Mới chỉ chứng minh có gara đơn giản. Khó chơi hơn phải là: Gara phải đạt tiêu chuẩn, anh Thảo ký xác nhận
Chủ tịch TP Thủ đô của cả nước đề xuất giải pháp mang tầm CÂY LÚA QUÊ EMBây giờ mua 4B gần như là không thể rồi các bác nhé.
Xem tin mới đây này, không có gara thì đừng mơ 4B
Tienphononline:
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong sáng 23-11, ông Nguyễn Thế Thảo đề xuất, để hạn chế phương tiện cá nhân, trong điều kiện cụ thể, chính quyền địa phương có thể quy định giấy phép lưu hành phương tiện. Ví như, chủ xe phải chứng minh được mình có ga ra đỗ xe.
Ông Nguyễn Thế Thảo.
Trong bối cảnh cắt giảm đầu tư công, thành phố sẽ có giải pháp gì để huy động các nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng đô thị, nhất là giao thông công cộng?
Nguồn vốn ngân sách rất hạn hẹp. Do vậy, phải huy động vốn từ bên ngoài. Vốn ODA thì VN cũng không còn là đối tượng được ưu tiên. Hiện nay, các cơ chế huy động vốn chưa hoàn thiện. Các hình thức BOT, BT, PPP…thì mới có chính sách BT (xây dựng- chuyển giao), nhưng cũng còn nhiều bất cập.
Hiện nay, Hà Nội có 4- 5 dự án BT, đường đã đưa vào sử dụng mà chưa thanh toán được. Ví như trả nhà đầu tư đất đai, quy định là sát giá thị trường trong điều kiện bình thường. Nhưng như thế nào là trong điều kiện bình thường?
Trong khi, khung giá đất nhà nước ban hành không sát giá thị trường. Còn các hình thức BTO, BOT càng không hấp dẫn, nhà đầu tư không muốn tham gia. Do vậy, để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách thì phải hoàn hiện chính sách để hấp dẫn hơn đối với các nhà
đầu tư.
Hà Nội quá tải ô tô và xe máy, có nên áp dụng điều kiện:
người mua xe phải có gara? Ảnh: Trọng ****.
Cụ thể đối với các dự án tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, Hà Nội đã huy động vốn như thế nào?
Đối với hình thức BT thì không có khả năng bởi thành phố không có đủ quỹ đất để huy động. Mà lấy đất để đầu tư bất động sản thì thị trường đang có vấn đề báo động mà Chính phủ cần xem xét. Thị trường bất động sản đã là bong bóng rồi, phải có giải pháp để xì hơi. Ở đây cần vai trò của nhà nước.
Ông cũng đề xuất các biện pháp hành chính để hạn chế phương tiện cá nhân bởi hạ tầng không thể theo kịp tốc độ phát triển phương tiện?
Cá nhân mua xe ô tô là vấn đề của thị trường, phụ thuộc khả năng, thu nhập của người dân, nhưng trong điều kiện cụ thể, chính quyền địa phương có thể quy định giấy phép lưu hành phương tiện. Ví như, chủ xe phải chứng minh được mình có gara đỗ xe mới được cấp giấy lưu hành. Ngoài ra, Hà Nội cũng vừa nâng phí trước bạ đối với ô tô lên mức cao nhất.
Cám ơn ông.
Nếu có áp dụng thì chỉ áp dụng với các xe đăng ký lần đầu bắt đầu từ ngày....tháng....năm thôi hoặc xe chuyển vùng, sang tên thôi Cụ ạ, xe cũ có biển đang sử dụng thì vô tư đi.thế này khối cụ phải bán xe nhở
Bon này lần trước vẽ ra cũng thu đc khá khá bây giờ lại giở trò !!! chán chánCái giải pháp cũ rích, em nhớ không nhầm thì hình như đã có ai đề xuất một lần rồi. Lại tạo điều kiện cho cơ quan chức năng quản lý mảng này ăn bẩn. Nhà mà ở chung cư, trong ngõ nhỏ chắc phải có phép thần thông như Tôn Ngộ Không thu nhỏ lại đút túi mới được phép có ôtô nhá.
Mệ, tư duy lãnh đạo hóa ra chỉ được như này!
Cứ đà này, chắc phải chứng minh có nhà, có giường đôi mới được phép cưới vợ?
Phải chứng minh có bảo hiểm y tế, có nơi chữa bệnh mới được phép ốm đau?
Phải chứng minh có hợp đồng với Hoàn vũ mới được phép chết?
Em vái cả nón!
cái mặt thế này cơ mà. kiểu này khối ông bán xe vì đếch có gara