[Funland] Mỹ muốn thành lập "Mạng lưới thịnh vượng" và có ý định mời Việt Nam tham gia

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
con milu rận nga ý hay nói một đằng làm một nẻo lắm đấy bác nhé :D

Vậy nên "Thà nghèo mà bình yên" phải không cụ? Hay cụ thấy mình đủ giàu rồi?

À mà hình như cái anh nói câu đấy không nghèo mà cũng chẳng bình yên, :((
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,994
Động cơ
642,356 Mã lực
Không đến nỗi thế đâu cụ ơi.

Người Pháp đã lấy đi nhiều thứ của VN, nhưng cũng mang đến nhiều thứ.

Thứ nhất là kiến thức và tư duy công nghiệp. Thứ hai là hệ thống hạ tầng.

Hiện giờ ở VN tồn tại cả hai quan điểm: một bên thì chửi Pháp, bên kia bưng bô Pháp hết lời. Tôi thấy cả hai đều không đúng. Nên nói về Pháp một cách bình thản. Pháp có mang đến và mang đi, và bây giờ Pháp và Việt không ai còn nợ ai.
Cá nhân em cho rằng cái Pháp lấy đi và đẩy VN vào tình thế khó lớn hơn rất nhiều cái mà Pháp để lại. Hệ lụy của nó có thể phải hơn 100 năm mới có thể giải quyết.
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
công bằng là như bác nói mới phải!

Không đến nỗi thế đâu cụ ơi.

Người Pháp đã lấy đi nhiều thứ của VN, nhưng cũng mang đến nhiều thứ.
Thứ nhất là kiến thức và tư duy công nghiệp. Thứ hai là hệ thống hạ tầng.

Hiện giờ ở VN tồn tại cả hai quan điểm: một bên thì chửi Pháp, bên kia bưng bô Pháp hết lời. Tôi thấy cả hai đều không đúng. Nên nói về Pháp một cách bình thản. Pháp có mang đến và mang đi, và bây giờ Pháp và Việt không ai còn nợ ai.
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
Pháp nó cũng để lại cho Việt Nam nhiều cái tốt chứ bác! Không có thằng mũi lõ tóc râu ngô thì người Việt khéo vẫn đang ê a tam tự kinh với ngồi tô chữ giống thằng khựa ở phiên bản thấp hơn :D

Cá nhân em cho rằng cái Pháp lấy đi và đẩy VN vào tình thế khó lớn hơn rất nhiều cái mà Pháp để lại. Hệ lụy của nó có thể phải hơn 100 năm mới có thể giải quyết.
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
Khựa nó muốn VN phải đủ tiền để đáp ứng thặng dư thương mại với nó kiểu tổng hai chiều 200 tỷ thì 60 tỷ xuất sang nó còn 140 tỷ mua hàng từ nó. Trong khi xuất sang chủ yếu nông sản và nguyên liệu khoáng sản thô còn nhập thì máy móc với nguyên liệu vật tư phục vụ sản xuất. Nói chung khựa nó cứ cầm cái thòng lọng để sẵn khi nào hơi lệch là nó lại thắt lại rất đểu đặc trưng khựa.

không được quá giàu nhưng cũng đừng khố rách là chủ trương khựa muốn vậy!

Thực ra nó không muốn ta đi xuống đâu
Kinh tế xuống dốc, xã hội náo loạn tại ra dòng người vượt biên sang nó, cũng loạn phết
Nhưng nó cũng ko muốn mình mạnh, mạnh sẽ đủ năng lực trả đòn để nó đau 3 kiếp
Cứ bình bình là đúng mục đích của nó. Như xưa oánh Mỹ, nó khuyên mình oánh du kích ko nên tổng lực vừa đủ để quấy Mỹ, mà cũng khó có khả năng thống nhất
 

F kun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432347
Ngày cấp bằng
24/6/16
Số km
3,010
Động cơ
-82,855 Mã lực
Chỉ cần mình tôn nó là đại đại ca thì nó cũng để mình yên ổn làm ăn thôi, ko quá ngại.
Cứ đợi đấy. Họ nhà Ủn bên kia dù rất thân với tàu nhưng lúc nào cũng vẫn dặn dò thế hệ sau: Luôn cảnh giác với tàu.
Có mỗi thằng đệ Pakistan thì nó đưa cho quả nuke giao nhiệm vụ chĩa vào đầu Ấn Độ, còn lại cũng hình như chả được gì khác.
Mà nghe nói câu đầu tiên trong sách tập đọc lớp 1 ở Pakistan là "TQ là người bạn tốt nhất của chúng ta" đấy.
 

obi

Xe điện
Biển số
OF-185934
Ngày cấp bằng
18/3/13
Số km
2,265
Động cơ
-71,797 Mã lực
Để em về xin ý kiến ông anh cái đã.
 
Biển số
OF-594215
Ngày cấp bằng
11/10/18
Số km
246
Động cơ
25,745 Mã lực
Thím nhìn thế nào mà ra là người Trung Quốc thế nhỉ?

Mợ meotamthe tuy có định kiến cố hữu về nước Tàu tuy bẩn nhưng lại gần gũi nhưng chí ít trong các ý kiến của mợ ý còn có tý gọi là tư duy cho dù có sự méo mó và đầy xảo trá.

Còn thím Ongrungf em thấy cứ nửa phỉ nửa hồng quân, đàn ông chả ra đàn ông, mà đàn bà cũng chả ra đàn bà. Ăn nói thì cứ ra vành ra vẻ này kia nhưng chẳng hiểu thím có phải là một dạng loser không mà các ý kiến đưa ra rất nham nhở và trớt quớt.
Mợ nài nói đúng đới , em cũng chả ưa gì lão meotamthe - lão nài nói năng dài dòng lại hay lí luận , em cũng chả ưa lão Ongrungf - lão nài nói năng thì nhát gừng ... ủng hộ mợ vang nhiệt tình 2 lão kia đi :D
 

Hello VN

Xe buýt
Biển số
OF-709591
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
634
Động cơ
94,646 Mã lực
Mình là hột xoài hay hột ... dá.i?? :))
Tại sao Mỹ không chọn bạn Phi bạn Mã bạn In cùng trong vùng biển mà lại chọn Việt Nam ? .Rõ ràng Việt Nam mới xứng đáng là kim cương còn bọn kia chỉ đáng là thạch anh thôi .Ta cũng đáng tự hào về vị thế hiện có lắm chứ .Tất nhiên có tham gia vào chuỗi Kim Cương hay không là việc cân nhắc của các ông lãnh đạo cấp cao .Mình dân đen chỉ biết cày cuốc kiếm xèng và đóng góp vào ngân khố NN .Không dám lạm bàn nhiều vì mình cũng chỉ là thần dân cấp thấp lo được bữa cơm có thịt đã bạc mẹ nó mặt ra rồi hơi đâu lo việc đại sự .
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
E hơi bị bất ngờ khi cụ bị chụp lồng bàn là yêu khựa. Nói với thým ở dưới là lão ấy ghét khựa như chó ấy nhá. =)) =)) =)) =))
Em tưởng lão biết, em hay vạch chỗ sai của đội thích làm nô lệ cho Mỹ nên đội đấy tặng em biệt danh yêu khựa, nhà đương nhiều mũ, lão cần em ship cho chục cái :))
 

datdo2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728248
Ngày cấp bằng
7/5/20
Số km
215
Động cơ
76,215 Mã lực
đọc qua quả thực thấy quá nhiều Tàu nô vào bảo vệ , xuê xoa cho thằng hàng xóm bẩn.
Nên nhớ thằng Tàu nó muôn đời mong muốn cho hàng xóm của nó mãi mãi phải suy yếu và bất ổn thì nó mới bắt nạt được.
Giờ VN được mời vào chuỗi cung ứng tỉ tỉ đô thì đó là 1 cơ hội nghìn năm có 1. hãy nhớ lấy bài học lúc ban đầu khước từ vào WTO của các ô lãnh đạp trước.
Dân còn đang thất nghiệp đói thối mồm ra lại còn chảnh chọe.! TSB mấy thằng Tàu nô!
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,985
Động cơ
474,035 Mã lực
Em thấy mợ yêu bố Mao, bố Đặng đến quên cả bản thân thì em nói thế thôi :D
Mỹ nó là kẻ thù 20 năm (từ 1955 đến 1975) nên trong dòng chảy lịch sử thì quãng thời gian đó thực ra chỉ là một chớp mắt của vũ trụ nên em thấy nhắc đến không cần thiết ;)) nhưng cả nghìn năm thằng Tàu nhà mợ nó có lúc nào ngừng dã tâm với Việt Nam không?
Chưa thấy còm nào của cụ ấy nhận giặc làm cha mà mợ cứ chụp liên tục thế?! Suy bụng ta ra bụng người à :))
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,985
Động cơ
474,035 Mã lực
Chưa có gì là rõ ràng cả mà các cụ thân mẽo và các cụ theo chủ nghĩa tự lực tự tường đã oánh nhau chí chết :))

Lạ cái là các cụ theo trường phái tự lực tự cường lại rất hay nhận được cái mũ thân tàu ;))
Bởi vì đội chụp mũ đấy không bao giờ dám nghĩ đến tự đứng trên đôi chân của mình nên tưởng người khác cũng thế , chụp mũ cho đỡ tủi :D
 

Hello VN

Xe buýt
Biển số
OF-709591
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
634
Động cơ
94,646 Mã lực
Với quan điểm của em thì em cay nhất là thằng Pháp. Tại sao?
1. Khựa với mình oánh nhau nghìn năm nay rồi, có khi là bạn, có lúc là thù, nhưng cũng chưa bao giờ nó chiếm nước mình lâu như thằng Pháp (tính từ năm 1000 trở đi). Mí lại suy cho cùng thì TQ nó đã bảo mình nói nó: "Vận mệnh tương nhau" tức là bem nhau suốt rồi. Vị trí mình với nó như vậy thì cũng phải vậy thôi.
2. Mẽo bom đạn tàn phá nhưng suy cho cùng đó là cuộc chiến về ý thức hệ, mà cái ý thức hệ suy tiếp ra thì cũng tại thằng khốn Pháp.
3. Cũng vì cái thằng khốn Pháp nó mới kéo thằng Nhật đến, gây ra nạn đói 45.
4. Nhật đá đít thằng Pháp nhưng Pháp quay lại sau đó, ngay sau khi đất nước nó thoát cảnh phát xít xâm lược thì nó đã đi xâm lược người khác.
5. Thằng Pháp ăn tàn phá hại đất nước mình nhất, là căn nguyên cho xuống hố cả nút, là căn nguyên cho cuộc chiến 30 niên (45-75) và những hệ lụy sau đó. Chưa kể 2 thằng kia tùy từng thời điểm, chúng nó ít nhiều cũng có giúp đỡ này nọ còn thằng Pháp tuyệt nhiên chẳng có gì đền bù.
Nếu thật sự công bằng đánh giá về lịch sử thì Pháp nó để lại cho ta rất nhiều thứ .( nói ngắn gọn là nó khai hóa văn minh cho xứ An Nam ta ) .
Khi Pháp xâm lược Việt Nam thì xã hội VN thời điểm ấy quá nghèo nàn lạc hậu .Vua Quan nhà Nguyễn gần như buông tay không ngó ngàng gì đến miền Bắc .Về thương mại và khai mỏ ở miền Bắc nằm hết trong tay người Hoa .Bọn tàn quân Thái Bình Thiên Quốc là quân cờ đen tràn sang miền Bắc chúng hết sức tàn bạo và dã man .Chúng cướp của giết người hãm hiếp cả trẻ em và người già .Chúng còn đặt các trạm thu thuế ở nhiều nơi thu thuế để nuôi quân .Ngay tại sông Hồng chỗ thành Thăng Long chúng cũng đặt trạm thu thuế .Khi Pháp đánh ra miền Bắc bọn Cờ Đen có phối hợp cùng quân triều đình để chống lại nhưng chỉ thắng được trận tại Cầu Giấy giết được tên trung úy hải quân Pháp .Khi quân Cờ Đen đóng quân tại khu vực Nghĩa Đô CG chúng cướp đến cả cái nồi đất của dân .Chúng hãm hiếp từ trẻ con đến người già rồi giết sạch .Dân khu vực Cầu Giấy căm thù bọn Cờ Đen còn hơn cả Pháp ,họ gọi con chó nuôi là con Cờ Đen .Nếu Pháp không đánh đuổi bọn Cờ Đen ra khỏi lãnh thổ VN thì chúng còn đòi biên giới Trung Hoà kéo đến bờ Bắc Sông Mã đó .(Cụ @ doctor76 đã có thớt nói vè quân Cờ Đen này ) .
 

Aliabu

Xe container
Biển số
OF-523455
Ngày cấp bằng
25/7/17
Số km
7,385
Động cơ
325,369 Mã lực
Nơi ở
Www.Schlagevietnam.com
Website
www.schlagevietnam.com
Bởi vì đội chụp mũ đấy không bao giờ dám nghĩ đến tự đứng trên đôi chân của mình nên tưởng người khác cũng thế , chụp mũ cho đỡ tủi :D
Theo những người tư duy nô lệ thì không làm nô lệ cho thằng Mẽo thì tất lẽ dĩ ngẫu sẽ phải làm nô lệ tàu =)) chứ không nghĩ được đến việc có thể tự đứng trên đôi chân của mình
 

KhuatNguyên

Xe tải
Biển số
OF-683282
Ngày cấp bằng
6/7/19
Số km
487
Động cơ
108,716 Mã lực
Ngẫn sao lờ Thụy Điển đi thế? Thụy Điển là một nước giúp đỡ Việt Nam vô tư và thật lòng. Thụy Điển là nước phương tây đầu tiên công nhận VNDCCH năm 1969. Thủ tuong Thụy Điển Olof Pamer đã xuống đường biểu tình chống Mỹ can thiệp vào Việt Nam. Cái bệnh viện Nhi Thụy Điển vẫn là bệnh viện hàng đầu ở VN đến giờ. Ngẫn đọc bài này để biết ngoài Cuba, Irag và Đông Âu thì anh tay to này bơm tiền cho Việt Nam với mục đích gì


Hai thập niên qua, ngoại trừ vàng mã, phần lớn nhu cầu về giấy của người Việt đều tăng. Nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam và Nhà máy Giấy Bãi Bằng lại nằm ngoài bức tranh này.

"Chế độ miền Bắc Việt Nam sẽ nhận được 200 triệu krona từ Thụy Điển trước khi cuộc chiến này kết thúc", ********* ngoại giao Thụy Điển Torsten Nilsson tuyên bố ngày 30/9/1969.

Đó là khi cuộc chiến tranh Việt Nam chuẩn bị bước vào những cao trào mới. Và Thụy Điển, một nước phương Tây, tuyên bố sẽ tài trợ tiền mặt cho Hà Nội.

"Nó gây sốc cho người Đan Mạch, người Na Uy, người Phần Lan, và hơn tất cả, là người Mỹ", báo Der Spiegel của Đức viết.

Năm mươi năm trước, Thụy Điển đứng bên bờ vực một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. "Lũ Thụy Điển vô ơn đã cho tiền kẻ thù của chúng ta", dân biểu Cộng hòa William J. Sherle gay gắt.

"Thế nào là trung lập, nước ta tự quyết" - tân ********* Thụy Điển Olof Palme nói với các đồng chí tại Đại hội Đảng xã hội dân chủ năm 1969. ********* Cơ khí luyện kim Nguyễn Văn Kha sang thăm Thụy Điển vào tháng 9 năm đó.

"Bây giờ Việt Nam cần gì nhất?", Torsten Nilsson hỏi ông Kha.

"Vũ khí. Nhưng tôi biết các ông không thể cung cấp cho chúng tôi thứ này", ********* Kha trả lời. Và sau đó, phía Việt Nam đề xuất hỗ trợ xây dựng một nhà máy giấy.


Tư liệu của Der Spiegel (Đức): ông Nilsson (ngoài cùng bên trái) và ********* Nguyễn Văn Kha (thứ 2 từ trái qua) chụp ảnh cùng nhau năm 1969.

Tháng 2/1971, nhóm chuyên gia lâm nghiệp Thụy Điển đầu tiên đến Việt Nam khảo sát các cánh rừng phía Bắc. Đầu năm 1975, nhà máy giấy Bãi Bằng khởi công trên diện tích gần 100 hecta của Phong Châu.

"Bãi Bằng" chưa bao giờ là một địa danh trên bản đồ hành chính. Nó là cách dân địa phương gọi vùng công nghiệp của Phong Châu, một vùng đất phẳng rộng lớn giữa đồi núi trung du. Còn trong nhiều nghiên cứu, "Bãi Bằng" là tên của một biểu tượng ngoại giao. Một quốc gia đã thể hiện phẩm giá theo cách họ muốn.

"Rồi Bãi Bằng sẽ có trung tâm thương mại, điện ngầm, có cả sân bay riêng. Rồi một ngày chúng tớ sẽ bay thẳng từ Stockholm sang Bãi Bằng, không cần qua Nội Bài", một chuyên gia Thụy Điển mơ màng trong thập kỷ 90, khi họ bàn giao lại nhà máy cho người Việt Nam.

Nhưng ở vùng đất người Thụy Điển gửi gắm giấc mơ của mình, sau vài thập niên, giờ nhân danh cái nghèo, người ta sẵn sàng vung tay đánh vỡ đầu kẻ khác, chỉ để ăn cắp vài khúc gỗ nguyên liệu làm giấy.

Người khổng lồ giấy

Nhà máy giấy Bãi Bằng 37 năm sau ngày cắt băng khánh thành không có nhiều thay đổi, ngoại trừ dấu vết thời gian.

Trên các bức tường ngoài xưởng sản xuất, vẫn có những tranh cổ động giai cấp công nhân theo phong cách của thập kỷ 70. Trong xưởng xeo, nơi 40 năm trước người Việt Nam và người Thụy Điển đứng ăn mì spaghetti mừng sự ra đời của cuộn giấy đầu tiên, vẫn là máy móc được sản xuất từ hơn 30 năm trước. Màu sơn tróc lở. Bảng điều khiển đã xước mờ.

Phía ngoài các phân xưởng, những bức tường rêu mốc, kim loại gỉ sét. Trong khuôn viên, cỏ dại mọc thành rừng. Lác đác là những dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp, không phân định được còn chức năng hay đã để hoang.

Chỉ trong vòng 2 năm 2014-2015, Công ty cổ phần Giấy Bãi Bằng đã lỗ 255 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có 218,5 tỷ. Trong báo cáo tài chính gần nhất của Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) - cái tên Bãi Bằng chỉ xuất hiện nổi bật ở phần "nợ xấu" với 37 tỷ chưa thể thu hồi.

Năm 2017, hiện trạng của công ty này được cho là một trong những lý do chính khiến tổng giám đốc Vinapaco bị thay thế.

Những khối nhà được xây bằng 2,8 tỷ krona viện trợ của nhân dân Thụy Điển, tương đương với khoảng 700 triệu USD theo thời giá của thập kỷ 70-80.



Bên trong nhà máy giấy Bãi Bằng, 2019.

Trong thập kỷ 90, chỉ cần thấy ai lái xe đạp Mifa trên đất Phú Thọ, người ta biết ngay đấy là công nhân của Bãi Bằng. Lương tháng công nhân trung bình 4 chỉ vàng, cao nhất miền Bắc.

"Cả miền Bắc Việt Nam khi ấy làm gì có vũ trường. Bãi Bằng có vũ trường". Ông Trần Ngọc Quế, nguyên Tổng giám đốc công ty hồi tưởng.

Một nhà máy điện được xây dựng riêng cho Bãi Bằng, sau sản xuất và sinh hoạt còn thừa điện để hòa vào lưới quốc gia. Một "thành phố Bãi Bằng" được xây dựng phục vụ riêng cho công nhân.

Công nhân Bãi Bằng ngày vào xưởng giấy, gửi con nhỏ ở mầm non Bãi Bằng, con lớn ở tiểu học Bãi Bằng, tan làm đi bơi ở bể bơi Bãi Bằng, đánh tennis, bóng chuyền ở sân vận động Bãi Bằng, và tối ngủ ở căn hộ có sân vườn. Khi đau ốm thì khám bệnh ở trạm y tế có bác sĩ người Thụy Điển.

Làng Thụy Điển được xây dựng trên đồi thông cạnh đó, với hơn 100 biệt thự gỗ, bể bơi, quán bar và nhà hàng, là nơi ở của hơn 400 chuyên gia thuộc 25 quốc tịch. Người Phong Châu vẫn nhớ về dốc Chai Lọ, nơi đội đồng nát ngồi bán lại những thứ họ mót được trong đống rác của ngôi làng này.



Làng Thụy Điển, Bãi Bằng, mùa Hè năm 1979.

"Các công trình lớn nhỏ ở cái thị trấn này, đều từ giấy mà ra", ông Quế nói.

Ba thập niên sau, vẫn sự phụ thuộc đó, nhưng theo chiều hướng ngược lại. Thị trấn Phong Châu vài năm qua chứng kiến có lúc "quán phở cũng không có người ăn", Phó tổng giám đốc Vinapaco Mạc Mạnh Đang mô tả. Đó là quãng năm 2015, khi mà cả Tổng công ty Giấy lẫn Công ty giấy Bãi Bằng đều dày đặc những dấu "âm" trên báo cáo tài chính.

Bãi Bằng không còn vũ trường. Thị trấn Phong Châu là một chuỗi nhà dân thấp tầng quanh một cung đường chừng 3 km. Quán hàng thưa thớt. Các ảnh chụp vệ tinh từ thập kỷ 80 đến nay cho thấy sự mở rộng không đáng kể của vùng lõi đô thị, với điểm đầu là nhà máy giấy, điểm cuối là nhà văn hóa Giấy Bãi Bằng và trường tiểu học Bãi Bằng - vốn cũng là di sản thời Thụy Điển.

Năm 1990, sau 15 năm xây dựng, đào tạo và chuyển giao, toàn bộ đoàn chuyên gia Thụy Điển rời khỏi Việt Nam. Trước khi đi, trưởng cố vấn Sveningsson trăn trở: "Nếu Thụy Điển để Việt Nam tự lo liệu từ nay về sau thì tương lai có thể là một canh bạc".

Giây phút những người Thụy Điển rời đi, nhà máy giấy Bãi Bằng chính thức trở thành doanh nghiệp Nhà nước.



Làng Thụy Điển, Bãi Bằng, mùa Hè năm 1979.

Ông Dương Nguyên Thưởng, quản đốc đầu tiên của phân xưởng xeo giấy Bãi Bằng đã 82 tuổi. Ông có một quyển sổ ghi chép những sự kiện quan trọng: sinh nhật con, ngày họp mặt bạn bè, ngày xây sửa nhà, ngày trồng cây bơ trước cửa... Ông sợ tuổi già làm mình quên.
Nhưng 30/11/1980 là ngày ông không quên: ngày cuộn giấy Bãi Bằng đầu tiên ra lò. Cuộn giấy nặng gần 5 tấn, dài 3,8 mét hoàn thành lúc 11h30, "nóng hổi, thơm phức, trắng tinh". Anh em trong xưởng ôm nhau, hoan hô rền rĩ, sờ mó mãi cuộn giấy.

Học trò Việt Nam ngày ấy còn đang đánh vật với những trang giấy rão rạc, chưa đặt bút mực đã nhòe. Những "quyển vở 5 hào 2" làm từ giấy trắng của Trung Quốc, khi ấy được các gia đình Việt mua về, gập đôi khâu chỉ và dặn con cái ghi chép tiết kiệm. Bãi Bằng biến ước mơ của học trò Việt Nam trở thành hiện thực.

- Chúng ta cần có một cái bìa cho vở học sinh.


- Vở học sinh mà cũng cần bìa à?
- Cần. Vở đẹp, trẻ con mới thích học chứ. Hãy chọn một hình ảnh quen thuộc, con trâu, cánh đồng chẳng hạn.



Bìa vở Bãi Bằng với hình chú bé chăn trâu.

Ông Thưởng không còn nhớ lời gợi ý của các chuyên gia Thụy Điển được đưa ra năm nào. Nhưng suốt nhiều năm sau đó, cuốn vở kẻ ngang bìa xanh, in hình chú bé cưỡi trâu với logo GBB đã thống trị các cửa hàng văn phòng phẩm. "Đã có thời, người ta đến hiệu sách và bảo, bán cho tôi một tập Bãi Bằng, thay vì bảo bán cho tôi tập vở".

Trong hai thập niên qua, ngoại trừ vàng mã, phần lớn nhu cầu liên quan đến giấy đều tăng. Tổng lượng tiêu thụ giấy của Việt Nam tăng với tỷ lệ hai con số trong suốt 10 năm qua, giờ đã đạt gần 5 triệu tấn một năm. Nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam nằm ngoài bức tranh này - một kịch bản dành cho nhiều huyền thoại kinh tế quốc doanh khác. Thị trường giấy do các doanh nghiệp FDI dẫn dắt.

Một số phận điển hình. Trong bảng dưới, dễ nhận ra một thực tế đã được thừa nhận bởi nhiều bên: khả năng "làm ra tiền" của doanh nghiệp nhà nước luôn thấp hơn các doanh nghiệp tư nhân hoặc FDI. Hiểu đơn giản, cùng một đồng tài sản, nếu khối tư nhân thường kiếm ra hơn 2 đồng một năm, thì doanh nghiệp nhà nước không kiếm được một đồng.

View attachment 4625890

Một trong những lý do được nêu ra là, phương pháp quản lý của doanh nghiệp nhà nước mang những đặc thù riêng.

Nguyên phó tổng giám đốc Vinapaco Trần Ngọc Quế nhớ lại số phận những đề xuất đổi mới của mình sau năm 90. Năm 1994, Giấy Bãi Bằng đệ trình kế hoạch nâng công suất gấp đôi, 100.000 tấn mỗi năm. Ông Quế đưa ra ý tưởng mua công nghệ xeo giấy của Nhật, còn công nghệ xử lý bột của Thụy Điển, đắt hơn 25% so với dự toán ban đầu, nhưng "tận dụng được cái tốt của cả hai nước".

Ông Quế cùng lúc hứng chịu chỉ trích từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cả Văn phòng Chính phủ. "Cái rẻ không làm, tự dưng muốn làm cái tốn tiền tốn của" - nhà máy bị mắng. Suốt bốn năm sau đó, là quãng thời gian "không thể áp lực hơn" với lãnh đạo nhà máy.

Điều này chỉ kết thúc khi cố ********* Phan Văn Khải chủ trì một cuộc họp đủ các bên. Nhưng cũng mất thêm 5 năm nữa, kế hoạch tăng năng suất mới được thực hiện.



Máy móc trong nhà máy giấy Bãi Bằng đã được trang bị từ thập kỷ 80.

Đến những năm 2000 ấy, ngay cả một làng nghề làm giấy "tự phát" ở Bắc Ninh cũng đã sở hữu dây chuyền triệu đô nhập ngoại. Năm 2006, một chủ xưởng giấy ở làng Dương Ổ lên báo khoe, dùng lương cao mời được cả chuyên gia hàng đầu từ Phú Thọ về làm cùng. Chuyên gia đó là một phó giám đốc nhà máy của Tổng công ty giấy Việt Nam.

"Cổ phần hóa là việc tất nhiên, để người làm chủ phải là người có tài sản, để họ sống chết với nó. Đấy là vấn đề của tất cả doanh nghiệp nhà nước", ông Quế diễn giải về sự bất cập trong cung cách quản lý của doanh nghiệp nhà nước. "Tài sản của nhà nước, sơ suất thì cùng lắm là bị kỷ luật thôi".

Chiến lược cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được Chính phủ thực hiện gấp rút trong thập kỷ qua. Nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam chưa nằm trong danh sách.

Ông Quế đã lên kế hoạch tăng năng suất của nhà máy giấy Bãi Bằng lên 200.000 tấn từ năm 1997. Năm 2019, kế hoạch này chưa được thực hiện.

Rừng của tao

Những bi kịch của vùng trung du mà người Thụy Điển gửi gắm ước mơ không chỉ dừng ở khối nhà máy trì trệ tại thị trấn Phong Châu.
Hơn mười năm trước, Phùng Mạnh Thắng - Giám đốc lâm trường Yên Lập - bị bổ một nhát củi giữa đầu. Người ra tay là một cư dân địa phương, cáo buộc công ty giấy đã cướp đi sinh kế của dân vùng này.

Đó là một buổi sáng mùa thu năm 2008, người cán bộ lâm trường đứng dưới chân đồi quát vọng lên, khi nhìn thấy một thanh niên đang vác gỗ.

"Rừng của tao chứ" - người thanh niên trên lưng đồi quát lại, tay vẫn cố đẵn thêm vài thân keo non chằng lên xe máy, rồi rồ ga, phóng vút đi.

Thắng đuổi theo. Bị dồn đến ngõ cùng, người chạy trốn vơ một khúc gỗ, bổ vào đầu đối phương. Chiếc mũ bảo hiểm trên đầu Thắng vỡ làm đôi. "Nếu không có cái mũ bảo hiểm thì cũng không về gặp vợ con hôm ấy".

Cái mũ bảo hiểm cứu cho người thanh niên Mường, Nguyễn Đình Hậu khỏi bản án giết người. Anh ta lãnh án 9 tháng tù vì tội cố ý gây thương tích. Hậu là đại diện cho một lớp cư dân bất mãn với những lâm trường của Tổng công ty giấy ở Phú Thọ.



Chuyên gia Thụy Điển và người dân Phú Thọ cùng lao động, năm 1980.

Công ty trách nhiệm hữu hạn lâm trường Yên Lập là một thành viên của Tổng công ty giấy Việt Nam, đặt tại huyện Yên Lập, Phú Thọ. Trong một tham vọng điển hình của nền kinh tế Việt Nam trước mở cửa, Tổng công ty này được thiết lập theo mô hình tự cung cấp nguồn gỗ: họ nắm trong tay 15 lâm trường, với hàng chục nghìn héc-ta đất lâm nghiệp, để trồng cây lấy gỗ làm giấy.

Những lâm trường quốc doanh này chịu tai tiếng ở nhiều cấp độ. Tại quốc hội, chúng bị mô tả là một mô hình kinh tế yếu kém. Nợ lũy kế của các lâm trường quốc doanh đã vượt mốc 1.000 tỷ đồng từ 3 năm trước. Tại địa phương, như các huyện ở Phú Thọ, lâm trường bị cáo buộc không đóng góp được gì cho kinh tế địa phương mà gây mâu thuẫn.

"Nắm hàng triệu hecta đất, mà mỗi năm nộp ngân sách nhà nước chỉ được 90.000 đồng mỗi ha/năm, không bằng một nhà máy" - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói về các lâm trường quốc doanh.
"Chúng tôi từng làm trọng tài cho không biết bao nhiêu vụ tranh chấp đất", ông Hoàng Xuân Trường, Phó chủ tịch xã Phúc Khánh, Yên Lập kể. "Công ty lâm nghiệp trồng cây thì dân nhổ. Mà người dân trồng cây, thì người của công ty đến nhổ".

Tại xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, trung bình mỗi người dân có 270 mét vuông đất sản xuất, đủ để trồng 10 cái cây. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 là 14,6%.

Phía bên kia, lâm trường quản lý hơn 3.000 hecta đất và có năm nộp ngân sách cho huyện chỉ một triệu đồng.

"Một bên khát đất, liên tục lấn rừng. Một bên làm ăn bết bát, quản lý quá nhiều đất, nhân lực mỏng. Mâu thuẫn là tất yếu", Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Lập, Nguyễn Quốc Tuấn nhận định.



Người dân Phú Thọ và chuyên gia Thụy Điển khi xây dựng nhà máy giấy, 1980.

"Rừng của tao" - tuyên bố của Nguyễn Đình Hậu là niềm tin của nhiều người Yên Lập.

Hoàng Ngọc Doanh sinh năm 1980, khi những đồi măng đã phủ kín đất Phúc Khánh. Doanh mù chữ. Bảy anh em trong nhà không mấy người được đi học. Rừng với họ là trường học, là nhà, là nguồn sống.

Doanh bị thọt chân bẩm sinh. Năm tuổi, cậu đã theo bố mẹ lên rừng chăm măng, đẵn gỗ, gom củi, đóm, kiếm lá thuốc đi bán. Hai quả đồi sau nhà chưa đầy 2 hecta, nuôi chín người ngày ba bữa cơm độn sắn không bao giờ phải đói.

Nhà Doanh trồng giang trên đồi. Mùa xuân, các anh em trai lên đồi chặt măng để mẹ mang đi bán dạo. Bẹ măng tuốt ra, các em gái trong nhà lại quảy từng gánh đi bán cho người làm nón ở Phù Ninh. Khi cây đủ già, họ đốn thành từng đống chất trước cửa nhà, ai mua thì bán.
Cuộc sống nhuộm màu rừng cho đến một sáng tháng Ba năm 1996, họ bị đánh thức bởi những tiếng dao bổ vào thân cây vẳng lại trên đồi.

"Từ nay, đây là đất của lâm trường, nhà nước giao cho rồi", người của lâm trường đáp lại những câu hỏi. "Ai chống đối, công an bỏ tù hết". Miệng nói, tay chặt, chưa đầy nửa buổi, đồi măng đã nằm rạp dưới đất.

"Lúc ấy sợ lắm, nghe thấy của nhà nước thì không dám làm gì đâu". Chín người nhà Doanh đứng dưới sân nhìn lên trên đồi, nước mắt quệt ngang nghe những tiếng rựa đẽo bồm bộp. Người mẹ ngồi bệt xuống sân đất nhìn đàn con: "Giờ biết lấy chi mà ăn nọ?".

Bữa cơm độn sắn những ngày sau đấy càng lúc càng nhiều sắn hơn cơm. Đến khi trở thành hai bữa sắn luộc. Một tối nọ, người mẹ Mường đứng trước mặt bảy đứa con, chỉ vào cái sọt tre rỗng ở góc nhà: "Chẳng có chi ăn nọ".

Đất đã không còn, họ phải tìm cách mưu sinh khác. Mười năm ăn sắn luộc thay cơm của đời Doanh bắt đầu.



Hoàng Ngọc Doanh trước căn nhà gỗ lợp lá cọ, gần như không đồ đạc.

Từ tháng tư năm ấy, năm anh chị lớn cùng mẹ vác cuốc, vác gùi đi ra khỏi nhà. Không phải đi rừng, họ đi xin mót sắn. Năm ấy, cả thôn Hầm đeo gùi, đổ đi hang cùng ngõ hẻm của huyện Yên Lập mót sắn. Ở đâu có đất trồng sắn, ở đấy thấy người Phúc Khánh đeo gùi đi xin.

"Nhà nào tốt thì họ cho mót, không là họ đuổi, không cho bén mảng đến gần ruộng". Những ngày may mắn, sáu mẹ con sẽ trở về nhà với những gùi sắn vừa đủ ăn hai ngày. Hết hai ngày, họ lại vác gùi lên và đi.

Đến một ngày, quay ngược lại lấn rừng và phá rừng "của lâm trường" trở thành một thông lệ trong cộng đồng tại Phúc Khánh. Hoàng Ngọc Doanh, giờ ở tuổi gần 40, đang tự trồng keo trên một vạt đồi lấn chiếm "của lâm trường".

Chưa có sân bay

Ông Phùng Mạnh Thắng nhớ tên từng nhà lấn rừng, phá rừng. Ông và các lãnh đạo của Tổng công ty giấy, đều nhận thức được "có mâu thuẫn". Nhưng mâu thuẫn với người dân không phải là vấn đề cốt tử của những người đang cầm lái Tổng công ty giấy.

Mâu thuẫn lớn nhất của họ, là với những cái cũ. Những giống bạch đàn, giống keo đã được đưa vào Việt Nam từ thập kỷ 80, qua bốn thập kỷ không được cải tạo, phục tráng. Chúng "đình công" bằng cách chết non, đem lại năng suất thấp, khó chống sâu bệnh. Năm 2018, hơn 20 nghìn hecta đất lâm nghiệp của Vinapaco chỉ đáp ứng 60% nguyên liệu sản xuất của nhà máy.

Ông Mạc Mạnh Đang, phó tổng giám đốc đương nhiệm, thừa nhận khó khăn lớn nhất mà Tổng công ty giấy Việt Nam và Nhà máy giấy Bãi Bằng đang đối mặt, chính là việc không thoát khỏi các di sản thời trước Đổi mới: từ dây chuyền sản xuất cho đến cây giống, đều là sản vật từ ba bốn mươi năm trước.

Một thế hệ lãnh đạo mới của Vinapaco đang loay hoay tìm cách "đổi mới" trên nền tảng các di sản đó, trước khi quá muộn. Họ tìm cách đầu tư công nghệ mới, chủ động nhập giống cây trồng mới.

Nhưng cũng như thời ông Quế, vai trò của các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước vẫn phải thiên về tư cách "cán bộ" hơn tư cách "doanh nhân": các sáng kiến đều phải vượt qua thử thách báo cáo và giải trình nhiều cấp trước khi được đưa vào thực nghiệm.



Một góc nhà máy giấy Bãi Bằng, năm 2019.

Hậu ra tù, giám đốc Thắng xuống gặp người năm xưa suýt giết mình, đề nghị làm bảo vệ cho lâm trường. Hậu từ chối. Mười năm nay, Hậu đi làm gỗ, làm chè, đi phụ hồ, đi bốc vác ở Thu Cúc, ở Việt Trì, ở Hà Nội.

Tài sản của Doanh bây giờ là món nợ 100 triệu vay ngân hàng và 3 hecta keo đang trồng trên "đất của lâm trường". Năm năm nữa, nếu được thu hoạch đồi keo, Doanh ước có đủ tiền xây căn nhà gạch. Nhưng phía lâm trường không định chấp nhận điều đó: họ sẽ tìm cách cưỡng chế để lấy lại đất của mình.

Những con người sống trong huyền thoại Bãi Bằng một thời như ông Quế, ông Thưởng, chấp nhận sự thật, là những đứa cháu mình bây giờ thích những cuốn vở bìa bóng, in hình ca sĩ, cầu thủ, nhân vật hoạt hình. Chúng không biết đến cuốn vở cậu bé cưỡi trâu ông mình làm ra nữa.



Một góc nhà máy giấy Bãi Bằng, 2019.

Ông Thưởng buổi chiều hay đi dạo trong "làng Thụy Điển". Những ngôi biệt thự gỗ phong cách bắc Âu đã mục nát nằm im lìm trong những tán thông hầu như không có khách đến thăm. Ông nhớ về những ngày Quốc Khánh Thụy Điển, những bữa tiệc ngoài trời, rượu vang, cá trích và những bài acapella họ cùng nhau hát thâu đêm bên bể bơi. Bể bơi giờ đã không có nước, cóc bò ngổn ngang quanh những đường ống, dây thừng vứt dưới đáy.

Ông vẫn đều đặn nhận được những cuộc gọi qua mạng xã hội của những người bạn Thụy Điển trong dự án năm xưa.

- Bãi Bằng sao rồi?

- À, vẫn thế thôi, vẫn chưa có sân bay.

Bài: Thanh Lam
Ảnh: Bai-bang.se
em vẫn nhớ câu " Đất nước không thể hợp tác"!!!!
 

KhuatNguyên

Xe tải
Biển số
OF-683282
Ngày cấp bằng
6/7/19
Số km
487
Động cơ
108,716 Mã lực
Thực ra nó không muốn ta đi xuống đâu
Kinh tế xuống dốc, xã hội náo loạn tại ra dòng người vượt biên sang nó, cũng loạn phết
Nhưng nó cũng ko muốn mình mạnh, mạnh sẽ đủ năng lực trả đòn để nó đau 3 kiếp
Cứ bình bình là đúng mục đích của nó. Như xưa oánh Mỹ, nó khuyên mình oánh du kích ko nên tổng lực vừa đủ để quấy Mỹ, mà cũng khó có khả năng thống nhất
EM thấy các dự án nhiệt điện, đạm ninh bình, etanol, sơ sợi đình vũ, gang thép, rồi sông Mê Kong nó sờ sờ ra đó cụ ạ, nên nếu nói nó có khả năng can thiệp vào các chính sách thì cũng không có gì lạ.
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,519 Mã lực
Chưa thấy còm nào của cụ ấy nhận giặc làm cha mà mợ cứ chụp liên tục thế?! Suy bụng ta ra bụng người à :))
Mấy topic cũ xoá hết rồi còn đâu. Tự cụ nói nhận giặc làm cha chứ ng ta thông làu tiếng tq, đi HK với Tq ấy, liệu rằng là ng Việt Nam hay không mà cha với mẹ @@
Thớt này đang nói hợp tác làm ăn mà 1 số nick liên tục đá xoáy sang nô lệ nọ kia. Thời đại thế giới phẳng rồi mà với 1 vài nick thì Tàu nó can thiệp vào chính sách, chuyển ô nhiễm về Việt Nam lấn biển đảo thì gọi nó là bạn. Còn hợp tác với Mỹ thì lại bảo là tư duy nô lệ??
Thế theo cc tự đứng trên đôi chân là gì? Nếu k hợp tác với các nc thì đóng cửa tự cách ly như Triều Tiên là đứng trên đôi chân mình hả. Hài ghê.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top