Nếu vào đầu năm 2024, kết quả của cuộc “bầu cử” ở Đài Loan là Đảng Dân chủ Tiến bộ lên cầm quyền thì TQ có thể xem xét vấn đề khôi phục Đài Loan. Bởi vì sắp tới sẽ có các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, Nga và Ấn Độ, tình hình địa chính trị xung quanh TQ sẽ trở nên rất phức tạp. Cả Hoa Kỳ và Ấn Độ đều có động cơ khiêu khích TQ trước cuộc bầu cử, chơi "lá bài Đài Loan", "Chuyến thăm Đài Loan", hay "một Trung Quốc, một Đài Loan" và "từ chối tái thống nhất bằng vũ lực" có thể xảy ra và ở giai đoạn đó, phải chuẩn bị để thực hiện " Luật chống ly khai ”. Thay vì bị Hoa Kỳ nhắm đến ở khắp mọi nơi, tốt hơn là TQ nên chủ động.
Điều đáng nói trước là hoàn cảnh khách quan, nhìn từ chủ quan thì TQ hy vọng hoàn thành thống nhất đất nước trước năm 2027, vì phải hoàn thành mục tiêu trăm năm xây dựng quân đội vào năm 2027… Mặt khác, Hoa Kỳ sẽ trải qua suy thoái kinh tế trong nửa cuối năm nay và năm sau, khoảng cách giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ dự kiến sẽ tiếp tục thu hẹp, TQ cũng có thể hoàn thành nhiều dự trữ chiến lược hơn. Hơn nữa, nếu cuộc chiến Nga-Ukraine tiếp tục vào năm 2024, cả EU và Nga sẽ kiệt sức, và sẽ có rất nhiều tiếng nói phản chiến của người dân hai bên. Vào thời điểm đó, nếu có sự thay đổi ở eo biển Đài Loan, EU sẽ không có khả năng và động lực để chung tay với Hoa Kỳ để trừng phạt Trung Quốc.
Gần đây, các cổ phiếu của Trung Quốc bao gồm PetroChina và Sinopec đã bị hủy niêm yết khỏi Hoa Kỳ. Điều này có thể nhằm ngăn Hoa Kỳ chủ động tách khỏi TQ. Sau khi đóng cửa, Hoa Kỳ có thể tung ra cái gọi là trừng phạt tài chính đối với Trung Quốc . Đề cập đến tình hình của Nga, một khi nguy cơ chiến tranh gia tăng, TQ nên bán trước một số trái phiếu của Hoa Kỳ để tránh tài sản bị Hoa Kỳ đóng băng. Hiện tại, trái phiếu kho bạc Mỹ do Trung Quốc nắm giữ đã giảm từ 1,2 nghìn tỷ năm 2017 xuống dưới 900 tỷ, nhưng điều này chỉ có thể cho thấy rằng TQ đang đa dạng hóa rủi ro nắm giữ ngoại hối, và nó cho thấy rằng TQ chưa đủ sẵn sàng chấp nhận tách khỏi Hoa Kỳ.. Nếu một ngày nào đó, quy mô nợ Mỹ nắm giữ của TQ giảm xuống dưới 600 tỷ USD, điều đó có nghĩa là TQ đã có những chuẩn bị nhất định, đó có thể là tín hiệu đầu tiên của việc đóng cửa.
Nhìn chung, tình hình quốc tế năm 2024 có thể còn tồi tệ hơn năm nay, và cần phải chuẩn bị sớm.
Kết quả trừng phạt Nga sau 6 tháng giúp phương Tây nhận ra vũ khí kinh tế của họ không mạnh như mong đợi và khó chống được Trung Quốc.
Sáu tháng trước, Nga đưa quân vào Ukraine. Trên chiến trường, một cuộc chiến tranh tiêu hao đang diễn ra dọc theo hàng nghìn km chiều dài đất nước. Ngoài ra, một cuộc đấu tranh khác cũng diễn ra gay gắt.
Đó là một cuộc xung đột kinh tế khốc liệt và quy mô chưa từng thấy kể từ những năm 1940, khi các nước phương Tây cố gắng làm tê liệt nền kinh tế trị giá 1.800 tỷ USD Nga bằng một loạt "vũ khí" trừng phạt.
Hiệu quả của lệnh cấm vận là chìa khóa quyết định cho cục diện chiến trường. Đồng thời, nó cũng phản ánh năng lực của các nước phương Tây trong việc triển khai quyền lực trên toàn cầu, bao gồm cả việc kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề là đến nay mọi nỗ lực trừng phạt vẫn chưa diễn ra tốt đẹp như phương Tây mong đợi, theo The Economist.
Kể từ tháng 2, Mỹ, châu Âu và các đồng minh đã tung ra một loạt lệnh cấm chưa từng có với hàng nghìn công ty và cá nhân Nga. Một nửa trong số 580 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga bị đóng băng. Hầu hết ngân hàng lớn của nước này bị cắt khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SW
Mỹ không còn mua dầu Nga và lệnh cấm vận của châu Âu cũng sẽ có hiệu lực hoàn toàn vào tháng 2/2023. Các công ty Nga bị cấm mua nguyên liệu, vật tư đầu vào từ động cơ đến chip. Các nhà tài phiệt và quan chức nước này phải đối mặt với các lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản. Lực lượng đặc nhiệm "KleptoCapture" của Mỹ đã bắt giữ một siêu du thuyền được cho là đang giữ quả trứng phục sinh Fabergé - một tác phẩm nghệ thuật giá trị cao, di sản từ thời Nga Sa hoàng. Cũng như làm hài lòng dư luận phương Tây, các biện pháp này có mục tiêu chiến lược. Mục tiêu ngắn hạn, ít nhất là ban đầu, là tạo ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản và cán cân thanh toán ở Nga. Từ đó, gây khó khăn cho việc tài trợ cho cuộc chiến Ukraine và làm thay đổi các động lực của Điện Kremlin.
Về lâu dài, mục đích là làm suy giảm năng lực sản xuất và trình độ tinh vi về công nghệ của Nga. Do đó, nếu ông Putin muốn phát động một chiến dịch quân sự đến nơi nào khác thì sẽ còn ít nguồn lực hơn. Và mục đích cuối cùng là nhằm đe nẹt những quốc gia mà phương Tây cho là hiếu chiến khác.
Đằng sau những mục tiêu đầy tham vọng như vậy là một học thuyết mới về quyền lực của phương Tây. Thời điểm đơn cực của những năm 1990, khi Mỹ nắm quyền lực tối cao, đã không còn nữa. Vũ lực quân sự của phương Tây đã suy yếu kể từ sau các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Do đó, các vũ khí kinh tế sẽ là phép thử cho phương Tây để kiểm chứng sức mạnh của mình, thông qua việc kiểm soát các mạng lưới tài chính và công nghệ, vốn là trung tâm của nền kinh tế thế kỷ 21.
Trong 20 năm qua, các đòn đánh kinh tế đã giáng xuống để cô lập Iran và Venezuela, cũng như các công ty như Huawei. Tuy nhiên, lệnh cấm vận dành cho Nga là một tầm cao mới, với tham vọng làm tê liệt nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới, một trong những nhà xuất khẩu năng lượng, ngũ cốc lớn nhất.
Kết quả là gì? Trong 3 đến 5 năm, phương Tây hình dung việc bị cô lập sẽ gây ra sự tàn phá kinh tế ở Nga. Đến năm 2025, một phần năm số máy bay dân dụng tại nước này có thể bị xếp xó vì thiếu phụ tùng. Việc nâng cấp mạng lưới viễn thông đang bị trì hoãn và người tiêu dùng không tiếp cận được các thương hiệu phương Tây.
Khi nhà nước và giới tài phiệt tiếp quản tài sản của phương Tây, từ các nhà máy ôtô đến cửa hàng McDonald’s, thì chủ nghĩa tư bản thân hữu sẽ nổi lên. Chủ nghĩa tư bản thân hữu là thuật ngữ dùng để miêu tả nền kinh tế dựa trên mối quan hệ khăng khít giữa doanh nghiệp và chính phủ, còn gọi là tư bản thân tộc hay tư bản lợi ích nhóm. Khi ấy, một số tài năng sẽ rời đi.
Nhưng rắc rối là đòn đánh trực tiếp đã không thành hiện thực. GDP của Nga năm nay dự kiến chỉ giảm 6%, theo IMF. Tỷ lệ này là ít hơn nhiều so với dự kiến là 15% mà nhiều bên đưa ra vào tháng 3, hoặc so với sự suy yếu của kinh tế Venezuela sau khi chịu trừng phạt. Không chỉ vậy, doanh thu bán năng lượng dự kiến tạo ra thặng dư tài khoản vãng lai cho Nga đến 265 tỷ USD trong năm nay, lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Sau cuộc khủng hoảng ban đầu, hệ thống tài chính của Nga đã ổn định và nước này đang tìm kiếm các nhà cung cấp mới cho một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả Trung Quốc.
Trong khi đó, ở châu Âu, một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể kích hoạt một cuộc suy thoái. Tuần này, giá khí đốt tăng thêm 20% do Nga siết chặt nguồn cung. Vậy vì sao tác động của trừng phạt lại thấp hơn mong đợi?
Đầu tiên là độ trễ thời gian. Việc ngăn chặn quyền tiếp cận công nghệ từ các công ty độc quyền của phương Tây phải mất nhiều năm mới có hiệu lực. Trong khi đó, các nền kinh tế mà nhà nước can thiệp điều hành nhiều như Nga lại có lợi thế trong việc hấp thụ các tác động, vì họ có khả năng cao trong việc điều phối các nguồn lực trong nước.
Thứ hai là phạm vi ủng hộ phương Tây. GDP của phương Tây vượt trội so với Nga, nhưng sự thèm khát về nguồn cung năng lượng của nước này thì khó ai cưỡng lại được. Lỗ hổng lớn nhất là các lệnh cấm vốn không được thực thi bởi hơn 100 quốc gia chiếm 40% GDP thế giới.
Dầu Urals đang chảy sang châu Á. Dubai đang rủng rỉnh tiền mặt của Nga. Mọi người vẫn có thể bay Emirates và các hãng khác đến Moskva bảy lần một ngày. Một nền kinh tế toàn cầu hóa có khả năng thích ứng tốt với các cú sốc và cơ hội, đặc biệt khi hầu hết quốc gia không muốn thực thi chính sách của phương Tây.
Ngược lại, kết quả đợt trừng phạt vào Nga cũng sẽ góp phần thức tỉnh những ai ảo tưởng rằng phương Tây có thể dùng các lệnh trừng phạt kinh tế tương tự như một vũ khí tiết kiệm và bất cân xứng để đối đầu với Trung Quốc, nơi có nền kinh tế và chính trị thậm chí còn mạnh mẽ hơn.
Giả sử những gì với Nga lặp lại với Trung Quốc, phương Tây có thể ra một lệnh đóng băng 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và cắt các ngân hàng của họ khỏi SWIFT.
Tuy nhiên, cũng như với Nga, nền kinh tế Trung Quốc sẽ khó sụp đổ. Bắc Kinh thậm chí có thể trả đũa bằng cách cắt nguồn cung các thiết bị điện tử, pin và dược phẩm cho phương Tây, khiến các kệ hàng của Walmart trống rỗng và gây ra hỗn loạn. Do có nhiều quốc gia phụ thuộc vào Trung Quốc hơn, việc thực thi lệnh cấm vận toàn cầu thậm chí còn khó hơn so với Nga.
Nhìn chung, khủng hoảng Ukraine đánh dấu một kỷ nguyên mới của xung đột thế kỷ 21, trong đó các yếu tố quân sự, công nghệ và tài chính được đan xen với nhau. Nhưng đây không phải là thời đại mà phương Tây có thể nghĩ rằng mình có sức mạnh vô song. Không ai có thể chống lại xung đột quân sự chỉ thông qua USD và chất bán dẫn, theo The Economist.
Phiên An (theo The Economist)