[Funland] Mỹ cũng thích trực thăng 2 tầng cánh

Phuco2007

Xe lăn
Biển số
OF-408915
Ngày cấp bằng
7/3/16
Số km
10,269
Động cơ
336,282 Mã lực
Dự là xứ ta sẽ cho ra đời trực thăng 3 tầng cánh quạt tiên tiến nhất thế giới. Thật tuyệt vời, thật k thể tin nổi=))
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,025
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ầy cụ đừng đùa, cánh quạt chính đang setup bay tiến, khi chuyển sang bay lùi cũng phải điều chỉnh lại đới, không thể cứ thế kéo lùi được đâu, nó làm lực nâng loạn xạ lên là toi đời :D
Nó dùng hệ thống hộp số, biến bước cho cánh quạt đuôi.
Thứ công nghệ này có từ lâu rồi.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,720
Động cơ
473,842 Mã lực
ngày xưa rồ Mỹ bảo trực thăng đồng trục Nga kém cơ động, tốn nhiên liệu, giờ lại chế ra trực thăng đồng trục



thế sao ngày xưa rồ Mỹ chê Ka-27/50/52 của Nga ? giờ nhái theo nó làm chi vậy, Nga muốn thì nó làm được con heli bay còn nhanh hơn, em đi so loại mới thiết kế vs loại đã hoạt động, nhưng trực thăng bay nhanh để làm gì ? để đua à, nếu đua xin mời Mỹ đem con nào còn hoạt động ra đua với MiG-25/31. Con S97 này có mang vũ khí, tấn công tàu chiến như Ka-52K ko ?



Ngày xưa rồ Mỹ chê Ka-50 kém cơ động, ăn nhiên liệu nhiều, giờ Mỹ cũng phải đi nhái Nga làm trực thăng 2 cánh quạt hài quá rồ Mỹ ơi
Thực ra việc nâng tốc độ của trực thăng khá phức tạp, nhất là với loại 1 tầng cánh. Khi cánh quạt nâng quay thì sẽ có 1 phía tốc độ chuyển động tương đối của cánh với không khí cao hơn rất nhiều phía bên kia. Phía chiều cánh quạt chuyển động cùng hướng tịnh tiến của trực thăng sẽ có lực nâng lớn, phía cánh chuyển động ngược chiều tịnh tiến của trực thăng sẽ có lực nâng nhỏ. Vì vậy phải người ta phải cân bằng bằng cách thay đổi độ nghiêng của của 2 nửa khác nhau để cân bằng lực nâng. Nếu vận tốc trực thăng càng cao thì vận tốc chuyển động tương đối của cánh quạt phía ngược chiều với không khí càng giảm.
Góc nghiêng cánh quạt cũng chỉ giới hạn, không thể vô cùng được.
Bù lại thì người ta tăng vận tốc xoay của cánh quạt. Tuy nhiên khi tăng vận tốc cũng gặp nhiều vấn đề:
- Phía chuyển động cùng chiều tịnh tiến của trực thăng sẽ có hiện tượng vận tốc chuyển động cánh quạt tăng quá cao, có khả năng vượt qua bức tường âm thanh, lúc đó có nguy cơ mất kiểm soát, thậm chí phá hỏng cánh quạt.
- Khi cánh quạt chuyển từ phía cùng chiều sang ngược chiều, và ngược lại, cánh quạt phải thay đổi góc nghiêng cánh. Nếu vận tốc quá cao sẽ sinh ra sự xoắn vặn cánh rất lớn. Ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ cánh quạt.
- Khi vận hành tốc độ cao như thế, ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu điều khiển góc cánh. Đây là điểm yểu nhất và phức tạp nhất của các loại trực thăng.
Về lý thuyết - không nhớ đọc ở đâu :D - vận tốc TT khi đạt mọi điều kiện lý tưởng nhất, bỏ qua các vấn đề độ bền, tuổi thọ là 600km/h thì phải :D
Dùng loại 2 tầng cánh xoay ngược chiều thì góp phần hạn chế được các nhược điểm trên, nhưng cơ cấu điều khiển lại phức tạp, nhất là với tầng cánh trên. Vì vậy ý tưởng TT 2 tầng cánh có từ rất lâu rồi, nhưng thực hiện được nó trước đây chỉ có Ngố làm được, còn các bạn kia giờ mới thử :))
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,025
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Không phải vấn đề ở cánh đuôi, mà vấn đề ở cánh nâng chính đó cụ :D
Cánh chính nó đơn giản hơn của Nga. Gắn cố định vào trục chứ không nghiêng, không biến bước như Ka 27 vậy nên đỡ phức tạp.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,720
Động cơ
473,842 Mã lực
Cánh chính nó đơn giản hơn của Nga. Gắn cố định vào trục chứ không nghiêng, không biến bước như Ka 27 vậy nên đỡ phức tạp.
Ầy, nó vẫn biến đấy, có thể là ít thôi. Nó cố định theo cụ nó thay đổi lực nâng thế nào? chẳng nhẽ thay đổi tốc độ cánh quạt chính à, thế thì làm sao mà linh hoạt lên xuống được?! @-) bộ cánh quạt chính to đùng ấy không phải muốn nhanh chậm là được ngay nhé :D
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,025
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ầy, nó vẫn biến đấy, có thể là ít thôi. Nó cố định theo cụ nó thay đổi lực nâng thế nào? chẳng nhẽ thay đổi tốc độ cánh quạt chính à, thế thì làm sao mà linh hoạt lên xuống được?! @-) bộ cánh quạt chính to đùng ấy không phải muốn nhanh chậm là được ngay nhé :D
Triết lý thiết kế này nó khác với Ka 27 nha cụ. Một ông người Anh đã nghĩ ra nguyên lý kiểu này nhưng giờ mới thực hiện.
Còn kiểu Ka 27 còn ra sau Mỹ chứ không phải Mỹ học mót Nga đâu.
1969 đây. QH 50 bắt đầu bay từ 1962.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Triết lý thiết kế này nó khác với Ka 27 nha cụ. Một ông người Anh đã nghĩ ra nguyên lý kiểu này nhưng giờ mới thực hiện.
Còn kiểu Ka 27 còn ra sau Mỹ chứ không phải Mỹ học mót Nga đâu.
1969 đây. QH 50 bắt đầu bay từ 1962.
Nga có Ka-15/20 trước đó 1952/1961, rồi đưa vào sx thực tế hàng loạt Ka-25, còn Mỹ thì chỉ thử, sao bảo đi trước Nga được ! rồ Mỹ toàn ba xạo trích link thì ko dám, tìm hiểu cũng ko kĩ mà phán như đúng rồi




https://en.wikipedia.org/wiki/Kamov_Ka-15
https://en.wikipedia.org/wiki/Kamov_Ka-25
https://en.wikipedia.org/wiki/Kamov_Ka-20
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,025
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Nga có Ka-15/20 trước đó 1952/1961, rồi đưa vào sx thực tế hàng loạt Ka-25, còn Mỹ thì chỉ thử, sao bảo đi trước Nga được ! rồ Mỹ
toàn ba xạo trích link thì ko dám, tìm hiểu cũng ko kĩ mà phán như đúng rồi




https://en.wikipedia.org/wiki/Kamov_Ka-15
https://en.wikipedia.org/wiki/Kamov_Ka-25
https://en.wikipedia.org/wiki/Kamov_Ka-20
Cái mô hình kiểu Ka 27 là do một ông người Ý phát minh ra năm 1930. Ông này cũng sáng tạo ra xe Vespa.
Mô hình kiểu S97 là do một ông người Anh phát minh 1936.
Trong kỹ thuật thì đừng đưa rồ nọ rồ chai ra làm gì, tự mình tẩy não à?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cái mô hình kiểu Ka 27 là do một ông người Ý phát minh ra năm 1930. Ông này cũng sáng tạo ra xe Vespa.
Mô hình kiểu S97 là do một ông người Anh phát minh 1936.
Trong kỹ thuật thì đừng đưa rồ nọ rồ chai ra làm gì, tự mình tẩy não à?
trích link ra nói Mỹ đi trước Nga về máy bay 2 tầng đi nào ? lại đánh trống lảng hả, Nga ra đời trước đấy, link của anh ở trên đó

Triết lý thiết kế này nó khác với Ka 27 nha cụ. Một ông người Anh đã nghĩ ra nguyên lý kiểu này nhưng giờ mới thực hiện.
Còn kiểu Ka 27 còn ra sau Mỹ chứ không phải Mỹ học mót Nga đâu.
1969 đây. QH 50 bắt đầu bay từ 1962.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,025
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
trích link ra nói Mỹ đi trước Nga về máy bay 2 tầng đi nào ? lại đánh trống lảng hả, Nga ra đời trước đấy, link của anh ở trên đó
Chú em chịu khó search : coxial rotor nhé.
Anh ko rảnh.
Anh cũng tiếp chuyện cụ Ngô Rung thôi nhé.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,720
Động cơ
473,842 Mã lực
Chú em chịu khó search : coxial rotor nhé.
Anh ko rảnh.
Anh cũng tiếp chuyện cụ Ngô Rung thôi nhé.
Em đã nói về ý tưởng thì có lâu rồi, nhưng triển khai ra thực tế mới là cái khó. Đúng là tây lông cũng thử chán chê rồi, nhưng không được do vấn đề độ bền của vật liệu. Ông Ngố ông ấy vượt qua được nên ông ấy mới triển khai đại trà. Bây giờ có thể do phát triển công nghệ nên Tây lông mới dám quay lại mô hình này. Chứ kế cấu cơ khí của hệ điều khiển này có gì khó khăn lắm đâu, một ông kỹ sư cơ khí bình thường cũng vẽ ra được sơ đồ điều khiển của nó :))
Ở ta có cụ gì cũng làm được rồi đấy thôi, bay vè vè :D
Đây nhá, cụ Bùi Hiển :))
http://www.baomoi.com/tiet-lo-cua-nguoi-tu-che-may-bay-o-binh-duong/c/8214939.epi
Clip đây :D
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,025
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em đã nói về ý tưởng thì có lâu rồi, nhưng triển khai ra thực tế mới là cái khó. Đúng là tây lông cũng thử chán chê rồi, nhưng không được do vấn đề độ bền của vật liệu. Ông Ngố ông ấy vượt qua được nên ông ấy mới triển khai đại trà. Bây giờ có thể do phát triển công nghệ nên Tây lông mới dám quay lại mô hình này. Chứ kế cấu cơ khí của hệ điều khiển này có gì khó khăn lắm đâu, một ông kỹ sư cơ khí bình thường cũng vẽ ra được sơ đồ điều khiển của nó :))
Ở ta có cụ gì cũng làm được rồi đấy thôi, bay vè vè :D
Đây nhá, cụ Bùi Hiển :))
http://www.baomoi.com/tiet-lo-cua-nguoi-tu-che-may-bay-o-binh-duong/c/8214939.epi
Clip đây :D
Ka 27 và S 97 sử dụng 2 phát minh riêng rẽ:
Ka 27 2 cánh quạt chính có biến bước, thay đổi mặt phẳng nghiêng để tiến hay lùi. Như vây 2 cánh quạt vừa nâng máy bay vừa tạo lực đẩy tiến lùi hay sang ngang.
S 97 2 cánh quạt chính không có biến bước. Chỉ tạo lực nâng khi tốc độ thấp, khi tốc độ cao thì lực nâng do tác động của hiện tượng autorotary. lực đẩy tiến lùi do cánh quạt đẩy phía sau.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,720
Động cơ
473,842 Mã lực
S 97 2 cánh quạt chính không có biến bước.
Em vẫn nghi ngờ cái này, vì vấn đề kiểm soát lực nâng linh hoạt là không khả thi. Cánh quạt chính kích thước rất lớn nên việc thay đổi tốc độ quay của cánh quạt là rất chậm chạp, không thể nhanh được :D
Trong bài học về xử lý tình huống của trực thăng khi bị tèo động cơ, vẫn có bài hạ cánh khẩn cấp mà lợi dụng lực nâng khi cánh quạt chính vẫn quay theo quán tính. Bản thân cánh quạt trực thăng liên kết với động cơ qua ly hợp 1 chiều - giống líp xe đạp ấy - nên động cơ tắt thì cánh quạt chính vẫn quay tít mù theo quán tính :))
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,025
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em vẫn nghi ngờ cái này, vì vấn đề kiểm soát lực nâng linh hoạt là không khả thi. Cánh quạt chính kích thước rất lớn nên việc thay đổi tốc độ quay của cánh quạt là rất chậm chạp, không thể nhanh được :D
Trong bài học về xử lý tình huống của trực thăng khi bị tèo động cơ, vẫn có bài hạ cánh khẩn cấp mà lợi dụng lực nâng khi cánh quạt chính vẫn quay theo quán tính. Bản thân cánh quạt trực thăng liên kết với động cơ qua ly hợp 1 chiều - giống líp xe đạp ấy - nên động cơ tắt thì cánh quạt chính vẫn quay tít mù theo quán tính :))
Nó sử dụng hiệu ứng như hình dưới. Cánh quạt đẩy của S 97 đẩy máy bay tiến về phía trước tạo lực nâng lên cánh quạt chính mà không làm cho cánh quạt bị quá tốc.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,720
Động cơ
473,842 Mã lực
Nó sử dụng hiệu ứng như hình dưới. Cánh quạt đẩy của S 97 đẩy máy bay tiến về phía trước tạo lực nâng lên cánh quạt chính mà không làm cho cánh quạt bị quá tốc.
Cái này thì em hiểu, nhưng cánh quạt chính vẫn phải biến bước thì mới kiểm soát được lực nâng và hướng chuyển động của TT. Ví dụ trường hợp gặp gió là có chuyện ngay, hoặc bay qua vùng núi, nhiễu động không ổn định thì không kiểm soát được đâu.
Tốc độ TT thường thấp, gặp tốc độ gió vài chục km/h là có vấn đề ngay. Với máy bay cánh bằng thì tốc độ nó lớn - không tính mấy loại bà già, loại này gặp gió thì nghỉ cho lành :D - nó bay với tốc độ lớn thì gió vài chục đến trăm km/h mức ảnh hưởng nó không nhiều như TT.
TT phần lớn yêu cầu hoạt động ở những vùng khí tượng phức tạp mà :))
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,025
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cái này thì em hiểu, nhưng cánh quạt chính vẫn phải biến bước thì mới kiểm soát được lực nâng và hướng chuyển động của TT. Ví dụ trường hợp gặp gió là có chuyện ngay, hoặc bay qua vùng núi, nhiễu động không ổn định thì không kiểm soát được đâu.
Tốc độ TT thường thấp, gặp tốc độ gió vài chục km/h là có vấn đề ngay. Với máy bay cánh bằng thì tốc độ nó lớn - không tính mấy loại bà già, loại này gặp gió thì nghỉ cho lành :D - nó bay với tốc độ lớn thì gió vài chục đến trăm km/h mức ảnh hưởng nó không nhiều như TT.
TT phần lớn yêu cầu hoạt động ở những vùng khí tượng phức tạp mà :))
Có lẽ cấu tao giống thằng này. Ko có biến bước:
http://www.arcforums.com/forums/air/index.php?/topic/168813-ah-56-cheyenne-rigid-rotor-question/
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,720
Động cơ
473,842 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top