Thực tế thì không phải tới đầu thế kỷ XXI, con người mới biết tới công nghệ nứt vỡ thủy lực. Những mũi khoan thí nghiệm theo công nghệ này đã được thực hiện vào năm 1947 và tới năm 1949 thì nó mới được áp dụng thương mại lần đầu tiên.
Tuy nhiên, việc phát triển công nghệ nứt vỡ thủy lực vào việc khai thác dầu đá phiến thì mới được phát triển vào những năm 70 của thế kỷ trước với George Mitchell, người sau này được mệnh danh là “cha đẻ kỹ thuật khai thác dầu khí đá phiến”.
Về cơ bản, công nghệ nứt vỡ thủy lực là kỹ thuật bơm chất lỏng gồm hỗn hợp nước, cát và hóa chất vào lỗ khoan với áp lực cực mạnh, làm nứt gãy các vỉa đá phiến, từ đó tạo ra các lỗ hổng để tập trung dầu và khí trong đá vào các giếng khoan để khai thác.
Trong thời gian dài sau đó, bất chấp những nghi ngờ, thậm chí chế giễu, Mitchell vẫn cần mẫn phát triển công nghệ nút vỡ thủy lực dùng cho khai thác dầu khí đá phiến. Mitchell tin rằng, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc khai thác dầu khí đá phiến bằng phương pháp này là hoàn toàn có thể.
Tới năm 2002, thấy được tiềm năng của công nghệ nứt vỡ thủy lực, hãng Devon Energy của Mỹ đã mua lại công ty của Mitchell với giá lên đến 3,5 tỉ đô la. Devon đã kết hợp kỹ thuật nứt vỡ thủy lực với kỹ thuật “khoan ngang” (horizontal drilling) để hoàn thiện công nghệ khai thác dầu khí đá phiến hiệu quả với chi phí thấp vào năm 2005.
CN này giá đến 3,5 tỷ USD á.... không rẻ đâu...