Mùa leo núi thường bắt đầu cùng với mùa lạnh ở miền Bắc.
Sáng mùa đông, băng đã phủ một lớp trắng xóa trên cỏ lá, trên những mái nhà nâu tựa như những bông hoa thủy tinh, bầu trời bình minh trong trẻo và mặt trăng vẫn còn lơ lửng bên sườn núi khiến tôi tưởng mình lạc đến xứ sở ôn đới nào.
Trong khung cảnh như vậy, những buổi sáng thức giấc tâm tình tôi đều dịu dàng, bình lặng. Tôi hơ tay trên bếp lửa đỏ, nhận bữa sáng là bắp ngô lớn còn nghi ngút khói cùng bát canh xương gồm những khoanh cà rốt, củ cải trắng nõn, điểm xuyết những cọng hành xanh mướt và lá ngò thơm. Nếu thích nui, chỉ cần chan món nước canh này lên những ống nui trắng mềm, vậy là được thưởng thức 1 tô nui nóng đậm vị xương hầm rau củ trong tiết trời giá lạnh của vùng núi phía Bắc.
Ẩm thực trên núi không cầu kỳ hay thanh cảnh như dưới xuôi mà thường truyền thống, mộc mạc. Và món nào cũng ngon, thịt ngan bông cải xanh, rau dớn rừng tươi rói xào cùng ụ thịt bỏ đỏ au. Nếu ưa thích vị thanh của rau thì bạn luôn có lựa chọn là củ quả, rau rừng, bắp cải luộc chấm mắm chua cay. Đây cũng là nơi duy nhất tôi từng đc ăn gà luộc trong nước dùng: lúc hầm canh xương rau củ, anh porter thả vào đó 2 con gà béo mập. Thịt gà chín tới da vàng óng, miếng thịt đưa vào miệng vừa ngọt thơm mùi thịt tươi mới, vừa có vị thanh của nước rau củ.
Món tráng miệng thường là hoa quả tươi: cam, táo đỏ hoặc dưa tươi xắt miếng - loại trái tươi giải khát tuyệt vời trên quãng đường chinh phục những ngọn núi. Trái cây này dân bản địa thường lam lũ cõng từ chân núi lên tới tận đỉnh bán cho người đi trek với giá rất phải chăng.
Nếu nói ngư dân ven biển Việt Nam còn nghèo, thì người trên núi nghèo còn nhiều hơn thế. Thương tới ứa nước mắt những bàn tay da sạm lấm tấm đốm nâu gầy guộc chằng chịt những đường gân dọc, tấm lưng còng rạp đất, xương vặn vẹo vì cõng đồ nhiều năm của các bà, các cụ. Cuộc sống miền núi vất vả vô cùng, tới nỗi người già vẫn thường phải lao động nặng nhọc; nhưng con người ngược lại - vô tư, hồn nhiên, nhiệt thành và thật mến khách..
Sáng mùa đông, băng đã phủ một lớp trắng xóa trên cỏ lá, trên những mái nhà nâu tựa như những bông hoa thủy tinh, bầu trời bình minh trong trẻo và mặt trăng vẫn còn lơ lửng bên sườn núi khiến tôi tưởng mình lạc đến xứ sở ôn đới nào.
Trong khung cảnh như vậy, những buổi sáng thức giấc tâm tình tôi đều dịu dàng, bình lặng. Tôi hơ tay trên bếp lửa đỏ, nhận bữa sáng là bắp ngô lớn còn nghi ngút khói cùng bát canh xương gồm những khoanh cà rốt, củ cải trắng nõn, điểm xuyết những cọng hành xanh mướt và lá ngò thơm. Nếu thích nui, chỉ cần chan món nước canh này lên những ống nui trắng mềm, vậy là được thưởng thức 1 tô nui nóng đậm vị xương hầm rau củ trong tiết trời giá lạnh của vùng núi phía Bắc.
Ẩm thực trên núi không cầu kỳ hay thanh cảnh như dưới xuôi mà thường truyền thống, mộc mạc. Và món nào cũng ngon, thịt ngan bông cải xanh, rau dớn rừng tươi rói xào cùng ụ thịt bỏ đỏ au. Nếu ưa thích vị thanh của rau thì bạn luôn có lựa chọn là củ quả, rau rừng, bắp cải luộc chấm mắm chua cay. Đây cũng là nơi duy nhất tôi từng đc ăn gà luộc trong nước dùng: lúc hầm canh xương rau củ, anh porter thả vào đó 2 con gà béo mập. Thịt gà chín tới da vàng óng, miếng thịt đưa vào miệng vừa ngọt thơm mùi thịt tươi mới, vừa có vị thanh của nước rau củ.
Món tráng miệng thường là hoa quả tươi: cam, táo đỏ hoặc dưa tươi xắt miếng - loại trái tươi giải khát tuyệt vời trên quãng đường chinh phục những ngọn núi. Trái cây này dân bản địa thường lam lũ cõng từ chân núi lên tới tận đỉnh bán cho người đi trek với giá rất phải chăng.
Nếu nói ngư dân ven biển Việt Nam còn nghèo, thì người trên núi nghèo còn nhiều hơn thế. Thương tới ứa nước mắt những bàn tay da sạm lấm tấm đốm nâu gầy guộc chằng chịt những đường gân dọc, tấm lưng còng rạp đất, xương vặn vẹo vì cõng đồ nhiều năm của các bà, các cụ. Cuộc sống miền núi vất vả vô cùng, tới nỗi người già vẫn thường phải lao động nặng nhọc; nhưng con người ngược lại - vô tư, hồn nhiên, nhiệt thành và thật mến khách..
Chỉnh sửa cuối: