Kính chào các bác !
Hôm nay em lại mạn phép xin được post lên đây một số thông tin kiến thức mà em vừa sưu tầm và chắt lọc được về cách xử lý âm thanh để các bác không thạo lắm có thể biết cách tự điều chỉnh. Nếu có thiếu sót chỗ nào mong các bác bổ xung thêm nhé.
Để có được một hệ thống nghe nhìn hoàn hảo trên xe đối với nhiều người không phải là việc dễ, từ việc phải đầu tư cho đầu đọc, loa cánh , Subwoofer rồi cách âm chống ồn,lựa chọn đĩa tốt nhạc hay ...nhưng để âm thanh được thể hiện tốt hơn nữa khi các bác muốn nghe nhiều thể loại nhạc khác nhau thì việc quan trọng nhất lại là cách điều chỉnh thiết bị sao cho chúng có thể kết hợp hài hoà và ăn khớp với nhau theo từng gu nhạc, giúp bạn có thể khai thác một cách tốt nhất chất âm và giá trị của cả hệ thống âm thanh trên xe.
Đầu tiên em xin tóm tắt sơ lược về âm thanh (Acoustics) :
Chung quanh ta luôn có vô vàn âm thanh. Vật phát âm thanh khi rung động tạo ra áp suất trong không khí tạo thành sóng phát tán khắp nơi (wave). Màn nhỉ người nghe tiếp nhận các sóng này và chuyển tín hiệu tần số rung vào bộ não để trở thành cảm nhận âm thanh cho người nghe.
Để ghi lại sóng âm thanh, phải có vật trung gian tiếp nhận sóng từ nguồn phát (micro, bô–bin đàn guitar điện) và chuyển cho thiết bị ghi chép lại (đầu thu băng từ, băng digital, đĩa cứng...).
Khi chưa có kỹ thuật DIGITAL (kỹ thuật số), việc thu và ghi âm được thực hiện theo kỹ thuật ANALOG (kỹ thuật tương tự) và do đó việc sao chép nối tiếp (từ bản 1 sang bản 2, từ bản 2 sang bản 3...) sẽ làm giảm chất lượng âm thanh dần dần.
Kỹ thuật DIGITAL cho phép sao chép nối tiếp mà không làm giảm chất lượng âm thanh vì sóng âm thanh đã được chuyển thành tín hiệu số nhị phân (binary).
Khi tiếp cận âm thanh với kỹ thuật DIGITAL, các bạn phải làm quen với:
– Định dạng sóng audio: WAVE dùng trên Windows và AIFF trên Mac. Các phần mềm làm nhạc hiện nay đều được thiết kế để xử lý 2 dạng wave này.
– Mức lấy mẫu (sampling rate) gồm có: chuẩn audio CD là 44.1 KHz, trên nữa ta có: 48 KHz, 88.2 KHz, 96 KHz, 192 KHz. Các tần số này nghĩa là tần số âm thanh để lấy mẫu âm thanh thực tế.
Theo lý thuyết Nyqist, để có thể tái hiện được âm thanh trong một dãi tần (bandwidth) thì mức lấy mẫu âm thanh phải gấp đôi dãi tần này. Do đó, audio CD có chuẩn sampling rate là 44.1 KHz để có thể tái hiện âm thanh trong dãi tần từ 20 Hz ~20 KHz mà tai con người nghe được.
– Độ phân giải (resolution): chuẩn audio CD là 16 bit, trên nữa ta có 24 bit, 32 bit, 48 bit. Giải thích một cách đơn giản cho dễ hiểu về độ phân giải trong âm thanh digital:
Sóng âm thanh analog có dạng hình sin liền lạc khi được mã hóa thành số nhị phân thì sống này sẽ được cắt thành từng khúc liền kề nhau. Số bit thể hiện mật độ của các khúc này, điều này có nghĩa là với số bit càng cao, sóng âm thanh analog sẽ được tái hiện càng liền lạc hơn:
2bit (tức 21) = 2 ; 8bit (28) = 256 ; 16bit (216) = 65,536 ; 24bit (224) = 16,777,216
I. Các chức năng dùng để xử lý âm thanh :
Hầu hết các Head unit đều cao cấp đều được tích hợp sẵn các chức năng để xử lý âm thanh như Equalizer, các bộ processor đa kênh,núm điều chỉnh âm lượng...trong đó :
- Volume (còn được gọi là Fader) để chỉnh âm lượng to, nhỏ.
- Equalizer (còn được gọi tắt là EQ) để tăng giảm các tần số âm thanh trầm bổng (bass, treble).
- Processor để xử lý âm thanh đa kênh và hỗ trợ tự động điều chính tần số EQ tốt nhất cho người nghe....
1. Volume
Volume điều chỉnh âm thanh to nhỏ. Âm thanh to tạo cho người nghe cảm nhận âm thanh gần mình và ngược lại. Vậy nếu muốn âm thanh lộ ra phía trước thì nâng volume lên; muốn âm thanh lùi sâu vào phía sau thì giảm volume xuống.
2. Equalizer
Tại sao gọi là âm thanh có tần số cao là bổng và âm thanh có tần số thấp là trầm? Vì khi nghe qua loa, ta nhận thấy âm thanh có tần số cao hình như ở phía cao trên loa và âm thanh trầm ở phía thấp dưới loa. Điều này cũng đúng trong thanh nhạc, các nốt từ thấp đến cao sẽ được hát từ bụng lên đến đỉnh đầu.
Vậy thì equalizer có chức năng làm cho âm thanh bay lên cao hoặc hạ xuống thấp ở chừng mực vì các bạn không bao giờ làm cho tiếng trầm của đàn bass bay lên cao lơ lững được, cũng như không thể nào kéo tiếng sáo vi vu xuống dưới đất được!
Việc cân chỉnh âm thanh bằng equalizer (theo tần số) đôi khi cần thiết trong khi mix – để nâng hiệu quả âm thanh của các track waves và rất quan trọng khi làm master – để nâng hiệu quả âm thanh của bản master stereo trước khi xuất ra thành phẩm để đến tai người nghe.
Tuy nhiên, hãy biết tiết chế việc sử dụng EQ vì nếu âm thanh nhạc cụ đã tốt rồi thì chỉ nên chỉnh EQ khi có lý do như: để phân biệt 2 audio tracks có cùng nhạc cụ và cùng âm sắc, các bạn nên chỉnh EQ của 2 audio tracks này cho khác nhau một chút.
Các thông số của EQ gồm có:
– Frequency Gain: để tăng hoặc giảm âm lượng của tần số.
– Frequencies: các tần số
– Q (Bandwidth): bề rộng của tần số
– Output Gain (Trim): âm lượng tổng hợp của EQ
a.Graphic Equalizer (EQ theo đồ thị)
Là một loại EQ theo đồ thị đơn giản gồm có nhiều band (3,5,7,9..) cần chỉnh của các tần số đã được ấn định sẳn. Với loại EQ này, việc nâng cao hoặc hạ thấp một tần số cũng sẽ có ảnh hưởng đối với những dãy tần số gần kề (khoảng tần số rộng).
b. Parametric equalizer (EQ theo thông số)
Khi EQ có thêm thông số Q thì sẽ được gọi là Parametric EQ. Thông số Q – Quality (còn được gọi là Chiều Rộng Dãi Tần – Bandwidth) cho phép người sử dụng chỉnh được âm lượng tần số rất chính xác ở dãi tần từ rộng cho đến hẹp.
3. Tiếp đến là một số cách chỉnh Equalizer phù hợp với thể loại nhạc :
Có lẽ bạn đã từng nhìn thấy các Equalizer dạng đồ hoạ trong các phần mềm nghe nhạc như iTunes, WinAmp, WMP, hoặc một vài chương trình nghe nhạc nào khác mà bạn đã sử dụng.Nhưng trên các Head unit thì các band tần số không phải lúc nào cũng được hiển thị dễ nhìn và sử dụng như vậy, chỉ có một số loại Head unit tích hợp sẵn màn hình mới được tích hợp thêm Equalizer dạng biểu đồ rất rễ để điều chỉnh. Do vậy phần lớn thì mọi người đều không thạo lắm cách làm sao để điều chỉnh equalizer cho chất lượng âm thanh nghe tốt nhất. Ở đây chúng ta sẽ đề cập đến cách làm sao để bạn có thể cài đặt lại equalizer theo ý của mình để đạt được những âm thanh tốt hơn ::
a. Với những bài hát thuộc thể loại nhạc R&B hoặc nhạc dance, bạn cần điều chỉnh cho tiếng middle mỏng xuống và ưu tiên hơn cho các dải tần thấp để bạn có thể nghe và cảm nhận được tiếng bass và lời bài hát rõ dàng hơn.
b. Với những bản nhạc thuộc phong cách Rap, bạn không cần quá nhiều các dải tần cao,vậy bạn nên điều chỉnh equalizer thàng một đường cong bắt đầu từ các dải tần thấp của bass xuống dần tới các dải tần của tiếng treble
c. Thể loại nhạc rock và loại nhạc nhiều tiếng bass , bạn muốn cho âm thanh rõ ràng và cân bằng hơn,Có lẽ bạn cần điều chỉnh dải tần cho treble mỏng xuống. Bạn sẽ cần nhiều dải tần thấp cho Guitars bass và dài tần trung cho một vài loại guitars khác
e. Với những bài hát hoặc các bản thu âm chú trọng nhiều về giọng hát và các dòng nhạc pop, Các dải tần trung và treble sẽ rất quan trọng. Hãy đẩy cao những tần số đó lên và tăng thêm bass cho dải tần trung.
Hôm nay em lại mạn phép xin được post lên đây một số thông tin kiến thức mà em vừa sưu tầm và chắt lọc được về cách xử lý âm thanh để các bác không thạo lắm có thể biết cách tự điều chỉnh. Nếu có thiếu sót chỗ nào mong các bác bổ xung thêm nhé.
Để có được một hệ thống nghe nhìn hoàn hảo trên xe đối với nhiều người không phải là việc dễ, từ việc phải đầu tư cho đầu đọc, loa cánh , Subwoofer rồi cách âm chống ồn,lựa chọn đĩa tốt nhạc hay ...nhưng để âm thanh được thể hiện tốt hơn nữa khi các bác muốn nghe nhiều thể loại nhạc khác nhau thì việc quan trọng nhất lại là cách điều chỉnh thiết bị sao cho chúng có thể kết hợp hài hoà và ăn khớp với nhau theo từng gu nhạc, giúp bạn có thể khai thác một cách tốt nhất chất âm và giá trị của cả hệ thống âm thanh trên xe.
Đầu tiên em xin tóm tắt sơ lược về âm thanh (Acoustics) :
Chung quanh ta luôn có vô vàn âm thanh. Vật phát âm thanh khi rung động tạo ra áp suất trong không khí tạo thành sóng phát tán khắp nơi (wave). Màn nhỉ người nghe tiếp nhận các sóng này và chuyển tín hiệu tần số rung vào bộ não để trở thành cảm nhận âm thanh cho người nghe.
Để ghi lại sóng âm thanh, phải có vật trung gian tiếp nhận sóng từ nguồn phát (micro, bô–bin đàn guitar điện) và chuyển cho thiết bị ghi chép lại (đầu thu băng từ, băng digital, đĩa cứng...).
Khi chưa có kỹ thuật DIGITAL (kỹ thuật số), việc thu và ghi âm được thực hiện theo kỹ thuật ANALOG (kỹ thuật tương tự) và do đó việc sao chép nối tiếp (từ bản 1 sang bản 2, từ bản 2 sang bản 3...) sẽ làm giảm chất lượng âm thanh dần dần.
Kỹ thuật DIGITAL cho phép sao chép nối tiếp mà không làm giảm chất lượng âm thanh vì sóng âm thanh đã được chuyển thành tín hiệu số nhị phân (binary).
Khi tiếp cận âm thanh với kỹ thuật DIGITAL, các bạn phải làm quen với:
– Định dạng sóng audio: WAVE dùng trên Windows và AIFF trên Mac. Các phần mềm làm nhạc hiện nay đều được thiết kế để xử lý 2 dạng wave này.
– Mức lấy mẫu (sampling rate) gồm có: chuẩn audio CD là 44.1 KHz, trên nữa ta có: 48 KHz, 88.2 KHz, 96 KHz, 192 KHz. Các tần số này nghĩa là tần số âm thanh để lấy mẫu âm thanh thực tế.
Theo lý thuyết Nyqist, để có thể tái hiện được âm thanh trong một dãi tần (bandwidth) thì mức lấy mẫu âm thanh phải gấp đôi dãi tần này. Do đó, audio CD có chuẩn sampling rate là 44.1 KHz để có thể tái hiện âm thanh trong dãi tần từ 20 Hz ~20 KHz mà tai con người nghe được.
– Độ phân giải (resolution): chuẩn audio CD là 16 bit, trên nữa ta có 24 bit, 32 bit, 48 bit. Giải thích một cách đơn giản cho dễ hiểu về độ phân giải trong âm thanh digital:
Sóng âm thanh analog có dạng hình sin liền lạc khi được mã hóa thành số nhị phân thì sống này sẽ được cắt thành từng khúc liền kề nhau. Số bit thể hiện mật độ của các khúc này, điều này có nghĩa là với số bit càng cao, sóng âm thanh analog sẽ được tái hiện càng liền lạc hơn:
2bit (tức 21) = 2 ; 8bit (28) = 256 ; 16bit (216) = 65,536 ; 24bit (224) = 16,777,216
I. Các chức năng dùng để xử lý âm thanh :
Hầu hết các Head unit đều cao cấp đều được tích hợp sẵn các chức năng để xử lý âm thanh như Equalizer, các bộ processor đa kênh,núm điều chỉnh âm lượng...trong đó :
- Volume (còn được gọi là Fader) để chỉnh âm lượng to, nhỏ.
- Equalizer (còn được gọi tắt là EQ) để tăng giảm các tần số âm thanh trầm bổng (bass, treble).
- Processor để xử lý âm thanh đa kênh và hỗ trợ tự động điều chính tần số EQ tốt nhất cho người nghe....
1. Volume
Volume điều chỉnh âm thanh to nhỏ. Âm thanh to tạo cho người nghe cảm nhận âm thanh gần mình và ngược lại. Vậy nếu muốn âm thanh lộ ra phía trước thì nâng volume lên; muốn âm thanh lùi sâu vào phía sau thì giảm volume xuống.
2. Equalizer
Tại sao gọi là âm thanh có tần số cao là bổng và âm thanh có tần số thấp là trầm? Vì khi nghe qua loa, ta nhận thấy âm thanh có tần số cao hình như ở phía cao trên loa và âm thanh trầm ở phía thấp dưới loa. Điều này cũng đúng trong thanh nhạc, các nốt từ thấp đến cao sẽ được hát từ bụng lên đến đỉnh đầu.
Vậy thì equalizer có chức năng làm cho âm thanh bay lên cao hoặc hạ xuống thấp ở chừng mực vì các bạn không bao giờ làm cho tiếng trầm của đàn bass bay lên cao lơ lững được, cũng như không thể nào kéo tiếng sáo vi vu xuống dưới đất được!
Việc cân chỉnh âm thanh bằng equalizer (theo tần số) đôi khi cần thiết trong khi mix – để nâng hiệu quả âm thanh của các track waves và rất quan trọng khi làm master – để nâng hiệu quả âm thanh của bản master stereo trước khi xuất ra thành phẩm để đến tai người nghe.
Tuy nhiên, hãy biết tiết chế việc sử dụng EQ vì nếu âm thanh nhạc cụ đã tốt rồi thì chỉ nên chỉnh EQ khi có lý do như: để phân biệt 2 audio tracks có cùng nhạc cụ và cùng âm sắc, các bạn nên chỉnh EQ của 2 audio tracks này cho khác nhau một chút.
Các thông số của EQ gồm có:
– Frequency Gain: để tăng hoặc giảm âm lượng của tần số.
– Frequencies: các tần số
– Q (Bandwidth): bề rộng của tần số
– Output Gain (Trim): âm lượng tổng hợp của EQ
a.Graphic Equalizer (EQ theo đồ thị)
Là một loại EQ theo đồ thị đơn giản gồm có nhiều band (3,5,7,9..) cần chỉnh của các tần số đã được ấn định sẳn. Với loại EQ này, việc nâng cao hoặc hạ thấp một tần số cũng sẽ có ảnh hưởng đối với những dãy tần số gần kề (khoảng tần số rộng).
b. Parametric equalizer (EQ theo thông số)
Khi EQ có thêm thông số Q thì sẽ được gọi là Parametric EQ. Thông số Q – Quality (còn được gọi là Chiều Rộng Dãi Tần – Bandwidth) cho phép người sử dụng chỉnh được âm lượng tần số rất chính xác ở dãi tần từ rộng cho đến hẹp.
3. Tiếp đến là một số cách chỉnh Equalizer phù hợp với thể loại nhạc :
Có lẽ bạn đã từng nhìn thấy các Equalizer dạng đồ hoạ trong các phần mềm nghe nhạc như iTunes, WinAmp, WMP, hoặc một vài chương trình nghe nhạc nào khác mà bạn đã sử dụng.Nhưng trên các Head unit thì các band tần số không phải lúc nào cũng được hiển thị dễ nhìn và sử dụng như vậy, chỉ có một số loại Head unit tích hợp sẵn màn hình mới được tích hợp thêm Equalizer dạng biểu đồ rất rễ để điều chỉnh. Do vậy phần lớn thì mọi người đều không thạo lắm cách làm sao để điều chỉnh equalizer cho chất lượng âm thanh nghe tốt nhất. Ở đây chúng ta sẽ đề cập đến cách làm sao để bạn có thể cài đặt lại equalizer theo ý của mình để đạt được những âm thanh tốt hơn ::
a. Với những bài hát thuộc thể loại nhạc R&B hoặc nhạc dance, bạn cần điều chỉnh cho tiếng middle mỏng xuống và ưu tiên hơn cho các dải tần thấp để bạn có thể nghe và cảm nhận được tiếng bass và lời bài hát rõ dàng hơn.
b. Với những bản nhạc thuộc phong cách Rap, bạn không cần quá nhiều các dải tần cao,vậy bạn nên điều chỉnh equalizer thàng một đường cong bắt đầu từ các dải tần thấp của bass xuống dần tới các dải tần của tiếng treble
c. Thể loại nhạc rock và loại nhạc nhiều tiếng bass , bạn muốn cho âm thanh rõ ràng và cân bằng hơn,Có lẽ bạn cần điều chỉnh dải tần cho treble mỏng xuống. Bạn sẽ cần nhiều dải tần thấp cho Guitars bass và dài tần trung cho một vài loại guitars khác
e. Với những bài hát hoặc các bản thu âm chú trọng nhiều về giọng hát và các dòng nhạc pop, Các dải tần trung và treble sẽ rất quan trọng. Hãy đẩy cao những tần số đó lên và tăng thêm bass cho dải tần trung.