Mỹ tạo ra virus đe dọa an ninh toàn thế giới
Cập nhật lúc :11:01 AM, 08/12/2011
CIA có thể đứng sau vụ tạo ra một virus máy tính được mệnh danh là “siêu vũ khí” mạng đầu tiên trên thế giới, con virus tấn công một nhà máy hạt nhân của Iran, các chuyên gia tuyên bố.
Sự xuất hiện của Stuxnet vào năm 2010 đánh dấu sự biến chuyển virus máy tính sang thành vũ khí chiến tranh. Các chuyên gia phương Tây tin rằng con virus tinh vi tới mức nó chỉ có thể là sản phẩm sáng tạo của những nhà thiết kế có một quốc gia đứng sau chống lưng và bộ phận tình báo của Chính phủ Mỹ bị quy là nghi phạm chính.
Stuxnet được tạo ra nhằm mục đích tấn công nhà máy hạt nhân Busher của Iran. Virus này sẽ kiểm soát hệ thống bên trong nhà máy và gây hư hại về vật chất. Đây là lần đầu tiên, một mã độc có thể mô tả là “vũ khí mạng”.
“Với Stuxnet, chúng ta mở ra một chương mới trong lịch sử loài người. Không có cách nào để ngăn chặn hoặc kiểm soát việc phổ biến vũ khí mạng”, chuyên gia an ninh Ralph Langner làm sáng tỏ về vụ tấn công cho biết.
Khi bắt đầu tìm hiểu, các chuyên gia vô cùng sững sờ trước sự tinh vi của vụ tấn công. Virus Stuxnet khai thác bốn điểm yếu riêng rẽ trong Windows để xâm nhập và can thiệp đè lên hệ thống kiểm soát do Siemens thiết kế. Việc tạo ra con virus này khiến các chuyên gia mất vài tháng.
Tuy nhiên, sau khi Stuxnet ra đời, rõ ràng là vũ khí này gần như là phát triển mạnh hơn cả mục tiêu. Vụ Stuxnet tấn công nhà máy hạt nhân Busher của Iran - con virus được viết đặc biệt để tấn công hệ thống kiểm soát công nghiệp, là bằng chứng cho thấy phần mềm của nhiều nhà máy công nghiệp rất dễ bị tấn công.
Từ đó, ý tưởng này ngày càng được nhiều người, kể cả các nhà nghiên cứu lẫn những kẻ có mưu đồ tấn công, quan tâm. Từ đó, các phần mềm khác “nhái” Stuxnet ra đời làm dấy lên báo động về khả năng những kẻ tấn công chỉ cần lấy vũ khí đó về và phát tán nó
Các quốc gia trên toàn thế giới từ lâu cảnh báo rằng các cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ gồm cả tấn công trên mạng nhằm vào các ngành công nghiệp và kinh tế của kẻ thù, với các mục tiêu có thể bị nhắm tới là nhà máy điện, đường ống dẫn và hệ thống kiểm soát không lưu. Những máy tính không mấy hiện đại dùng để kiểm soát các thiết bị công nghiệp hiện 'mở” với internet và khiến cho những nhà máy như Busehr của Iran dễ bị tấn công.
Trên thực tế, nhiều nhà máy, gồm cả những nhà máy phục vụ công cộng như nước và khí, đều ngỏ cửa với các vụ tấn công.
Đầu tháng này, một nhà máy nước ở Mỹ bị nghi tấn công từ xa song hóa ra đó là một kỹ sư làm việc từ xa. Tuy nhiên, các Chính phủ, gồm cả Anh đang cố gắng bảo vệ các cơ sở dễ bị đánh trước khi bất cứ ai đó triển khai một vũ khí mạng khác. Gần đây, Chính phủ Anh mua một “dàn vũ khí mạng” - được thiết kế nhằm mục đích thử hệ thống trước các vụ xâm nhập thù địch. Tại Mỹ, các cơ quan Chính phủ cũng có hành động tương tự.
Nhiều nhà quan sát cho rằng Stuxnet quá tinh vi và để thiết kế ra con virus này thì đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên của một quốc gia. Một số người cho rằng chính Israel và Mỹ tạo ra con virus - siêu vũ khí mạng trên.
Cập nhật lúc :11:01 AM, 08/12/2011
CIA có thể đứng sau vụ tạo ra một virus máy tính được mệnh danh là “siêu vũ khí” mạng đầu tiên trên thế giới, con virus tấn công một nhà máy hạt nhân của Iran, các chuyên gia tuyên bố.
Sự xuất hiện của Stuxnet vào năm 2010 đánh dấu sự biến chuyển virus máy tính sang thành vũ khí chiến tranh. Các chuyên gia phương Tây tin rằng con virus tinh vi tới mức nó chỉ có thể là sản phẩm sáng tạo của những nhà thiết kế có một quốc gia đứng sau chống lưng và bộ phận tình báo của Chính phủ Mỹ bị quy là nghi phạm chính.
Stuxnet được tạo ra nhằm mục đích tấn công nhà máy hạt nhân Busher của Iran. Virus này sẽ kiểm soát hệ thống bên trong nhà máy và gây hư hại về vật chất. Đây là lần đầu tiên, một mã độc có thể mô tả là “vũ khí mạng”.
“Với Stuxnet, chúng ta mở ra một chương mới trong lịch sử loài người. Không có cách nào để ngăn chặn hoặc kiểm soát việc phổ biến vũ khí mạng”, chuyên gia an ninh Ralph Langner làm sáng tỏ về vụ tấn công cho biết.
Khi bắt đầu tìm hiểu, các chuyên gia vô cùng sững sờ trước sự tinh vi của vụ tấn công. Virus Stuxnet khai thác bốn điểm yếu riêng rẽ trong Windows để xâm nhập và can thiệp đè lên hệ thống kiểm soát do Siemens thiết kế. Việc tạo ra con virus này khiến các chuyên gia mất vài tháng.
Tuy nhiên, sau khi Stuxnet ra đời, rõ ràng là vũ khí này gần như là phát triển mạnh hơn cả mục tiêu. Vụ Stuxnet tấn công nhà máy hạt nhân Busher của Iran - con virus được viết đặc biệt để tấn công hệ thống kiểm soát công nghiệp, là bằng chứng cho thấy phần mềm của nhiều nhà máy công nghiệp rất dễ bị tấn công.
Từ đó, ý tưởng này ngày càng được nhiều người, kể cả các nhà nghiên cứu lẫn những kẻ có mưu đồ tấn công, quan tâm. Từ đó, các phần mềm khác “nhái” Stuxnet ra đời làm dấy lên báo động về khả năng những kẻ tấn công chỉ cần lấy vũ khí đó về và phát tán nó
Các quốc gia trên toàn thế giới từ lâu cảnh báo rằng các cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ gồm cả tấn công trên mạng nhằm vào các ngành công nghiệp và kinh tế của kẻ thù, với các mục tiêu có thể bị nhắm tới là nhà máy điện, đường ống dẫn và hệ thống kiểm soát không lưu. Những máy tính không mấy hiện đại dùng để kiểm soát các thiết bị công nghiệp hiện 'mở” với internet và khiến cho những nhà máy như Busehr của Iran dễ bị tấn công.
Trên thực tế, nhiều nhà máy, gồm cả những nhà máy phục vụ công cộng như nước và khí, đều ngỏ cửa với các vụ tấn công.
Đầu tháng này, một nhà máy nước ở Mỹ bị nghi tấn công từ xa song hóa ra đó là một kỹ sư làm việc từ xa. Tuy nhiên, các Chính phủ, gồm cả Anh đang cố gắng bảo vệ các cơ sở dễ bị đánh trước khi bất cứ ai đó triển khai một vũ khí mạng khác. Gần đây, Chính phủ Anh mua một “dàn vũ khí mạng” - được thiết kế nhằm mục đích thử hệ thống trước các vụ xâm nhập thù địch. Tại Mỹ, các cơ quan Chính phủ cũng có hành động tương tự.
Nhiều nhà quan sát cho rằng Stuxnet quá tinh vi và để thiết kế ra con virus này thì đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên của một quốc gia. Một số người cho rằng chính Israel và Mỹ tạo ra con virus - siêu vũ khí mạng trên.