[Funland] Mỹ muốn thành lập "Mạng lưới thịnh vượng" và có ý định mời Việt Nam tham gia

CarlVinson

Xe tải
Biển số
OF-724395
Ngày cấp bằng
8/4/20
Số km
274
Động cơ
8,496 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Ebeland
Chơi với Mỹ thì được nhiều thứ:

- Lợi ích về xuất khẩu
- Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu
- Lợi ích đối với các ngành công nghiệp và công nghiệp phụ trợ
- Lợi ích về cải cách thể chế
- Lợi ích về việc làm, thu nhập

Mất gì thì để các bác nào chê Mỹ nham hiểm vào trả lời.

Mỹ có hàng triệu người gốc Việt định cư. 500 nghìn lính Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam. Chả phải ông nhà thơ nào đã bảo: Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn. Thế cho nên Việt Nam là một phần tâm hồn của hàng triệu người Mỹ. Hàng chục nghìn du học sinh tại Mỹ cũng là cầu nối cho 2 nước. Rồi hàng triệu người Việt Nam tìm hiểu về văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, chính trị Mỹ. Vậy đã là bạn tại sao không là bè?

Nhìn ra thế giới, Israel là một quốc gia nhỏ bé bị 1 tỷ dân hồi giáo vây quanh.

View attachment 4637930

Israel và các nước Arab xung đột tôn giáo đến mức giáo chủ Iran từng tuyên bố xóa sổ Israel trên bản đồ. Năm 1973 Egypt và Syria với sự hỗ trợ của Liên Xô đã đồng thời tấn công Israel

View attachment 4637926

Nhờ là bạn bè với Mỹ Israel đã bem nhau trên cả 2 mặt trận và bảo vệ được độc lập, chủ quyền

Bản chất lượng thấp có phụ đề

Bản chất lượng cao không phụ đề

Cụ thích so với ai kệ cụ
Nhưng đối với em : VN nằm ở 1 vị trí đặc biệt , cận Tàu , xa Mĩ , Nga , PT
Tính cách con người , thể chế khác biệt .
Cựu thù nó chìa tay ra bắt , đối với em là không bao giờ rú lên sung sướng đâu nhá :))
Và quan điểm của em , đếch bao giờ so Việt Nam ta vs 1 thằng bm nào cả .
 

Jue

Xe tải
Biển số
OF-518211
Ngày cấp bằng
25/6/17
Số km
324
Động cơ
181,735 Mã lực
Lạy hồn, xui VN ngả theo Mẽo để thành tấm gương chống Khựa ngay sát nách giống "anh hùng hạt tiêu" Israel:)). Cụ xỏ xiên cũng nghề vl, mơn trớn dần dần mấy cái lợi ích ve vuốt xong độp 1 phát vào cải cách thể chế rồi lại tâm hồn ng Mẽo gửi lại:))
Nếu so về "tâm hồn" thì ng Mẽo chỉ là hạt cát so với cộng động người gốc Hoa đang sống sờ sờ tập trung đa số ở SG và rải rác khắp cả nc. Mẽo đc mấy mống so với đám này, còn chưa kể # biệt về văn hóa Đông Á, chủng tộc da vàng.
Nói thật cả Mẽo lẫn Khựa đối với quá khứ của VN đều là 2 thằng khốn, lật lọng. Khựa thì luôn là thằng phải đề phòng, còn Mẽo thì luôn là thằng gần như ko thể tin tưởng.
Nga ngố cũng chả tốt đẹp j nhưng phần nào đó trong quá khứ vẫn có những thứ mang tính vô sản thực sự nó giành cho VN.
VN cũng hiểu quá rõ 2 thằng trên nhất là sau những sai lầm bị biến thành quân cờ. Nên đối sách đu dây trung lập vẫn là kế sách hợp lý trong ít nhất 30 năm nữa.
Nghe đến cải cách thể chế cứ như đỉa phải vôi thế? Đọc ở đây để thấy VN mong muốn được cải cách thể chế khi chơi với Mỹ này:


Tại sao các bác hết nghĩ đến mứt, thông mít rồi lại cho chơi với Mỹ là để chống TQ? Chơi với Mỹ là để có cơ hội "hòa bình, ngang hàng, dân chủ và đối thoại" với Trung Quốc.

Bà Thái Anh Văn, lãnh đạo 1 hòn đảo 20 triệu dân tuyên thệ trong lễ nhậm chức 20-5-2020: "Tôi muốn lặp lại các từ ‘hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại’.

1590122444542.png


Chọn Nga là thầy nên Việt Nam đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nếu muốn trung lập sao không chọn Thụy Điển làm thầy?

Người Việt gốc Hoa mà đang sống ở Việt Nam thì đương nhiên có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi Việt Nam. Còn người Hoa ở nước ngoài tại sao phải coi Việt Nam là tâm hồn? Người Mỹ gốc Việt dù ủng hộ hay không ủng hộ chính quyền nhưng người ta vẫn nặng lòng với quê hương. Việt Nam vẫn là tâm hồn của người ta đó bác. Bao nhiêu cựu binh Mỹ và gia đình tìm cách hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN. VN không là tâm hồn người ta thì là cái gì hả bác?
 

bentley8

Xe điện
Biển số
OF-897
Ngày cấp bằng
25/7/06
Số km
3,031
Động cơ
581,868 Mã lực
Anh Nghiêng quyết chơi khô máu nâng tầm VN đây, hy vọng khoảng cách 2800 và 8500 thu hẹp dần.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,153 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Nghe đến cải cách thể chế cứ như đỉa phải vôi thế? Đọc ở đây để thấy VN mong muốn được cải cách thể chế khi chơi với Mỹ này:


Tại sao các bác hết nghĩ đến mứt, thông mít rồi lại cho chơi với Mỹ là để chống TQ? Chơi với Mỹ là để có cơ hội "hòa bình, ngang hàng, dân chủ và đối thoại" với Trung Quốc.

Bà Thái Anh Văn, lãnh đạo 1 hòn đảo 20 triệu dân tuyên thệ trong lễ nhậm chức 20-5-2020: "Tôi muốn lặp lại các từ ‘hòa bình, bình đẳng, dân chủ và đối thoại’.

View attachment 4639559

Chọn Nga là thầy nên Việt Nam đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nếu muốn trung lập sao không chọn Thụy Điển làm thầy?

Người Việt gốc Hoa mà đang sống ở Việt Nam thì đương nhiên có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi Việt Nam. Còn người Hoa ở nước ngoài tại sao phải coi Việt Nam là tâm hồn? Người Mỹ gốc Việt dù ủng hộ hay không ủng hộ chính quyền nhưng người ta vẫn nặng lòng với quê hương. Việt Nam vẫn là tâm hồn của người ta đó bác. Bao nhiêu cựu binh Mỹ và gia đình tìm cách hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN. VN không là tâm hồn người ta thì là cái gì hả bác?
Lần chơi to cuối cùng với Mỹ của Việt Nam chúng em là kết thúc bằng 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, Hà Nội suýt thành gạch vụn nhưng ý chí của người Việt đã khiến chúng em sưu tầm được vô số xác máy bay và phi công, chưa bao giờ Việt Nam chúng em được đón khách phượt đường hàng không bằng đòn gánh và dây thừng, chuyên chở bằng xe bò, tổng số quà tặng biết cháy nổ của Mỹ đã giết khá nhiều người tại các khu nhà dân và bệnh viện. Chơi với Mỹ để có cơ hội hoà bình, văn minh, tiến bộ, dân chủ, câu này em thấy đúng, chơi xong và thắng mới có cơ hội hoà bình, còn văn minh tiến bộ dân chủ thì tuỳ góc nhìn vì Mỹ nó đi xâm lược nhưng nó vẫn nhận là văn minh tiến bộ dân chủ, nên mấy cái này nó được chứng minh bằng sự tồn tại được khẳng định của chính Việt Nam chúng em chứ không phải những thứ mà cụ nói.
 

Jue

Xe tải
Biển số
OF-518211
Ngày cấp bằng
25/6/17
Số km
324
Động cơ
181,735 Mã lực
Dân tộc Israel tha hương hàng trăm năm => Coi như mất hết tư cách về đất đai lãnh thổ của mình rùi. Ấy vậy mà di chuyển dân cư về lại vùng đất đó trong khi người palestine đã sinh sống ổn định mấy 100 năm nay ( mà ko quan tâm người dân ở đó có đồng ý hay không). Hiện nay thì ngày đêm chiếm đất theo kiểu gặm nhấm đất đai của người palestine xây hết khu tái định cư này đến khu định cư kia, còn vượt luôn qua cả gianh giời mà chính LHQ vạch ra => cái này là cướp đất chứ có cái gì nữa. Vây là muốn VN 1 dân tộc yêu chuộng hòa bình đi cướp đất thì có khác gì China cướp biển ko?
Dải gaza có khác gì trại tù khổng lồ nhốt hàng triệu người trong đó...chết dần chết mòn do bệnh tật, thiếu thốn lương thực, chăm sóc y tế. Và những cuộc tấn công của người do thái. Sự phải kháng yếu ớt của người palestine lại thành cái cớ đề Israel giết dần giết mòn người palestine bằng súng đạn vây hảm đủ đường => có khác gì giệt chủng không? có khi còn ác hơn...vì vào phòng khí ngạt chết là chết ngay đây chết dần chết mòn nhìn anh em cha mẹ mình chết dần chết mòn...còn ác hơn cả phát xít mà có thằng bưng bô cho được.
Đây là bản đồ thời đế chế Ottoman 1683-1914, màu nâu đậm có chứ Jerusalem là vùng đất Palestine/Israel hiện này.


1590209089936.png


Bà hàng nước kể rằng khi phân chia lại biên giới các nước vùng Palestine, TT Anh Churchill ngủ gật nên biên giới Jordan bị vẹo hình tam giác

1590208007722.png


Iraq bị véo mất mẩu ra biển để thành lập Kuwait. Sau này Iraq gây ra cuộc chiến tranh 1991 để đòi lại đất của mình.

1590208119541.png


Dân Israel và dân Palestine hiện nay đều là dân vùng đất Palestine. "Nước" Palestine hiện nay là nơi chứa dân Hồi Giáo Palestine. Dân Hồi Giáo Palestine khác thành lập nhà nước Arab kiểu như Iran, Syria.... Dân Do Thái Palestine thành lập nhà nước Israel.

Trong cuộc chiến 1973, Israel đã có lúc hết cả vũ khí và dự định sử dụng bom hạt nhân để đồng quy ư tận. Mỹ đã lập cầu hàng không và nhờ đó Israel bảo vệ được lãnh thổ. Học cái hay của người ta thì không học mà toàn nghĩ đến cướp đất với trại từ là sao bác?
 
Chỉnh sửa cuối:

xebetong

Xe lăn
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,631
Động cơ
426,066 Mã lực
Nguờ ta Không nhớ các đòn cá ba sa, tôm nước lợ mà Hoa kỳ đã vả cho nông dân và thương gia nược Vệ rơi cả răng ah ???
Chơi với mẽo thì không thể giở cái giọng "ông nghèo ông phải được ưu tiên", xe oto thì vẫy xuống phạt, xe ba gác thì chạy vô tư!
Chấp nhận được thì chơi, không thì quay về ở với tàu bựa
 

xebetong

Xe lăn
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,631
Động cơ
426,066 Mã lực
Dù thế nào thì VN càng nhiều bạn càng tốt.

Có mỗi chuyện kết bạn mà cũng sợ ư ?!

Thì sao cứ phải lôi chuyện đánh nhau ra mới chứng tỏ dũng cảm ?
Nhưng thằng anh chí phèo nó không có khái niệm "bạn", nó quy cho mình kéo bè đảng, thế mới khổ!
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,796
Động cơ
271,615 Mã lực
Nhưng thằng anh chí phèo nó không có khái niệm "bạn", nó quy cho mình kéo bè đảng, thế mới khổ!
Không có bạn bè, chỉ có 2 anh em trong nhà thì nó càng dễ bắt nạt mình thôi.

Trùm đế quốc mình còn thắng thì sợ gì thằng nào ?
 

Jue

Xe tải
Biển số
OF-518211
Ngày cấp bằng
25/6/17
Số km
324
Động cơ
181,735 Mã lực
Lần chơi to cuối cùng với Mỹ của Việt Nam chúng em là kết thúc bằng 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không, Hà Nội suýt thành gạch vụn nhưng ý chí của người Việt đã khiến chúng em sưu tầm được vô số xác máy bay và phi công, chưa bao giờ Việt Nam chúng em được đón khách phượt đường hàng không bằng đòn gánh và dây thừng, chuyên chở bằng xe bò, tổng số quà tặng biết cháy nổ của Mỹ đã giết khá nhiều người tại các khu nhà dân và bệnh viện. Chơi với Mỹ để có cơ hội hoà bình, văn minh, tiến bộ, dân chủ, câu này em thấy đúng, chơi xong và thắng mới có cơ hội hoà bình, còn văn minh tiến bộ dân chủ thì tuỳ góc nhìn vì Mỹ nó đi xâm lược nhưng nó vẫn nhận là văn minh tiến bộ dân chủ, nên mấy cái này nó được chứng minh bằng sự tồn tại được khẳng định của chính Việt Nam chúng em chứ không phải những thứ mà cụ nói.
Nhật cũng đã từng chiếm VN, gây ra nạn đói năm 45. Làm ăn với Nhật có bao giờ nhắc lại chuyện đánh nhau mà sao làm ăn với Mỹ lôi chuyện đánh nhau 50 năm trước ra có mục đích gì vậy mèo???

Phát xít Nhật từng bem Mỹ tan nát ở Trân Châu Cảng. Mỹ bem lại Nhật tan nát ở trận Midway.

Trận Midway 1942 - chất lượng thấp với phụ đề

Trận Midway 1942 - chất lượng cao, không phụ đề

Mỹ bem tiếp Nhật ở Iwo Jima, Okinawa rồi ném bom nguyên tử trên lãnh thổ Nhật. Năm 1945 Nhật đầu hàng vô điều kiện. Mỹ đã chiếm đóng Nhật Bản. Đây là những cải cách mà nước Mỹ làm cho Nhật


Người mở cửa nước Nhật lần thứ hai

24/03/2018 08:00 - Nguyễn Hải Hoành

Nước Nhật trong lịch sử từng hai lần được mở cửa với thế giới phương Tây, nhờ đó nhanh chóng trở thành cường quốc thế giới. Và như một định mệnh, cả hai lần mở cửa ấy đều do người Mỹ chủ động thực hiện.

1590310757570.png


Tướng Douglas MacArthur.

Nhân vật đầu tiên mở toang cánh cổng mấy nghìn năm đóng kín nước Nhật phong kiến bảo thủ là Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Matthew Perry (1794-1858). Ngày 14/7/1853 hạm đội do ông chỉ huy cập bến Kurihama (nay là Yokosuka) ở vịnh Tokyo, chuyển tới chính quyền Nhật thư của Tổng thống Mỹ Millard Fillmore yêu cầu Nhật mở cửa thông thương với Mỹ. Chín tháng sau, khi hạm đội Perry quay lại Tokyo, chính quyền Nhật chấp nhận mở cửa, từ đó nước Nhật sang trang lịch sử mới, bắt đầu bước lên con đường hiện đại hóa, nhanh chóng trở thành một cường quốc. Nhưng cuối cùng sự nghiệp hiện đại hóa vẻ vang ấy đã bị bọn quân phiệt Nhật chôn vùi trong đống tro tàn của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương do chúng gây ra.

Lần mở cửa thứ nhất kết thúc thất bại vì nước Nhật chưa triệt để hiện đại hóa về chính trị. Nhưng sau đó nước này được mở cửa lần nữa và nhân vật có vai trò quyết định trong việc mở cửa nước Nhật lần thứ hai lại là một người Mỹ - tướng Douglas MacArthur (1880-1964).

Đóng góp của MacArthur đối với nước Nhật lớn tới mức ông là người nước ngoài duy nhất được xếp vào danh sách Mười hai người tạo dựng nước Nhật (The Twelve Men Who Made Japan) trong cuốn sách cùng tên của Sakaiya Taichi xuất bản năm 2003 tại Tokyo. Chương 10 sách này có đầu đề “MacArthur - Thí nghiệm biến Nhật Bản thành một ‘nước Mỹ lý tưởng’”. Sở dĩ gọi là “nước Mỹ lý tưởng” vì MacArthur không hài lòng với nước Mỹ đương thời, ông tưởng tượng ra một nước Mỹ hoàn hảo hơn, và ông muốn tạo dựng nước Nhật theo hình mẫu nước Mỹ lý tưởng ấy.

Trước đó MacArthur đã rất nổi tiếng ở Mỹ. Ông là người Mỹ duy nhất từng chiến đấu trong 3 cuộc chiến lớn là Thế chiến I, II và Chiến tranh Triều Tiên, thập niên 1930 từng làm Tổng Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, là một trong 5 quân nhân Mỹ được phong hàm Thống tướng (General of the Army), là người Mỹ duy nhất được Chính phủ Philippines phong hàm Nguyên soái quân đội Philippines (Field Marshal). Vì mâu thuẫn với Tổng thống Truman về chủ trương giải quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên (MacArthur muốn ném bom vùng Đông Bắc Trung Quốc, Truman phản đối vì ngại Liên Xô có cớ can thiệp) mà tháng 4/1951 ông bị mất chức và phải về Mỹ, kết thúc cuộc đời binh nghiệp 52 năm.

Hai quyết định quan trọng

Tháng 8/1945, MacArthur 65 tuổi được cử làm Tư lệnh Tối cao Quân đội Đồng minh (Supreme Commander for the Allied Powers, SCAP). Ngày 30/8, ông đến Tokyo. Ngày 2/9, ông thay mặt lực lượng Đồng minh ký văn kiện chấp nhận Nhật đầu hàng trong nghi lễ đầu hàng cử hành trên tàu chiến Missouri của Mỹ đậu trong vịnh Tokyo. Phát biểu tại nghi lễ ấy, ông nói về việc tạo ra một « thế giới tốt đẹp hơn » cho nước Nhật. Ngày 27/9 ông tiếp Thiên Hoàng Hirohito lần đầu tiên.

MacArthur chủ trương thiết lập chế độ chiếm đóng quân sự nhằm tạo dựng một nước Nhật phi quân sự hóa, dân chủ hóa và phi tập trung hóa.

MacArthur đã tự mình đưa ra hai quyết định quan trọng: giữ lại Thiên Hoàng Nhật, và trừng trị các tội phạm chiến tranh Nhật. Với quyết định thứ nhất, ông đã chống lại sức ép mạnh mẽ từ trong nước và từ các nước Đồng minh đòi xử tử đầu sỏ tội phạm chiến tranh Hirohito và thủ tiêu chế độ Thiên Hoàng. Tuy rằng bản thân Hirohito cũng tự nhận chịu toàn bộ trách nhiệm về cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, nhưng MacArthur cho rằng Thiên Hoàng là biểu tượng sống của nước Nhật, biểu tượng sự ổn định và hòa hợp của người Nhật, nếu không có Thiên Hoàng thì dân tộc này sẽ hỗn loạn, các phe phái sẽ tranh giành quyền lực, gây mất ổn định chính trị, tàn binh Nhật sẽ tổ chức đánh du kích chống lại quân chiếm đóng. Quan điểm này về sau đã được chứng minh là đúng. Dân Nhật có truyền thống tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành lời Thiên Hoàng, họ không hề có hành động nào chống lại quân chiếm đóng.

MacArthur và Thiên Hoàng Hirohito gặp nhau tất cả 11 lần, Hirohito đều tiếp thu các chủ trương của MacArthur về quản trị nước Nhật. Ngày 1/1/1946, Hirohito đọc bản Tuyên ngôn Nhân gian (Ningen-sengen) trên đài truyền thanh, lần đầu tiên trong lịch sử tuyên bố Thiên Hoàng chỉ là người thường, không phải thần thánh, nghĩa là chấp nhận từ bỏ địa vị nắm quyền tối cao của quốc gia. Như vậy MacArthur là người lãnh đạo cao nhất nước Nhật.

Thi hành quyết định thứ hai, các quan tòa người Mỹ đã tổ chức xét xử tội ác chiến tranh, phát hiện hơn 4200 quan chức Nhật có tội, trong đó 700 tội phạm nặng nhất bị kết án tử hình. Ngoài ra 186 nghìn nhân vật công chúng (public figures) bị thanh trừng. 28 quan chức chính phủ và sĩ quan cấp cao bị đưa ra Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông họp ở Tokyo, trong đó 25 người bị tuyên án có tội, 7 người bị kết án tử hình.

1590311160081.png

Nhật Hoàng Hirohito và Tướng General MacArthur https://cqbinh.gitbooks.io/the-x-file-of-history/Nhân vật thế giới/thống-tướng-douglas-macathur--nhật-hoàng-hirohito.html

Sau khi đến Nhật, MacArthur lập tức ra lệnh cấm quân đội Đồng minh tấn công người Nhât và dùng lương thực thực phẩm của Nhật. Ông yêu cầu Chính phủ Mỹ viện trợ khẩn cấp lương thực thực phẩm cho Nhật để ngăn ngừa nạn đói và rối loạn chính trị. Sau chiến tranh, nước này chỉ còn là đống tro tàn. 9 triệu người không có nhà ở, 13 triệu người thất nghiệp. Bộ Tài chính Nhật báo cáo có 10 triệu dân bị đói. Đường phố đầy người ăn xin, phần lớn là lính giải ngũ và người tàn tật. Khẩu phần ăn của mỗi viên chức chỉ bằng một nửa so với tiêu chuẩn 2200 calorie/ngày. Đã thế mùa màng năm 1945 lại xấu nhất trong 30 năm. Giá lương thực đắt gấp 7,5 lần. MacArthur lập tức tìm mọi cách cứu đói. Ngay từ cuối năm 1945 ông sửa lại kế hoạch đưa quân đội Mỹ đến chiếm đóng Nhật, giảm bớt 200.000 người, lấy số lương thực dôi ra để giúp dân Nhật. Năm 1946, ông đề nghị Chính phủ Mỹ viện trợ không hoàn lại cho Nhật 330 triệu USD; năm 1947 – 297 triệu USD. Quốc hội Mỹ đáp ứng mọi yêu cầu cứu đói dân Nhật do MacArthur nêu ra. Nhờ đó tới năm 1948, công chức Nhật đã được hưởng khẩu phần 2.000 calorie/ngày. Năm 1949, dự trữ lương thực từ số không lên tới 3 triệu tấn. Sản lượng gạo năm 1950 đạt 9,5 triệu tấn. Chính phủ Nhật dự định từ 4/1951 sẽ bỏ chế độ tem phiếu lương thực, nhưng sau đó phải hoãn lại, vì chiến tranh Triều Tiên bất ngờ có thay đổi do Trung Quốc đưa quân vào Triều Tiên tham chiến.

Xây dựng chế độ dân chủ kiểu Mỹ tại Nhật Bản

MacArthur từng nói: Xét theo tiêu chuẩn hiện đại, nước Nhật là “một bé trai 12 tuổi” (a boy of 12), cần được dẫn dắt tiến lên chế độ dân chủ và chế độ tư bản phương Tây. Một trong những việc đầu tiên ông làm sau khi đến nước này là tịch thu 5 triệu thanh kiếm Nhật – biểu tượng tinh thần thượng võ của samurai (võ sĩ), từng bị bọn quân phiệt Nhật lợi dụng để gây chiến tranh. Ông ra lệnh bãi bỏ Thần đạo nhà nước (State Shinto) tức quốc giáo của nước Nhật, tôn giáo từng được bọn quân phiệt lợi dụng để phục vụ chiến tranh xâm lược, tuy vẫn cho các tôn giáo khác hoạt động. Ngày 4/10/1945, ông ra lệnh thả hết tù chính trị, kể cả tù cộng sản Nhật, cho dù Mỹ là nước chống chủ nghĩa cộng sản.

Đồng thời với việc tiêu diệt tận gốc cơ sở của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, MacArthur đã phát động cuộc cải cách dân chủ hóa nước Nhật toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế và giáo dục, khởi đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp.

Ngay từ tháng 7/1945, khi Mỹ, Anh và Trung Hoa Dân quốc bàn về các điều kiện đầu hàng của Nhật, MacArthur đã đề xuất Nhật phải sửa đổi Hiến pháp Minh Trị (ban hành năm 1889) nhằm thực hiện dân chủ hóa nước này. Tháng 10/1945 ông chỉ thị Chính phủ Nhật tiến hành việc đó. Tháng 2/1946 phía Nhật đưa ra dự thảo Hiến pháp, nhưng MacArthur không chấp nhận. Ông lập một Hội đồng gồm 25 người Mỹ và yêu cầu trong vòng một tuần phải dự thảo xong Hiến pháp mới, tức xong trước ngày họp các nước Đồng minh (26/2/1946), như vậy nước ngoài sẽ không thể can thiệp nội trị Nhật.

Hiến pháp mới thể hiện đầy đủ quan điểm tự do dân chủ và nguyên tắc tam quyền phân lập. Thiên Hoàng bị tước bỏ địa vị nắm quyền tối cao của quốc gia, chỉ còn là “Tượng trưng của quốc gia Nhật, của khối thống nhất quốc dân Nhật; địa vị của Thiên Hoàng dựa vào ý chí của toàn dân”. Việc cải cách triệt để chế độ Thiên Hoàng đã quét sạch chủ nghĩa độc tài chuyên chế phong kiến và đánh sập trụ cột tinh thần của chủ nghĩa phát xít Nhật.

Chương II quan trọng nhất chỉ có một điều khoản (Điều 9) ghi rõ: Nhân dân Nhật vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh, vĩnh viễn không sử dụng vũ lực hay đe dọa vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Nhằm mục đích đó, nước Nhật sẽ không duy trì lục quân, hải quân, không quân cũng như các tiềm năng chiến tranh khác, không công nhận quyền tuyên chiến của quốc gia có chủ quyền.

Chế độ Nghị viện được cải cách theo hướng dân chủ hóa : Quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện, thành viên Quốc hội là do công dân đủ 20 tuổi trực tiếp bỏ phiếu bầu ra. Thiên Hoàng và quân đội không còn có quyền can thiệp vào công việc của Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội chỉ định, do lãnh tụ chính đảng giành nhiều phiếu nhất trong Quốc hội đảm nhiệm. Quân nhân chuyên nghiệp không được tham gia Chính phủ. Chế độ tập trung quyền lực được thay bằng chế độ địa phương tự trị. Quyền tư pháp không còn tập trung vào Thiên Hoàng như trước mà thuộc về Tòa án Tối cao và Tòa án các cấp, mở rộng tính độc lập của các cơ quan tư pháp. Các điều 10~40 của Hiến pháp mới quy định quyền lợi và nghĩa vụ công dân; phụ nữ trước đây có địa vị cực thấp trong xã hội nay được hoàn toàn bình đẳng với nam giới.

Ngày 10/4/1946, nước Nhật tổ chức tổng tuyển cử, bầu ra Chính phủ đầu tiên. Thiên Hoàng Hirohito và đại đa số dân Nhật ủng hộ Hiến pháp mới. Ngày 3/11/1946 Hirohito công bố Hiến pháp này trước Nghị viện. Từ 3/5/1947 bắt đầu thực thi Hiến pháp mới, đánh dấu thắng lợi của công cuộc cải cách chính trị.

Cải cách giáo dục, kinh tế

Về giáo dục, MacArthur chỉ thị loại bỏ tư tưởng quân phiệt ra khỏi hệ thống trường học, cấm tuyên truyền giáo dục Thần đạo, phải dạy học sinh học tinh thần dân chủ chứ không dạy sùng bái nhà vua, cấm dạy tinh thần Võ Sĩ Đạo (Bushido). Luật Cơ bản về giáo dục ban hành ngày 31/3/1947 cải cách thể chế hành chính giáo dục tập trung quyền lực vào trung ương, thực hành chế độ phân quyền địa phương, Ủy ban Giáo dục các cấp do dân bầu ra sẽ phụ trách công việc hành chính trong công tác giáo dục của địa phương. Hệ thống giáo dục theo kiểu Mỹ này đã đào tạo ra những người trẻ tuổi có tư tưởng tự do dân chủ, căm ghét tư tưởng quân phiệt Nhật và ủng hộ Mỹ.

Đồng thời MacArthur tiến hành các cải cách kinh tế mạnh dạn, như cải cách ruộng đất, tổ chức lại các công đoàn, ủng hộ quyền bãi công của công nhân, tái cơ cấu các tập đoàn tư bản tài chính-công nghiệp. Công cuộc tái phân phối ruộng đất do MacArthur tổ chức được coi là hình mẫu cải cách ruộng đất thành công nhất thế giới, chính ông cũng nói đây là thành tích lớn nhất trong sự nghiệp làm chính trị của mình. Theo chỉ thị của ông, Chính phủ Nhật ban hành Luật Cải cách ruộng đất, lần thứ nhất ngày 28/12/1945, lần thứ hai ngày 21/10/1946. Các chủ đất buộc phải bán cho nhà nước theo giá quy định tất cả số ruộng đất họ không tự cày cấy, sau đó nhà nước bán lại cho nông dân chưa có đất, ưu tiên cho người đang cày thuê mảnh đất đó. Cuộc cải cách này tiến hành rất quyết liệt và triệt để, kết quả toàn bộ người cày đều có ruộng, nước Nhật thực sự không còn tầng lớp địa chủ nữa, tức không còn cơ sở của chế độ phong kiến.

Nền công nghiệp Nhật trước đây tập trung vào tay các zaibatsu (tập đoàn tài phiệt gia tộc) nhằm phục vụ chính sách xâm lược của quân phiệt Nhật. MacArthur chủ trương giải thể các zaibatsu. Bước đầu, hai zaibatsu lớn nhất là Mitsubishi và Sumimoto bị chia thành nhiều công ty cổ phần nhỏ, 56 người là gia tộc tài phiệt của 10 zaibatsu lớn bị chỉ đích danh và buộc phải nộp hơn 160 triệu cổ phiếu trị giá hơn 7,57 tỷ Yên. Bước hai, ông chỉ thị Chính phủ Nhật ban hành Luật Cấm độc quyền và lập Ủy ban Kinh doanh công bằng, nhằm ngăn chặn sự phục hồi tư bản độc quyền.

Ngay từ ngày mới đến Nhật, MacArthur từng chân thành thổ lộ ý muốn biến nước Nhật thành một Thụy Sĩ phương Đông. Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là thời cơ có một không hai giúp kinh tế Nhật cất cánh. Sản xuất công nghiệp tăng vọt do nhận được những đơn đặt hàng khổng lồ của quân đội Mỹ. Rốt cuộc nước Nhật thù địch trở thành siêu cường kinh tế thứ hai thế giới và đồng minh trung thành của Mỹ.

Người xã hội chủ nghĩa

MacArthur chưa hề đi hết nước Nhật, ông rất ít gặp người Nhật, chỉ tiếp xúc với một số quan chức Nhật cấp cao, thế nhưng đông đảo dân Nhật có thiện cảm với ông tới mức say mê, tôn kính ông như tôn kính Thiên Hoàng, coi ông là cứu tinh của nước Nhật. Họ gửi tặng ông vô số quà biếu và lời mời. Cách thể hiện tình cảm thú vị nhất là họ viết thư cho ông. Tổng cộng MacArthur đã nhận được khoảng nửa triệu bức thư từ dân chúng Nhật.

Người Nhật thích MacArthur vì ông đã giải thoát họ khỏi chiến tranh, đói nghèo, khỏi ách áp bức của chế độ chính trị chuyên chế Nhật, cũng như khỏi tâm trạng chán chường thất vọng. Dưới sự chỉ huy của MacArthur, đội quân chiếm đóng Nhật trở thành đội quân giải phóng nhân dân Nhật. Trước và trong chiến tranh, người Nhật sống dưới ách cùm kẹp của bọn quân phiệt. Hệ thống cảnh sát quân sự Kampeitai [còn viết Kenpeitai, tức Hiến binh đội, thành lập năm 1881] theo dõi thái độ chính trị của từng người, chúng không cho dân được nói ý kiến của mình, chúng bỏ tù hoặc giết bất cứ ai dám có ý kiến khác với chính quyền hoặc không ủng hộ các nỗ lực chiến tranh. Vì thế khi SCAP ban hành các sắc lệnh thủ tiêu mọi sự hạn chế quyền lợi của dân chúng, người Nhật vô cùng cảm động, phấn khởi và biết ơn người Mỹ. Ngay từ tháng 10/1945, MacArthur đã tuyên bố toàn dân Nhật có quyền tự do phát ngôn và hội họp. Ông ra lệnh cho Thủ tướng Nhật mở rộng quyền của các công đoàn, trao cho phụ nữ quyền tự do ngôn luận và bầu cử.

MacArthur một mình cai trị toàn diện nước Nhật bại trận trong gần 6 năm, bỏ ngoài tai mọi ý kiến bất đồng của các nghị sĩ và quan chức Mỹ; người ta gọi ông là “nhà độc tài thần thánh” (Godlike dictator). Nhưng nhà độc tài ấy được đông đảo dân Nhật thực sự tôn kính với lòng biết ơn sâu sắc. Có phụ nữ Nhật viết thư xin được sinh con với ông. Khi MacArthur dự tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1948, người Nhật ủng hộ ông mạnh nhất. Ngày ông trở về Mỹ, hàng trăm nghìn người Nhật kéo nhau ra đường đưa tiễn ông, hô vang từ “Đại nguyên soái”, nhiều người nước mắt ròng ròng.

Hồi ký của Kiichi Miyazawa (Thủ tướng Nhật nhiệm kỳ 1991-1993) có đoạn viết:

Ngày 11/4/1951, báo đài đưa tin MacArthur bị miễn chức. Tin này làm người Nhật vô cùng sửng sốt, họ không thể nghĩ tới chuyện Thống tướng MacArthur – người nghiễm nhiên tự cho mình là Thái Thượng Hoàng nước Nhật lại có thể bị bãi miễn dễ dàng bởi một mệnh lệnh của Tổng thống. MacArthur là người nắm quyền lực tối cao ở Nhật. Hàng ngày ông đi làm và về nhà bằng xe cắm quốc kỳ Mỹ. Khi ấy giao thông trên các đường phố xung quanh trụ sở Bộ Tư lệnh SCAP đều bị cấm, quân cảnh Mỹ đứng trên các ngã tư chỉ huy giao thông… Ngày 16/4, MacArthur rời Tokyo về Mỹ. Hôm ấy dân chúng Nhật đứng chật kín suốt hai bên đường từ trụ sở SCAP tới sân bay Haneda. Thủ tướng Nhật cùng toàn thể thành viên Chính phủ ra sân bay tiễn đưa. Tôi đứng sau Bộ trưởng Tài chính, đối diện với chiếc chuyên cơ. MacArthur cùng vợ và con trai lần lượt bắt tay từng quan chức. Khi MacArthur bước lên thang máy bay, một quan chức Nhật bỗng hô to “MacArthur muôn năm !” Thế là tất cả mọi người đều giơ tay hô theo “Muôn năm”….


Trở về Tổ quốc sau 11 năm ở châu Á, ngày 19/4/1951 MacArthur ra trước Quốc Hội Mỹ đọc bài diễn văn từ biệt1 kết thúc bằng lời một khúc quân ca: “Những người lính già không bao giờ chết; họ chỉ mờ nhạt dần (Old soldies never die ; they just fade away). “Và giống như người lính già của bài hát đó, giờ đây tôi khép lại cuộc đời binh nghiệp của tôi và mờ nhạt dần — một người lính già đã tận sức mình làm tròn bổn phận của mình khi Thượng Đế ban cho tôi ánh sáng để tôi thấy được bổn phận đó. Xin tạm biệt”. Bài nói dài 11 phút bị ngắt quãng 10 lần bởi những tràng vỗ tay và cuối cùng cử tọa đứng dậy hoan hô nồng nhiệt. Diễn văn có tên « Những người lính già không bao giờ chết » này được coi là một trong số những bài diễn văn hay nhất thế giới.

Dư luận Mỹ đánh giá cao MacArthur. Nhà Nhật Bản học Edwin Reischauer (thập niên 1960 làm Đại sứ Mỹ ở Tokyo) đánh giá MacArthur là “nhà lãnh đạo Mỹ cấp tiến nhất, có thể gọi là người xã hội chủ nghĩa, và cũng là một trong những người thành công nhất”.
Douglas MacArthur qua đời ngày 5/4/1964 tại Washington, D.C, thọ 84 tuổi. Lễ tang ông cử hành theo quy chế quốc tang. Ông được mai táng tại Nhà Tưởng niệm Douglas MacArthur ở thành phố Norfolk, bang Virginia. Đây là nhà bảo tàng lưu giữ bộ sưu tập về cuộc đời binh nghiệp của vị danh tướng này, và cũng là nơi yên nghỉ của vợ ông – bà Jean Marie Faircloth, một nhà hoạt động xã hội (1898-2000).
—————-
1.http://www.americanrhetoric.com/speeches/douglasmacarthurfarewelladdress.htm
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,153 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Nhật cũng đã từng chiếm VN, gây ra nạn đói năm 45. Làm ăn với Nhật có bao giờ nhắc lại chuyện đánh nhau mà sao làm ăn với Mỹ lôi chuyện đánh nhau 50 năm trước ra có mục đích gì vậy mèo???

Phát xít Nhật từng bem Mỹ tan nát ở Trân Châu Cảng. Mỹ bem lại Nhật tan nát ở trận Midway.

Trận Midway 1942 - chất lượng thấp với phụ đề

Trận Midway 1942 - chất lượng cao, không phụ đề

Mỹ bem tiếp Nhật ở Iwo Jima, Okinawa rồi ném bom nguyên tử trên lãnh thổ Nhật. Năm 1945 Nhật đầu hàng vô điều kiện. Mỹ đã chiếm đóng Nhật Bản. Đây là những cải cách mà nước Mỹ làm cho Nhật


Người mở cửa nước Nhật lần thứ hai

24/03/2018 08:00 - Nguyễn Hải Hoành

Nước Nhật trong lịch sử từng hai lần được mở cửa với thế giới phương Tây, nhờ đó nhanh chóng trở thành cường quốc thế giới. Và như một định mệnh, cả hai lần mở cửa ấy đều do người Mỹ chủ động thực hiện.

View attachment 4645476

Tướng Douglas MacArthur.

Nhân vật đầu tiên mở toang cánh cổng mấy nghìn năm đóng kín nước Nhật phong kiến bảo thủ là Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Matthew Perry (1794-1858). Ngày 14/7/1853 hạm đội do ông chỉ huy cập bến Kurihama (nay là Yokosuka) ở vịnh Tokyo, chuyển tới chính quyền Nhật thư của Tổng thống Mỹ Millard Fillmore yêu cầu Nhật mở cửa thông thương với Mỹ. Chín tháng sau, khi hạm đội Perry quay lại Tokyo, chính quyền Nhật chấp nhận mở cửa, từ đó nước Nhật sang trang lịch sử mới, bắt đầu bước lên con đường hiện đại hóa, nhanh chóng trở thành một cường quốc. Nhưng cuối cùng sự nghiệp hiện đại hóa vẻ vang ấy đã bị bọn quân phiệt Nhật chôn vùi trong đống tro tàn của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương do chúng gây ra.

Lần mở cửa thứ nhất kết thúc thất bại vì nước Nhật chưa triệt để hiện đại hóa về chính trị. Nhưng sau đó nước này được mở cửa lần nữa và nhân vật có vai trò quyết định trong việc mở cửa nước Nhật lần thứ hai lại là một người Mỹ - tướng Douglas MacArthur (1880-1964).

Đóng góp của MacArthur đối với nước Nhật lớn tới mức ông là người nước ngoài duy nhất được xếp vào danh sách Mười hai người tạo dựng nước Nhật (The Twelve Men Who Made Japan) trong cuốn sách cùng tên của Sakaiya Taichi xuất bản năm 2003 tại Tokyo. Chương 10 sách này có đầu đề “MacArthur - Thí nghiệm biến Nhật Bản thành một ‘nước Mỹ lý tưởng’”. Sở dĩ gọi là “nước Mỹ lý tưởng” vì MacArthur không hài lòng với nước Mỹ đương thời, ông tưởng tượng ra một nước Mỹ hoàn hảo hơn, và ông muốn tạo dựng nước Nhật theo hình mẫu nước Mỹ lý tưởng ấy.

Trước đó MacArthur đã rất nổi tiếng ở Mỹ. Ông là người Mỹ duy nhất từng chiến đấu trong 3 cuộc chiến lớn là Thế chiến I, II và Chiến tranh Triều Tiên, thập niên 1930 từng làm Tổng Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, là một trong 5 quân nhân Mỹ được phong hàm Thống tướng (General of the Army), là người Mỹ duy nhất được Chính phủ Philippines phong hàm Nguyên soái quân đội Philippines (Field Marshal). Vì mâu thuẫn với Tổng thống Truman về chủ trương giải quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên (MacArthur muốn ném bom vùng Đông Bắc Trung Quốc, Truman phản đối vì ngại Liên Xô có cớ can thiệp) mà tháng 4/1951 ông bị mất chức và phải về Mỹ, kết thúc cuộc đời binh nghiệp 52 năm.

Hai quyết định quan trọng

Tháng 8/1945, MacArthur 65 tuổi được cử làm Tư lệnh Tối cao Quân đội Đồng minh (Supreme Commander for the Allied Powers, SCAP). Ngày 30/8, ông đến Tokyo. Ngày 2/9, ông thay mặt lực lượng Đồng minh ký văn kiện chấp nhận Nhật đầu hàng trong nghi lễ đầu hàng cử hành trên tàu chiến Missouri của Mỹ đậu trong vịnh Tokyo. Phát biểu tại nghi lễ ấy, ông nói về việc tạo ra một « thế giới tốt đẹp hơn » cho nước Nhật. Ngày 27/9 ông tiếp Thiên Hoàng Hirohito lần đầu tiên.

MacArthur chủ trương thiết lập chế độ chiếm đóng quân sự nhằm tạo dựng một nước Nhật phi quân sự hóa, dân chủ hóa và phi tập trung hóa.

MacArthur đã tự mình đưa ra hai quyết định quan trọng: giữ lại Thiên Hoàng Nhật, và trừng trị các tội phạm chiến tranh Nhật. Với quyết định thứ nhất, ông đã chống lại sức ép mạnh mẽ từ trong nước và từ các nước Đồng minh đòi xử tử đầu sỏ tội phạm chiến tranh Hirohito và thủ tiêu chế độ Thiên Hoàng. Tuy rằng bản thân Hirohito cũng tự nhận chịu toàn bộ trách nhiệm về cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, nhưng MacArthur cho rằng Thiên Hoàng là biểu tượng sống của nước Nhật, biểu tượng sự ổn định và hòa hợp của người Nhật, nếu không có Thiên Hoàng thì dân tộc này sẽ hỗn loạn, các phe phái sẽ tranh giành quyền lực, gây mất ổn định chính trị, tàn binh Nhật sẽ tổ chức đánh du kích chống lại quân chiếm đóng. Quan điểm này về sau đã được chứng minh là đúng. Dân Nhật có truyền thống tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành lời Thiên Hoàng, họ không hề có hành động nào chống lại quân chiếm đóng.

MacArthur và Thiên Hoàng Hirohito gặp nhau tất cả 11 lần, Hirohito đều tiếp thu các chủ trương của MacArthur về quản trị nước Nhật. Ngày 1/1/1946, Hirohito đọc bản Tuyên ngôn Nhân gian (Ningen-sengen) trên đài truyền thanh, lần đầu tiên trong lịch sử tuyên bố Thiên Hoàng chỉ là người thường, không phải thần thánh, nghĩa là chấp nhận từ bỏ địa vị nắm quyền tối cao của quốc gia. Như vậy MacArthur là người lãnh đạo cao nhất nước Nhật.

Thi hành quyết định thứ hai, các quan tòa người Mỹ đã tổ chức xét xử tội ác chiến tranh, phát hiện hơn 4200 quan chức Nhật có tội, trong đó 700 tội phạm nặng nhất bị kết án tử hình. Ngoài ra 186 nghìn nhân vật công chúng (public figures) bị thanh trừng. 28 quan chức chính phủ và sĩ quan cấp cao bị đưa ra Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông họp ở Tokyo, trong đó 25 người bị tuyên án có tội, 7 người bị kết án tử hình.

View attachment 4645494

Nhật Hoàng Hirohito và Tướng General MacArthur https://cqbinh.gitbooks.io/the-x-file-of-history/Nhân vật thế giới/thống-tướng-douglas-macathur--nhật-hoàng-hirohito.html

Sau khi đến Nhật, MacArthur lập tức ra lệnh cấm quân đội Đồng minh tấn công người Nhât và dùng lương thực thực phẩm của Nhật. Ông yêu cầu Chính phủ Mỹ viện trợ khẩn cấp lương thực thực phẩm cho Nhật để ngăn ngừa nạn đói và rối loạn chính trị. Sau chiến tranh, nước này chỉ còn là đống tro tàn. 9 triệu người không có nhà ở, 13 triệu người thất nghiệp. Bộ Tài chính Nhật báo cáo có 10 triệu dân bị đói. Đường phố đầy người ăn xin, phần lớn là lính giải ngũ và người tàn tật. Khẩu phần ăn của mỗi viên chức chỉ bằng một nửa so với tiêu chuẩn 2200 calorie/ngày. Đã thế mùa màng năm 1945 lại xấu nhất trong 30 năm. Giá lương thực đắt gấp 7,5 lần. MacArthur lập tức tìm mọi cách cứu đói. Ngay từ cuối năm 1945 ông sửa lại kế hoạch đưa quân đội Mỹ đến chiếm đóng Nhật, giảm bớt 200.000 người, lấy số lương thực dôi ra để giúp dân Nhật. Năm 1946, ông đề nghị Chính phủ Mỹ viện trợ không hoàn lại cho Nhật 330 triệu USD; năm 1947 – 297 triệu USD. Quốc hội Mỹ đáp ứng mọi yêu cầu cứu đói dân Nhật do MacArthur nêu ra. Nhờ đó tới năm 1948, công chức Nhật đã được hưởng khẩu phần 2.000 calorie/ngày. Năm 1949, dự trữ lương thực từ số không lên tới 3 triệu tấn. Sản lượng gạo năm 1950 đạt 9,5 triệu tấn. Chính phủ Nhật dự định từ 4/1951 sẽ bỏ chế độ tem phiếu lương thực, nhưng sau đó phải hoãn lại, vì chiến tranh Triều Tiên bất ngờ có thay đổi do Trung Quốc đưa quân vào Triều Tiên tham chiến.

Xây dựng chế độ dân chủ kiểu Mỹ tại Nhật Bản

MacArthur từng nói: Xét theo tiêu chuẩn hiện đại, nước Nhật là “một bé trai 12 tuổi” (a boy of 12), cần được dẫn dắt tiến lên chế độ dân chủ và chế độ tư bản phương Tây. Một trong những việc đầu tiên ông làm sau khi đến nước này là tịch thu 5 triệu thanh kiếm Nhật – biểu tượng tinh thần thượng võ của samurai (võ sĩ), từng bị bọn quân phiệt Nhật lợi dụng để gây chiến tranh. Ông ra lệnh bãi bỏ Thần đạo nhà nước (State Shinto) tức quốc giáo của nước Nhật, tôn giáo từng được bọn quân phiệt lợi dụng để phục vụ chiến tranh xâm lược, tuy vẫn cho các tôn giáo khác hoạt động. Ngày 4/10/1945, ông ra lệnh thả hết tù chính trị, kể cả tù cộng sản Nhật, cho dù Mỹ là nước chống chủ nghĩa cộng sản.

Đồng thời với việc tiêu diệt tận gốc cơ sở của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, MacArthur đã phát động cuộc cải cách dân chủ hóa nước Nhật toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế và giáo dục, khởi đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp.

Ngay từ tháng 7/1945, khi Mỹ, Anh và Trung Hoa Dân quốc bàn về các điều kiện đầu hàng của Nhật, MacArthur đã đề xuất Nhật phải sửa đổi Hiến pháp Minh Trị (ban hành năm 1889) nhằm thực hiện dân chủ hóa nước này. Tháng 10/1945 ông chỉ thị Chính phủ Nhật tiến hành việc đó. Tháng 2/1946 phía Nhật đưa ra dự thảo Hiến pháp, nhưng MacArthur không chấp nhận. Ông lập một Hội đồng gồm 25 người Mỹ và yêu cầu trong vòng một tuần phải dự thảo xong Hiến pháp mới, tức xong trước ngày họp các nước Đồng minh (26/2/1946), như vậy nước ngoài sẽ không thể can thiệp nội trị Nhật.

Hiến pháp mới thể hiện đầy đủ quan điểm tự do dân chủ và nguyên tắc tam quyền phân lập. Thiên Hoàng bị tước bỏ địa vị nắm quyền tối cao của quốc gia, chỉ còn là “Tượng trưng của quốc gia Nhật, của khối thống nhất quốc dân Nhật; địa vị của Thiên Hoàng dựa vào ý chí của toàn dân”. Việc cải cách triệt để chế độ Thiên Hoàng đã quét sạch chủ nghĩa độc tài chuyên chế phong kiến và đánh sập trụ cột tinh thần của chủ nghĩa phát xít Nhật.

Chương II quan trọng nhất chỉ có một điều khoản (Điều 9) ghi rõ: Nhân dân Nhật vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh, vĩnh viễn không sử dụng vũ lực hay đe dọa vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Nhằm mục đích đó, nước Nhật sẽ không duy trì lục quân, hải quân, không quân cũng như các tiềm năng chiến tranh khác, không công nhận quyền tuyên chiến của quốc gia có chủ quyền.

Chế độ Nghị viện được cải cách theo hướng dân chủ hóa : Quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện, thành viên Quốc hội là do công dân đủ 20 tuổi trực tiếp bỏ phiếu bầu ra. Thiên Hoàng và quân đội không còn có quyền can thiệp vào công việc của Quốc hội. ********* Chính phủ do Quốc hội chỉ định, do lãnh tụ chính đảng giành nhiều phiếu nhất trong Quốc hội đảm nhiệm. Quân nhân chuyên nghiệp không được tham gia Chính phủ. Chế độ tập trung quyền lực được thay bằng chế độ địa phương tự trị. Quyền tư pháp không còn tập trung vào Thiên Hoàng như trước mà thuộc về Tòa án Tối cao và Tòa án các cấp, mở rộng tính độc lập của các cơ quan tư pháp. Các điều 10~40 của Hiến pháp mới quy định quyền lợi và nghĩa vụ công dân; phụ nữ trước đây có địa vị cực thấp trong xã hội nay được hoàn toàn bình đẳng với nam giới.

Ngày 10/4/1946, nước Nhật tổ chức tổng tuyển cử, bầu ra Chính phủ đầu tiên. Thiên Hoàng Hirohito và đại đa số dân Nhật ủng hộ Hiến pháp mới. Ngày 3/11/1946 Hirohito công bố Hiến pháp này trước Nghị viện. Từ 3/5/1947 bắt đầu thực thi Hiến pháp mới, đánh dấu thắng lợi của công cuộc cải cách chính trị.

Cải cách giáo dục, kinh tế

Về giáo dục, MacArthur chỉ thị loại bỏ tư tưởng quân phiệt ra khỏi hệ thống trường học, cấm tuyên truyền giáo dục Thần đạo, phải dạy học sinh học tinh thần dân chủ chứ không dạy sùng bái nhà vua, cấm dạy tinh thần Võ Sĩ Đạo (Bushido). Luật Cơ bản về giáo dục ban hành ngày 31/3/1947 cải cách thể chế hành chính giáo dục tập trung quyền lực vào trung ương, thực hành chế độ phân quyền địa phương, Ủy ban Giáo dục các cấp do dân bầu ra sẽ phụ trách công việc hành chính trong công tác giáo dục của địa phương. Hệ thống giáo dục theo kiểu Mỹ này đã đào tạo ra những người trẻ tuổi có tư tưởng tự do dân chủ, căm ghét tư tưởng quân phiệt Nhật và ủng hộ Mỹ.

Đồng thời MacArthur tiến hành các cải cách kinh tế mạnh dạn, như cải cách ruộng đất, tổ chức lại các công đoàn, ủng hộ quyền bãi công của công nhân, tái cơ cấu các tập đoàn tư bản tài chính-công nghiệp. Công cuộc tái phân phối ruộng đất do MacArthur tổ chức được coi là hình mẫu cải cách ruộng đất thành công nhất thế giới, chính ông cũng nói đây là thành tích lớn nhất trong sự nghiệp làm chính trị của mình. Theo chỉ thị của ông, Chính phủ Nhật ban hành Luật Cải cách ruộng đất, lần thứ nhất ngày 28/12/1945, lần thứ hai ngày 21/10/1946. Các chủ đất buộc phải bán cho nhà nước theo giá quy định tất cả số ruộng đất họ không tự cày cấy, sau đó nhà nước bán lại cho nông dân chưa có đất, ưu tiên cho người đang cày thuê mảnh đất đó. Cuộc cải cách này tiến hành rất quyết liệt và triệt để, kết quả toàn bộ người cày đều có ruộng, nước Nhật thực sự không còn tầng lớp địa chủ nữa, tức không còn cơ sở của chế độ phong kiến.

Nền công nghiệp Nhật trước đây tập trung vào tay các zaibatsu (tập đoàn tài phiệt gia tộc) nhằm phục vụ chính sách xâm lược của quân phiệt Nhật. MacArthur chủ trương giải thể các zaibatsu. Bước đầu, hai zaibatsu lớn nhất là Mitsubishi và Sumimoto bị chia thành nhiều công ty cổ phần nhỏ, 56 người là gia tộc tài phiệt của 10 zaibatsu lớn bị chỉ đích danh và buộc phải nộp hơn 160 triệu cổ phiếu trị giá hơn 7,57 tỷ Yên. Bước hai, ông chỉ thị Chính phủ Nhật ban hành Luật Cấm độc quyền và lập Ủy ban Kinh doanh công bằng, nhằm ngăn chặn sự phục hồi tư bản độc quyền.

Ngay từ ngày mới đến Nhật, MacArthur từng chân thành thổ lộ ý muốn biến nước Nhật thành một Thụy Sĩ phương Đông. Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là thời cơ có một không hai giúp kinh tế Nhật cất cánh. Sản xuất công nghiệp tăng vọt do nhận được những đơn đặt hàng khổng lồ của quân đội Mỹ. Rốt cuộc nước Nhật thù địch trở thành siêu cường kinh tế thứ hai thế giới và đồng minh trung thành của Mỹ.

Người xã hội chủ nghĩa

MacArthur chưa hề đi hết nước Nhật, ông rất ít gặp người Nhật, chỉ tiếp xúc với một số quan chức Nhật cấp cao, thế nhưng đông đảo dân Nhật có thiện cảm với ông tới mức say mê, tôn kính ông như tôn kính Thiên Hoàng, coi ông là cứu tinh của nước Nhật. Họ gửi tặng ông vô số quà biếu và lời mời. Cách thể hiện tình cảm thú vị nhất là họ viết thư cho ông. Tổng cộng MacArthur đã nhận được khoảng nửa triệu bức thư từ dân chúng Nhật.

Người Nhật thích MacArthur vì ông đã giải thoát họ khỏi chiến tranh, đói nghèo, khỏi ách áp bức của chế độ chính trị chuyên chế Nhật, cũng như khỏi tâm trạng chán chường thất vọng. Dưới sự chỉ huy của MacArthur, đội quân chiếm đóng Nhật trở thành đội quân giải phóng nhân dân Nhật. Trước và trong chiến tranh, người Nhật sống dưới ách cùm kẹp của bọn quân phiệt. Hệ thống cảnh sát quân sự Kampeitai [còn viết Kenpeitai, tức Hiến binh đội, thành lập năm 1881] theo dõi thái độ chính trị của từng người, chúng không cho dân được nói ý kiến của mình, chúng bỏ tù hoặc giết bất cứ ai dám có ý kiến khác với chính quyền hoặc không ủng hộ các nỗ lực chiến tranh. Vì thế khi SCAP ban hành các sắc lệnh thủ tiêu mọi sự hạn chế quyền lợi của dân chúng, người Nhật vô cùng cảm động, phấn khởi và biết ơn người Mỹ. Ngay từ tháng 10/1945, MacArthur đã tuyên bố toàn dân Nhật có quyền tự do phát ngôn và hội họp. Ông ra lệnh cho ********* Nhật mở rộng quyền của các công đoàn, trao cho phụ nữ quyền tự do ngôn luận và bầu cử.

MacArthur một mình cai trị toàn diện nước Nhật bại trận trong gần 6 năm, bỏ ngoài tai mọi ý kiến bất đồng của các nghị sĩ và quan chức Mỹ; người ta gọi ông là “nhà độc tài thần thánh” (Godlike dictator). Nhưng nhà độc tài ấy được đông đảo dân Nhật thực sự tôn kính với lòng biết ơn sâu sắc. Có phụ nữ Nhật viết thư xin được sinh con với ông. Khi MacArthur dự tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1948, người Nhật ủng hộ ông mạnh nhất. Ngày ông trở về Mỹ, hàng trăm nghìn người Nhật kéo nhau ra đường đưa tiễn ông, hô vang từ “Đại nguyên soái”, nhiều người nước mắt ròng ròng.

Hồi ký của Kiichi Miyazawa (********* Nhật nhiệm kỳ 1991-1993) có đoạn viết:

Ngày 11/4/1951, báo đài đưa tin MacArthur bị miễn chức. Tin này làm người Nhật vô cùng sửng sốt, họ không thể nghĩ tới chuyện Thống tướng MacArthur – người nghiễm nhiên tự cho mình là Thái Thượng Hoàng nước Nhật lại có thể bị bãi miễn dễ dàng bởi một mệnh lệnh của Tổng thống. MacArthur là người nắm quyền lực tối cao ở Nhật. Hàng ngày ông đi làm và về nhà bằng xe cắm quốc kỳ Mỹ. Khi ấy giao thông trên các đường phố xung quanh trụ sở Bộ Tư lệnh SCAP đều bị cấm, quân cảnh Mỹ đứng trên các ngã tư chỉ huy giao thông… Ngày 16/4, MacArthur rời Tokyo về Mỹ. Hôm ấy dân chúng Nhật đứng chật kín suốt hai bên đường từ trụ sở SCAP tới sân bay Haneda. ********* Nhật cùng toàn thể thành viên Chính phủ ra sân bay tiễn đưa. Tôi đứng sau ********* Tài chính, đối diện với chiếc chuyên cơ. MacArthur cùng vợ và con trai lần lượt bắt tay từng quan chức. Khi MacArthur bước lên thang máy bay, một quan chức Nhật bỗng hô to “MacArthur muôn năm !” Thế là tất cả mọi người đều giơ tay hô theo “Muôn năm”….


Trở về Tổ quốc sau 11 năm ở châu Á, ngày 19/4/1951 MacArthur ra trước Quốc Hội Mỹ đọc bài diễn văn từ biệt1 kết thúc bằng lời một khúc quân ca: “Những người lính già không bao giờ chết; họ chỉ mờ nhạt dần (Old soldies never die ; they just fade away). “Và giống như người lính già của bài hát đó, giờ đây tôi khép lại cuộc đời binh nghiệp của tôi và mờ nhạt dần — một người lính già đã tận sức mình làm tròn bổn phận của mình khi Thượng Đế ban cho tôi ánh sáng để tôi thấy được bổn phận đó. Xin tạm biệt”. Bài nói dài 11 phút bị ngắt quãng 10 lần bởi những tràng vỗ tay và cuối cùng cử tọa đứng dậy hoan hô nồng nhiệt. Diễn văn có tên « Những người lính già không bao giờ chết » này được coi là một trong số những bài diễn văn hay nhất thế giới.

Dư luận Mỹ đánh giá cao MacArthur. Nhà Nhật Bản học Edwin Reischauer (thập niên 1960 làm Đại sứ Mỹ ở Tokyo) đánh giá MacArthur là “nhà lãnh đạo Mỹ cấp tiến nhất, có thể gọi là người xã hội chủ nghĩa, và cũng là một trong những người thành công nhất”.
Douglas MacArthur qua đời ngày 5/4/1964 tại Washington, D.C, thọ 84 tuổi. Lễ tang ông cử hành theo quy chế quốc tang. Ông được mai táng tại Nhà Tưởng niệm Douglas MacArthur ở thành phố Norfolk, bang Virginia. Đây là nhà bảo tàng lưu giữ bộ sưu tập về cuộc đời binh nghiệp của vị danh tướng này, và cũng là nơi yên nghỉ của vợ ông – bà Jean Marie Faircloth, một nhà hoạt động xã hội (1898-2000).
—————-
1.http://www.americanrhetoric.com/speeches/douglasmacarthurfarewelladdress.htm
Cụ copy thì nói làm gì ;))
 

a_cheng

Xe điện
Biển số
OF-72663
Ngày cấp bằng
11/9/10
Số km
3,512
Động cơ
443,979 Mã lực
Đánh nhau vỡ đầu mới thành huynh đệ. Không có kẻ thù mãi mãi, chỉ có lợi ích quốc gia là mãi mãi. Nếu nói về chuyện quá khứ, thì những đối tác lớn nhất của VN ta hiện tại đều đã từng uýnh nhau chảy máu đầu với ta ( TQ, Mỹ, Nhật, Hàn). Thế nên quá khứ là chuyện của quá khứ, còn hiện tại chúng ta đang "sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới". Mấy bạn càng mạnh muốn chơi thân với mình thì mình càng vui. Chẳng thế mà chúng ta đang thành lập tổ công tác đặc biệt để "đón" doanh nghiệp của các nước bạn còn gì :).
 

Jue

Xe tải
Biển số
OF-518211
Ngày cấp bằng
25/6/17
Số km
324
Động cơ
181,735 Mã lực
Cụ thích so với ai kệ cụ
Nhưng đối với em : VN nằm ở 1 vị trí đặc biệt , cận Tàu , xa Mĩ , Nga , PT
Tính cách con người , thể chế khác biệt .
Cựu thù nó chìa tay ra bắt , đối với em là không bao giờ rú lên sung sướng đâu nhá :))
Và quan điểm của em , đếch bao giờ so Việt Nam ta vs 1 thằng bm nào cả .
Sao nhìn đâu cũng thấy kẻ thù vậy bác? Trước khi là kẻ thù với VN, Mỹ đã từng là bạn. VN đã từng mong muốn "hợp tác đầy đủ" và được Mỹ trợ giúp cả về "kinh tế lẫn quân sự".

Ngày 29/3/1945 ở Côn Minh, Hồ Chí Minh gặp tướng C. Chenault tư lệnh không đoàn 14 và hai người đã có những mối thiện cảm.

Đầu tháng 5/1945, hai sĩ quan OSS (Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ, tiền thân của CIA) đã có thể đều đặn gửi báo cáo về từ Tân Trào.

Ngày 17/7/1945, đội tình báo Mỹ mang biệt danh Con nai gồm 5 người do thiếu tá A. Thomas chỉ huy đã nhảy dù xuống Tân Trào. Họ huấn luyện các kỹ năng quân sự cho 40 người được chọn từ số 110 quân du kích của Đàm Quang Trung.

Đầu tháng 8/1945, trung đội Bộ đội Việt - Mỹ (tên đặt chính thức của Hồ Chí Minh) đã được thành lập và ngày 20/8/1945 trung đội này đã tham gia chiến đấu với quân Nhật ở Thái Nguyên dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp.

Ngày 1/11/1945, Hồ Chí Minh thư cho BT Ngoại Giao Ngoại giao James Byrnes đề nghị gửi 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ để “xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác”, và theo Người, giới trí thức Việt Nam “tha thiết mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ là những người mà lập trường cao quý đối với những ý tưởng cao thượng về công lý và nhân bản quốc tế, và những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trí thức Việt Nam”.

Tuyên ngôn độc lập 2-9-45 đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Trang 1 bức thư của CT Hồ Chí Minh gửi TT Truman ngày 16/2/1946, trong đó bày tỏ Việt Nam mong muốn được “hoàn toàn độc lập” và ý nguyện thiết lập “hợp tác đầy đủ” với Hoa Kỳ. Ảnh: Tư liệu của Cục Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/thu-chu-tich-ho-chi-minh-gui-tong-thong-truman-133287.html

1590404951329.png


16/2/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Tổng thống Truman, đề nghị Mỹ giúp Việt Nam chống quân Pháp xâm lược. Trong thư có đoạn viết: “giống như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ.”

11/9/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh điện đàm với Thư ký thứ nhất, ĐSQ Mỹ tại Paris, bày tỏ mong muốn được Mỹ trợ giúp cả về kinh tế và quân sự. https://ordi.vn/nhung-buc-thu-bac-ho-gui-tong-thong-my.html
 

CarlVinson

Xe tải
Biển số
OF-724395
Ngày cấp bằng
8/4/20
Số km
274
Động cơ
8,496 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Ebeland
Sao nhìn đâu cũng thấy kẻ thù vậy bác? Trước khi là kẻ thù với VN, Mỹ đã từng là bạn. VN đã từng mong muốn "hợp tác đầy đủ" và được Mỹ trợ giúp cả về "kinh tế lẫn quân sự".

Ngày 29/3/1945 ở Côn Minh, Hồ Chí Minh gặp tướng C. Chenault tư lệnh không đoàn 14 và hai người đã có những mối thiện cảm.

Đầu tháng 5/1945, hai sĩ quan OSS (Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ, tiền thân của CIA) đã có thể đều đặn gửi báo cáo về từ Tân Trào.

Ngày 17/7/1945, đội tình báo Mỹ mang biệt danh Con nai gồm 5 người do thiếu tá A. Thomas chỉ huy đã nhảy dù xuống Tân Trào. Họ huấn luyện các kỹ năng quân sự cho 40 người được chọn từ số 110 quân du kích của Đàm Quang Trung.

Đầu tháng 8/1945, trung đội Bộ đội Việt - Mỹ (tên đặt chính thức của Hồ Chí Minh) đã được thành lập và ngày 20/8/1945 trung đội này đã tham gia chiến đấu với quân Nhật ở Thái Nguyên dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp.

Ngày 1/11/1945, Hồ Chí Minh thư cho BT Ngoại Giao Ngoại giao James Byrnes đề nghị gửi 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ để “xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác”, và theo Người, giới trí thức Việt Nam “tha thiết mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ là những người mà lập trường cao quý đối với những ý tưởng cao thượng về công lý và nhân bản quốc tế, và những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trí thức Việt Nam”.

Tuyên ngôn độc lập 2-9-45 đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Trang 1 bức thư của CT Hồ Chí Minh gửi TT Truman ngày 16/2/1946, trong đó bày tỏ Việt Nam mong muốn được “hoàn toàn độc lập” và ý nguyện thiết lập “hợp tác đầy đủ” với Hoa Kỳ. Ảnh: Tư liệu của Cục Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/thu-chu-tich-ho-chi-minh-gui-tong-thong-truman-133287.html

View attachment 4648814


16/2/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Tổng thống Truman, đề nghị Mỹ giúp Việt Nam chống quân Pháp xâm lược. Trong thư có đoạn viết: “giống như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ.”

11/9/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh điện đàm với Thư ký thứ nhất, ĐSQ Mỹ tại Paris, bày tỏ mong muốn được Mỹ trợ giúp cả về kinh tế và quân sự. https://ordi.vn/nhung-buc-thu-bac-ho-gui-tong-thong-my.html
Cụ trích dẫn để làm gì ?
Và rồi kết quả ra sao khi cụ Hồ muốn bắt tay .
20 năm vs Mỹ đó cụ
Mình chìa tay nhưng đáp lại là gì ?
 

CarlVinson

Xe tải
Biển số
OF-724395
Ngày cấp bằng
8/4/20
Số km
274
Động cơ
8,496 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Ebeland
Dạo này em lang thang cày còm, cũng hay bận đột xuất, thi thoảng lượn lượn chém gió mấy cái cho các cụ khác hừng hực, vui là chính mà :D
Dạo này em dùng cái xe còi đi hóng chiện thiên hạ :))
Đọc nhiều còm rõ ngứa mắt nhưng ngại gõ :D
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top