Thành phố với rất nhiều cây xanh
Các cụ nói "đi một ngày đàng học một sàng không" em thấy đúng vậy. Về kinh tế thì Vn có thể khá hơn Myanmar, nhưng về lối sống, con người em thấy mình nhiều cái không bằng bên đó. Dân mình nhiều khi bon chen quá, hơn thua quá, so bì, kèn cựa, tỵ nạnh, chèn ép nhau quá... thể hiện rõ nhất là văn hóa giao thông trên đường và ứng xử giữa con người với nhau. Có thể do dân Myanmar họ theo đạo Phật thật sự nên tư tưởng, văn hóa sống từ bi hỷ xả của đạo Phật thật sự ngấm vào con người họ, nên ứng xử của họ khá hòa nhã, biết điều.Cụ có thấy mình hiền đi rất nhiều sau khi từ Myanmar về Việt Nam? E vô tình đọc được bài của cụ. E thấy cụ thật là pro. E soát hết tất cả thông tin của cụ và thấy rất chuẩn chỉ. E sinh sống, học tập và làm việc tại Myanmar từ 2009-2014, ngoài ra e còn có công ty du lịch riêng tại Myanmar (dĩ nhiên là người bản địa đứng tên ). E rất mong khi ra đường người Việt mình được 1/10 văn hóa giao thông của họ (nhất là tại Yangon).
Hehe.. em đi bằng tất cả các phương tiện có thể. Miễn là tới đích.tưởng cụ phượt bằng xe máy cơ
http://vi.rfi.fr/chau-a/20120110-naypyidaw-thu-do-«-ma-»-cua-gioi-quan-su-mien-dienTại Naypyidaw, người ta có thể nhìn thấy những đại lộ rộng lớn như là các đường băng trong sân bay, nhưng lại rất vắng vẻ. Đây đó, nhiều công trình mọc lên như nấm, được tô điểm bởi các mặt tiền hào nhoáng của các khách sạn hạng sang và ánh đèn lấp lánh của các siêu thị lớn. Người bộ hành duy nhất lại là những người quét đường. nhật báo Le Monde số ra hôm nay có bài viết đặc biệt quan tâm đến Miến Điện, qua bài phóng sự « Naypyidaw, thủ đô « ma » của giới quân sự Miến Điện ».
Le Monde viết, thủ đô mới của Miến Điện buộc người ta phải nghĩ đến câu châm ngôn của Blaise Pascal về hình dạng của vũ trụ : Naypyidaw giống như là một « quả cầu bất tận » có « tâm ở khắp mọi nơi, và chu vi thì hư không ». Thậm chí, ta có thể lập luận ngược lại là, thành phố cũng có thể là một thế giới có tâm hư không và chu vi thì khắp mọi nơi.
Tại Naypyidaw, người ta có thể nhìn thấy những đại lộ rộng lớn như là các đường băng trong sân bay, nhưng lại rất vắng vẻ. Đây đó, nhiều công trình mọc lên như nấm, được tô điểm bởi các mặt tiền hào nhoáng của các khách sạn hạng sang và ánh đèn lấp lánh của các siêu thị lớn. Người bộ hành duy nhất lại là những người quét đường. Trong ngày lễ Giáng sinh, khi những ngôi sao trên cây thông Noel nhấp nháy ánh đèn nhưng lại không có người ngắm, dưới cơn mưa mù mịt và lạnh lẽo, để lại cảm giác như đi lạc vào một vương quốc không người.
Le Monde cho biết, thủ đô mới này có diện tích 8000 km², được phân chia thành 5 quận tùy theo các chức năng đặc trưng : «khu khách sạn », « khu quân sự », « khu hành chính » chẳng hạn như khu vực dành cho các bộ v.v… Nghị viện Miến Điện tọa lạc trong khu hành chính. Một khu phức hợp tập trung cả hai tòa Thượng viện và Hạ viện.
Naypyidaw theo tiếng Miến Điện có nghĩa là « ngai vàng của các vì vua ». Cách đây 7 năm, chính xác là vào ngày 6 tháng 11 năm 2005, lúc 6 giờ 37 phút, giờ hoàng đạo theo tính toán của các nhà chiêm tinh, chính quyền quân phiệt đã khai mào chiến dịch di dời cơ quan hành chính sang một nơi bất định cách thủ đô cũ Rangun 320 km về phía Bắc. Theo ước tính của một chuyên gia kinh tế, chi phí để xây dựng thành phố mới tốn khoảng 3 hay 4 tỷ đô-la.
Chính cựu độc tài Tan Shwe đã đưa ra ý tưởng xây dựng thành phố mới này. Le Monde cho biết, hiện ông này đang nghỉ hưu « an nhàn » đâu đó tại một nơi bí ẩn của thành phố « ngai vàng » chưa hoàn thành. Le Monde giải thích chính quyền quân sự đội lốt dân sự đã cho xây dựng thủ đô mới là vì họ muốn tránh xa phe nổi dậy tại Rangun, nơi diễn ra nhiều cuộc biểu tình rầm rộ, nhất là vụ biểu tình vào năm 1998 đã bị chìm trong biển máu bởi những người lính Miến Điện hung hãn.
Mặt khác, việc di dời thủ đô hành chính còn mang tính chiến lược : di dời đến một nơi an toàn cho một quyền lực quân sự vốn luôn ám ảnh về khả năng tấn công đến từ phía Mỹ. Về mặt lịch sử và chiêm tinh học, việc sáng tạo ra một ngai vàng mới vốn đã được nằm sâu trong truyền thống và chứng tỏ thiện chí của chế độ nối lại vinh quang của những triều đại xưa, như là hoàng đế Mindon đã từng làm vào giữa thế kỷ 19.
Việc lựa chọn địa điểm cũng phù hợp với lịch sử đương đại của Miến Điện. Chính tại thị trấn Pyinmana thuộc Naypyidaw, tướng Aung San, thân sinh của nhà đối lập Aung San Suu Kyi đã đặt làm cứ địa chính cho phong trào kháng Nhật.
Hơn nữa, khi nói là thủ đô, thì phải nhắc đến ngành ngoại giao, thế nhưng không có đến một trụ sở của lãnh sứ quán nước ngoài nào đến tọa lạc nơi đây. Theo nhận định của một người dân bản xứ, thì “Naypyidaw khó có thể trở thành một thành phố thật sự. Ít nhất cũng phải là 10 năm nữa”.