãi về sau này khi đến Bolivia gặp và đi cùng đoàn các em xinh như mộng mới tươi cười hơn một tí.. :))
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
100_2789.jpg


Để hiểu về ngôi nhà này thì chắc lão MD sẽ nắm được rõ hơn, còn với em, để vào được ngôi nhà này cũng phải xếp hàng. Lúc này thì mỗi anh em tách nhau đi mỗi nơi khác nhau để tự thưởng thức cảnh đẹp nơi này.

100_2792.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
100_2793.jpg


Du khách đến đây mục đích chính là check in nên tình trạng tắc đường do chụp hình sẽ gặp thường xuyên.

100_2803.jpg


Cái chỗ đơn giản thế này cũng rồng rắn xếp hàng mới đến lượt vào chụp đấy nhé.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
100_2814.jpg


Thay vì chờ xếp hàng đến lượt em làm luôn kiểu vòng ngoài cho xong việc.

100_2821.jpg


Có vẻ như gia đình này đã tìm hiểu rất kỹ về thời gian và địa điểm để có thể ăn trưa ở một vị trí đắc địa thế này.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
100_2826.jpg


Đói và mệt các cụ ạ. Khu vực này vừa rộng lớn, lại vừa nằm trên cao nên không khí loãng cũng dễ mệt. Rất nhiều người, nhiều gia đình phải tìm chỗ nghỉ ngơi dọc đường thế này.

100_2829.jpg


Chỉ có thanh niên trẻ đẹp như này mới có sức để tươi cười gương cao ngọn cờ tổ quốc. Nói đến vụ cờ mấy anh em lần nào cũng tặc lưỡi uất hận vì không mang theo một lá cờ Việt Nam để giương cao ở những nơi tuyệt vời như vậy. Chặng đến Dakkar ở Bolivia mới trả giá đắt cho việc này.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
100_2830.jpg


Thánh địa chụp góc này cũng đẹp, mà sao họ cứ phải xếp hàng đông kín ở những chỗ khác làm gì nhỉ?

100_2847.jpg


Xa xa nhìn tưởng ruộng bậc thang, lại gần có cảm giác như những bậc thang dành cho người khổng lồ.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
100_2861.jpg


Nhìn phía xa tự nhiên có một căn nhà đá lợp lá đứng trơ khấc trên đỉnh núi với đoàn người xếp hàng dài bên cạnh. Em tò mò tiến lại xem sao.

100_2864.jpg


Khi vào trong thì không thấy có ai cả, cấu trúc cũng không có gì đặc biệt

100_2865.jpg


mái nhà tranh với dàn khung thế kia thì chắc chắn quá còn gì.
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
100_2867.jpg


Nhưng điều đặc biệt lại nằm ở bên cạnh phía sau căn nhà, tò mò quá không thể hiểu nổi nó là cái gì mà người ta xếp hàng dài dặc thế này.

100_2870.jpg


Đố các cụ biết họ đang làm gì đây?
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
100_2882.jpg


Thôi đã lỡ chui vào xếp hàng rồi nên em cũng không ngoại lệ, trở thành nạn nhân của những bức ảnh tuyệt vời này. Mấy tấm này em đã in ra dán tủ lạnh cho cả nhà lẫn khách khứa đến ngắm suốt.. kk

IMG_1455.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
100_2888.jpg


Bắt đầu đi sâu xuống Thánh địa để ngắm nhìn những công trình nghệ thuật của thời kỳ cổ đại. Từ ngày xửa xưa mà họ đã biết dựng nên những công trình chắc chắn thế này không cần xi măng vôi vữa gì cả thì thật là giỏi.

100_2892.jpg


Nhưng nhiều chỗ còn ngổn ngang và gồ ghề lắm, các cụ có thấy vậy không nhỉ?
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
100_2906.jpg


Có những tấm đá chỏng chơ thế này mà không ai dám ngồi lên

100_2917.jpg


Nhưng cũng có những viên đá được chăng dây bảo vệ và được sự quan tâm đặc biệt của những nhà khảo cổ học.

100_2923.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top