[Funland] Muôn mặt cờ vua

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,837
Động cơ
553,871 Mã lực
Hôm trước đọc bài về Ấn Độ trên OF có rất nhiều điều thú vị và mở mang kiến thức. Chợt nhớ đến một môn (thể thao? giải trí? trò chơi trí tuệ?) được phát kiến từ một người Bà la môn Ấn Độ. Một trò chơi đã suýt khiến một vị vua hùng mạnh mang nợ suốt đời (thậm chí cả ngàn đời) không trả nổi, nếu ông ta giữ lời hứa. Trò chơi đã chu du trên toàn thế giới, mang lại niềm vui, nỗi buồn và hơn hết là sự say mê cho biết bao thế hệ. Đó là môn Cờ vua.
Có khá nhiều dân tộc nhận mình là quê hương của cờ vua. Nhưng ngày nay tuyệt đại đa số ý kiến nhất trí rằng quê hương của cờ vua là Ấn Độ, và thời điểm ra đời của trò chơi này là trong khoảng những năm đầu Công lịch.
Theo một giai thoại cổ thì cờ vua do một tín đồ Bà la môn phát minh (cả bàn cờ, quân cờ và cách chơi). Nhà vua chơi cờ thấy rất thích thú, bèn hỏi người phát minh muốn được thưởng gì. Người nọ đưa ra một yêu cầu tưởng chừng rất khiếm tốn: ở ô cờ đầu tiên ông ta chỉ xin một hạt thóc, ô thứ hai 2 hạt, ô thứ ba 4 hạt… nghĩa là số hạt thóc ở ô kế tiếp nhiều gấp đôi số hạt ở ô trước đó.
Kết quả, số thóc cần có là 18.446.744.073.709.551.615 hạt. Lượng thóc này nặng tới 641 tỷ tấn; để tiện so sánh: ngày nay (chứ không phải cách đây 20 thế kỷ) mỗi năm cả thế giới chỉ sản xuất được khoảng 2 tỷ tấn lương thực!

Theo dòng lịch sử
Bàn cờ vua tuy nhỏ nhưng lại là một lĩnh vực rộng lớn cho vô số kết hợp. Chẳng hạn, ban đầu, người chơi có 20 lựa chọn cho lần di chuyển đầu tiên; đối phương cũng có thể phản ứng với 20 nước đi khác nhau, như vậy đã có thể có 400 thế cờ chỉ trong bước di chuyển đầu tiên!
Từ Ấn Độ, cờ vua du nhập vào các nước Trung Đông. Trò chơi này mang tính chiến thuật quân sự rất sự rõ rệt, vì vậy nó đã được đón nhận nồng nhiệt ở các nước châu Âu thời Trung cổ vào thế kỷ 10-11, sau khi người Arập chinh phục Tây Ban Nha và Sicily.
Vua Alfonso Thông thái đã viết hàng chục tác phẩm luận bàn về các thế cờ vua (với hình minh họa vị trí các quân cờ hẳn hoi) và điều đó chứng tỏ sự phổ biến rộng rãi của cờ vua vào cuối thế kỷ 13. Các họa sĩ thời ấy cũng thường miêu tả cảnh chơi cờ vua của các hiệp sĩ, giới tăng lữ, quý tộc, thương gia, thợ thủ công và cả các nhạc công đường phố trong các họa phẩm của mình. Từ Tây Ban Nha và Sicily, cờ vua dần dần xâm nhập vào Ý, Pháp, Anh, vùng Bắc Âu và các quốc gia khác, mặc dù phải chịu sự bức hại tàn bạo của nhà thờ, vốn coi trò chơi này cũng như đánh bạc bằng xúc xắc và bói toán là “sự cám dỗ của ác quỷ”.
Vào cuối thế kỷ XIV, Giáo hội Công giáo chính thức bãi bỏ lệnh cấm cờ vua. Trò chơi này được công nhận là một yếu tố không thể thiếu của nền giáo dục cao quý. Sự phổ biến của cờ vua ở thời kỳ Phục Hưng đã góp phần đáng kể cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực văn hóa khác nhau. Việc phát minh ra kỹ thuật in ấn cũng đóng một vai trò quan trọng. Vào cuối thế kỷ 15, những bài học đánh cờ hay những lời bình luận về kỹ thuật, chiến thuật phá giải các thế cờ của các bậc cao thủ cờ vua bắt đầu được in ấn, phát hành rộng rãi khiến trò chơi này càng trở nên phổ biến. Và các cuộc thi đấu cờ vua cũng bắt đầu được tổ chức. Những trận đấu đỉnh cao diễn ra ngay trong sân các hoàng cung, bài trí rất trang trọng và luôn được thực hiện theo tinh thần hiệp sĩ.
Chính thống giáo không ngăn nổi cờ vua
Cờ vua du nhập vào Nga từ thế kỷ 13 và chinh phục mọi tầng lớp trong xã hội, từ bình dân đến quý tộc. Giáo hội Chính thống Nga ban đầu cũng ngăn cấm cờ vua giống như bên Thiên Chúa giáo. Nhưng lệnh cấm ấy không thể dẹp bỏ được niềm đam mê của hàng triệu người và cờ vua đã trở thành một phần của văn hóa Nga. Dần dần, Giáo hội cũng đành… nhắm mắt làm ngơ.
Piere Đại đế, mỗi lần đi chỉ huy chiến dịch quân sự đều mang theo bàn cờ và luôn có hai cao thủ được chọn đi theo để hầu cờ ngài. Nữ hoàng Ekaterina Đệ nhị cũng rất mê cờ. Năm 1796, nhân chuyến thăm Nga của vua Thụy Điển Gustave IV (cũng là một cây cờ vua xuất sắc), đại công tước Struganov đã tổ chức một cuộc đấu cờ đặc biệt giữa vị thượng khách với nữ chủ nhà. Đó là trận đấu cờ người ngoài trời đầu tiên trong lịch sử cờ vua. Bãi cỏ quanh dinh thự của đại công tước được xén vuông vức thành hình bàn cờ với các ô trắng – xanh xen kẽ. Các gia nhân cải trang thành những quân cờ và di chuyển theo hiệu lệnh bằng cờ cầm tay của hai đấu thủ. Một trận đấu sinh động, sôi nổi và khó quên cho cả đôi bên.
Từ thế kỷ 19 đến nay, những luận lý về kỹ năng, chiến thuật cờ vua được nghiên cứu kỹ lưỡng, bằng phương pháp khoa học, và được phổ biến rộng rãi trong giới chơi cờ.

Những chuyện thú quanh bàn cờ vua
Nguồn gốc tên gọi các quân cờ
Thoạt kỳ thủy, người Ấn Độ gọi cờ vua là trò chơi Tuchranga, tiếng Phạn có nghĩa là “4 đạo binh”, bao gồm bộ binh, kỵ binh, tượng binh và chiến xa, được thể hiện bằng các quân cờ Tốt, Mã, Tượng và Xe.
Máy đánh cờ “dối trá”
Năm 1770, nhà sáng chế Vonfgan von Kempelen cho ra đời cỗ máy đánh cờ trứ danh to như chiếc tủ đứng với một bàn cờ gắn nằm ngang ở mặt trước, có cánh tay máy đưa ra để nhấc quân cờ, thực hiện nước đi. Máy này đã đánh bại các đối thủ nổi tiếng như Napoleon Bonaparte và Benjamin Franklin. Nhiều năm sau, máy bị phát hiện là dối trá. Trước trận đấu, cửa tủ (ở phần bên trên bàn cờ) được mở ra cho công chúng nhìn thấy hệ thống máy móc lằng nhằng và sau khi cửa được đóng lại thì một cao thủ nấp ở phần tủ bên dưới chỗ gắn bàn cờ sẽ đứng dậy, quan sát bàn cờ qua một lỗ nhỏ và điều khiển “cánh tay máy” di chuyển quân cờ, đối phó với những nước đi của đối phương.
Chess-Boxing
Đại kỳ thủ Liên Xô Garry Kasparov từng nói rằng "cờ vua là trò tra tấn tâm trí". Từ đó, người ta nhận thấy cần phải kết hợp cờ vua với một môn thể thao vận động nào đó. Với tính đối kháng cao tương tự cờ vua, môn quyền Anh được chọn. Thế là môn Chessbox ra đời.
Chessbox xen kẽ các ván cờ với các hiệp đấm bốc giữa hai đấu thủ và với phương châm "Trận chiến trên võ đài, cuộc chiến trên bàn cờ". Chessbox đang trở nên phổ biến và được thực hiện dưới sự kiểm soát của Tổ chức ChessboxingThế giới. Điểm số ở 2 môn sẽ được cộng lại để phân định thắng thua. Đấu thủ thua cờ nhưng hạ nock-out đối phương thì trận đấu được tính là hòa.
Quân Hậu toàn năng
Tính năng của quân Hậu (hoàng hậu) đã thay đổi nhiều lần trong lịch sử phát triển của cờ vua. Ban đầu, nó chỉ được phép đi 1 ô theo đường chéo, sau đó là 2 ô và sau đó nữa là không hạn chế số ô. Bây giờ thì bà hoàng có thể đi không hạn chế theo cả đường chéo lẫn hàng ngang, hàng dọc. Như vậy, ban đầu quân hậu chỉ có chức năng “trợ lý” cho quân Vua, bây giờ nó trở thành quân cờ mạnh nhất, đáng gờm nhất trên bàn cờ.
Cờ mù
Cờ mù là khi hai đấu thủ không nhìn vào bàn cờ, chỉ đọc nước đi của mình và nghe nước đi của đối phương. Họ phải có trí nhớ siêu phàm để ghi nhớ vị trí của các quân cờ (cả của mình lẫn của đối phương) từ khi trên bàn cờ có đủ 32 quân cho đến khi mỗi bên chỉ còn lại 1 hoặc vài quân.
Kỷ lục cờ mù thuộc về Yanosh Flesh, đại kỳ thủ người Hungary, khi ông đấu cùng lúc với 52 đấu thủ và giành được 32 chiến thắng (trong số còn lại có hơn 10 trận hòa).
Số nước đi là… vô tận
Sau 3 nước đi đầu tiên của cả hai bên, mỗi bên có đến hơn 9 triệu sự lựa chọn cho nước đi tiếp theo. Năm 1950, nhà toán học người Mỹ Claude Shannon đã tính ra được số lượng nước đi tối đa của một ván cờ vua là 10120 (10 lũy thừa 120)! Để so sánh, cần biết rằng số lượng nguyên tử trong toàn vũ trụ (!) chỉ có 1079.
Phần mềm máy tính với cờ vua
Các phần mềm cờ vua ngày càng được hoàn thiện. Năm 1997 nhà vô địch thế giới Garry Kasparov đã thua máy tính Deep Blue, và năm 2006, nhà vô địch thế giới Vladimir Kramnik thua máy tính Deep Fritz. Đủ biết trí thông minh nhân tạo thật đáng gờm.
Đồng hồ cờ vua
Ngày trước, môn cờ vua chưa áp dụng luật giới hạn thời gian cho mỗi ván đấu. Đấu thủ có thể suy nghĩ hàng giờ, thậm chí nhiều giờ cho 1 nước đi, vì thế, một ván đấu có thể kéo dài suốt ngày, thậm chí vài ngày. Năm 1851, trong một giải đấu quốc tế, trọng tài đã phải tuyên bố hủy một ván đấu vì hai đấu thủ đã ngủ quên ngay bên bàn cờ do quá mệt mỏi.
Ở giải đấu năm sau, người ta đặt đồng hồ cát bên cạnh bàn cờ. Nếu cát hết ở thời điểm một đấu thủ nào đó chưa kịp đi nước cờ của mình sau nước cuối cùng của đối phương thì đối thủ đó coi như thua cuộc. Từ năm 1883, đồng hồ cát được thay bằng đồng hồ cơ do Thomas Wolson người Anh sáng chế.
Theo Phạm Bá Thủy
 

vandatAT

Xe container
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
9,557
Động cơ
373,071 Mã lực
Em ko thích cờ vua, mặc dù chơi được. Nhìn nó rất bí và ăn quân ko đập chan chát được như cờ tướng :D.
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
15,211
Động cơ
566,641 Mã lực
Cờ tướng cũng sêm sêm, không biết cái nào có trước nhỉ các cụ.
 

Simson 2 xẻng

Xe tăng
Biển số
OF-703338
Ngày cấp bằng
8/10/19
Số km
1,492
Động cơ
-34,194 Mã lực
Tuổi
41
Trong các trò em đã từng thi đấu thì thừa nhận thi đấu cờ vua là mệt nhất. Xưa em tham gia giải các lứa tuổi và giải sinh viên, đợt nào đánh khoảng trên 6 ván 1 giải là mệt đến ăn ngủ không ngon.
 

acc_75

Xe điện
Biển số
OF-108292
Ngày cấp bằng
9/8/11
Số km
3,173
Động cơ
338,436 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Đang tìm.
Em biết chơi nhưng không thích bằng cờ tướng
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,467
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Cờ Vua ngày xưa em cũng chơi, học khai cuộc Nga, cũng hạ được kha khá đối thủ ở trường, mấy năm trước để rèn ông cháu đánh giải ở trường, cũng lấy khai cuộc Nga ra khè nó rồi dạy nó, xong rồi thì cô giáo lại chọn bạn khác đi thi, hết chuyện. Nhưng cờ vua đúng là tuyệt vời.
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
11,091
Động cơ
350,470 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Em ko thích cờ vua, mặc dù chơi được. Nhìn nó rất bí và ăn quân ko đập chan chát được như cờ tướng :D.
Em biết chơi nhưng không thích bằng cờ tướng
Cờ nào thì em cũng chỉ đủ trình nhận biết mặt quân và cách đi của nó thôi. Dưng em nghe đồn số ngôi sao trong vú trụ khả kiến của mình còn không nhiều bằng số nước đi của cờ vua. Không biết có đúng không ạ?
 

Simson 2 xẻng

Xe tăng
Biển số
OF-703338
Ngày cấp bằng
8/10/19
Số km
1,492
Động cơ
-34,194 Mã lực
Tuổi
41
Cờ Vua ngày xưa em cũng chơi, học khai cuộc Nga, cũng hạ được kha khá đối thủ ở trường, mấy năm trước để rèn ông cháu đánh giải ở trường, cũng lấy khai cuộc Nga ra khè nó rồi dạy nó, xong rồi thì cô giáo lại chọn bạn khác đi thi, hết chuyện. Nhưng cờ vua đúng là tuyệt vời.
Lúc em còn trẻ học được mấy cái như phòng thủ Ấn Độ, Slavia, Cicilia.. gì đó để khai cuộc, cho có tí bài bản. Mấy bài khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc .. giờ cũng quên hết sạch rồi. Thi thoảng ngồi chơi toàn đánh bằng tính nước, gặp mấy đứa bé 12-13 tuổi có khi nó đập cho te tua :))
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,467
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Lúc em còn trẻ học được mấy cái như phòng thủ Ấn Độ, Slavia, Cicilia.. gì đó để khai cuộc, cho có tí bài bản. Mấy bài khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc .. giờ cũng quên hết sạch rồi. Thi thoảng ngồi chơi toàn đánh bằng tính nước, gặp mấy đứa bé 12-13 tuổi có khi nó đập cho te tua :))
Khai cuộc Nga nó dễ cụ ạ, đưa Hậu lên sớm đánh áp đảo, nhưng đi không cẩn thận cũng tèo như thường, em cũng không giỏi nên học bao nhiêu khai cuộc cũng chỉ ưng mỗi khai cuộc Nga, không dùng khai cuộc Nga thì thằng cháu nó bóp mũi :D
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,508
Động cơ
649,028 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Đang chơi cờ tướng, ông nhõn rủ chơi cờ vua, em cũng bắt cản mã với đối mặt vua như thật :)) :)) =))
 

Simson 2 xẻng

Xe tăng
Biển số
OF-703338
Ngày cấp bằng
8/10/19
Số km
1,492
Động cơ
-34,194 Mã lực
Tuổi
41
Khai cuộc Nga nó dễ cụ ạ, đưa Hậu lên sớm đánh áp đảo, nhưng đi không cẩn thận cũng tèo như thường, em cũng không giỏi nên học bao nhiêu khai cuộc cũng chỉ ưng mỗi khai cuộc Nga, không dùng khai cuộc Nga thì thằng cháu nó bóp mũi :D
Em nhớ mang máng về kiểu khai cuộc này, hình như tông 2 tốt đầu d,e lên, sau đó vác hậu lên trung tâm ngay từ những nước đầu tiên, áp đảo khu tâm. Kiểu khai cuộc này rất xõa, tấn công gắt ngay lập tức
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,174
Động cơ
148,870 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hồi trước trên fb có lưu truyền 1 bài so sánh về quản trị doanh nghiệp kiểu Đông và Tây dựa vào cờ tướng và cờ vua. Em đọc xong cho rằng đứa viết bài đó dek hiểu gì về cả cờ vua lẫn cờ tướng. Có cụ nào nghĩ giống em ko ạ?
 

cascadabadboy

Xe buýt
Biển số
OF-85771
Ngày cấp bằng
19/2/11
Số km
692
Động cơ
6,179 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em còn mua hẳn bàn cờ gỗ bên Amazon về chơi cá độ với vợ cơ, vui phết. Mỗi lần thắng được xxx quân địch :))
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
10,736
Động cơ
1,035,127 Mã lực
Hôm trước đọc bài về Ấn Độ trên OF có rất nhiều điều thú vị và mở mang kiến thức. Chợt nhớ đến một môn (thể thao? giải trí? trò chơi trí tuệ?) được phát kiến từ một người Bà la môn Ấn Độ. Một trò chơi đã suýt khiến một vị vua hùng mạnh mang nợ suốt đời (thậm chí cả ngàn đời) không trả nổi, nếu ông ta giữ lời hứa. Trò chơi đã chu du trên toàn thế giới, mang lại niềm vui, nỗi buồn và hơn hết là sự say mê cho biết bao thế hệ. Đó là môn Cờ vua.
Có khá nhiều dân tộc nhận mình là quê hương của cờ vua. Nhưng ngày nay tuyệt đại đa số ý kiến nhất trí rằng quê hương của cờ vua là Ấn Độ, và thời điểm ra đời của trò chơi này là trong khoảng những năm đầu Công lịch.
Theo một giai thoại cổ thì cờ vua do một tín đồ Bà la môn phát minh (cả bàn cờ, quân cờ và cách chơi). Nhà vua chơi cờ thấy rất thích thú, bèn hỏi người phát minh muốn được thưởng gì. Người nọ đưa ra một yêu cầu tưởng chừng rất khiếm tốn: ở ô cờ đầu tiên ông ta chỉ xin một hạt thóc, ô thứ hai 2 hạt, ô thứ ba 4 hạt… nghĩa là số hạt thóc ở ô kế tiếp nhiều gấp đôi số hạt ở ô trước đó.
Kết quả, số thóc cần có là 18.446.744.073.709.551.615 hạt. Lượng thóc này nặng tới 641 tỷ tấn; để tiện so sánh: ngày nay (chứ không phải cách đây 20 thế kỷ) mỗi năm cả thế giới chỉ sản xuất được khoảng 2 tỷ tấn lương thực!

Theo dòng lịch sử
Bàn cờ vua tuy nhỏ nhưng lại là một lĩnh vực rộng lớn cho vô số kết hợp. Chẳng hạn, ban đầu, người chơi có 20 lựa chọn cho lần di chuyển đầu tiên; đối phương cũng có thể phản ứng với 20 nước đi khác nhau, như vậy đã có thể có 400 thế cờ chỉ trong bước di chuyển đầu tiên!
Từ Ấn Độ, cờ vua du nhập vào các nước Trung Đông. Trò chơi này mang tính chiến thuật quân sự rất sự rõ rệt, vì vậy nó đã được đón nhận nồng nhiệt ở các nước châu Âu thời Trung cổ vào thế kỷ 10-11, sau khi người Arập chinh phục Tây Ban Nha và Sicily.
Vua Alfonso Thông thái đã viết hàng chục tác phẩm luận bàn về các thế cờ vua (với hình minh họa vị trí các quân cờ hẳn hoi) và điều đó chứng tỏ sự phổ biến rộng rãi của cờ vua vào cuối thế kỷ 13. Các họa sĩ thời ấy cũng thường miêu tả cảnh chơi cờ vua của các hiệp sĩ, giới tăng lữ, quý tộc, thương gia, thợ thủ công và cả các nhạc công đường phố trong các họa phẩm của mình. Từ Tây Ban Nha và Sicily, cờ vua dần dần xâm nhập vào Ý, Pháp, Anh, vùng Bắc Âu và các quốc gia khác, mặc dù phải chịu sự bức hại tàn bạo của nhà thờ, vốn coi trò chơi này cũng như đánh bạc bằng xúc xắc và bói toán là “sự cám dỗ của ác quỷ”.
Vào cuối thế kỷ XIV, Giáo hội Công giáo chính thức bãi bỏ lệnh cấm cờ vua. Trò chơi này được công nhận là một yếu tố không thể thiếu của nền giáo dục cao quý. Sự phổ biến của cờ vua ở thời kỳ Phục Hưng đã góp phần đáng kể cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực văn hóa khác nhau. Việc phát minh ra kỹ thuật in ấn cũng đóng một vai trò quan trọng. Vào cuối thế kỷ 15, những bài học đánh cờ hay những lời bình luận về kỹ thuật, chiến thuật phá giải các thế cờ của các bậc cao thủ cờ vua bắt đầu được in ấn, phát hành rộng rãi khiến trò chơi này càng trở nên phổ biến. Và các cuộc thi đấu cờ vua cũng bắt đầu được tổ chức. Những trận đấu đỉnh cao diễn ra ngay trong sân các hoàng cung, bài trí rất trang trọng và luôn được thực hiện theo tinh thần hiệp sĩ.
Chính thống giáo không ngăn nổi cờ vua
Cờ vua du nhập vào Nga từ thế kỷ 13 và chinh phục mọi tầng lớp trong xã hội, từ bình dân đến quý tộc. Giáo hội Chính thống Nga ban đầu cũng ngăn cấm cờ vua giống như bên Thiên Chúa giáo. Nhưng lệnh cấm ấy không thể dẹp bỏ được niềm đam mê của hàng triệu người và cờ vua đã trở thành một phần của văn hóa Nga. Dần dần, Giáo hội cũng đành… nhắm mắt làm ngơ.
Piere Đại đế, mỗi lần đi chỉ huy chiến dịch quân sự đều mang theo bàn cờ và luôn có hai cao thủ được chọn đi theo để hầu cờ ngài. Nữ hoàng Ekaterina Đệ nhị cũng rất mê cờ. Năm 1796, nhân chuyến thăm Nga của vua Thụy Điển Gustave IV (cũng là một cây cờ vua xuất sắc), đại công tước Struganov đã tổ chức một cuộc đấu cờ đặc biệt giữa vị thượng khách với nữ chủ nhà. Đó là trận đấu cờ người ngoài trời đầu tiên trong lịch sử cờ vua. Bãi cỏ quanh dinh thự của đại công tước được xén vuông vức thành hình bàn cờ với các ô trắng – xanh xen kẽ. Các gia nhân cải trang thành những quân cờ và di chuyển theo hiệu lệnh bằng cờ cầm tay của hai đấu thủ. Một trận đấu sinh động, sôi nổi và khó quên cho cả đôi bên.
Từ thế kỷ 19 đến nay, những luận lý về kỹ năng, chiến thuật cờ vua được nghiên cứu kỹ lưỡng, bằng phương pháp khoa học, và được phổ biến rộng rãi trong giới chơi cờ.

Những chuyện thú quanh bàn cờ vua
Nguồn gốc tên gọi các quân cờ
Thoạt kỳ thủy, người Ấn Độ gọi cờ vua là trò chơi Tuchranga, tiếng Phạn có nghĩa là “4 đạo binh”, bao gồm bộ binh, kỵ binh, tượng binh và chiến xa, được thể hiện bằng các quân cờ Tốt, Mã, Tượng và Xe.
Máy đánh cờ “dối trá”
Năm 1770, nhà sáng chế Vonfgan von Kempelen cho ra đời cỗ máy đánh cờ trứ danh to như chiếc tủ đứng với một bàn cờ gắn nằm ngang ở mặt trước, có cánh tay máy đưa ra để nhấc quân cờ, thực hiện nước đi. Máy này đã đánh bại các đối thủ nổi tiếng như Napoleon Bonaparte và Benjamin Franklin. Nhiều năm sau, máy bị phát hiện là dối trá. Trước trận đấu, cửa tủ (ở phần bên trên bàn cờ) được mở ra cho công chúng nhìn thấy hệ thống máy móc lằng nhằng và sau khi cửa được đóng lại thì một cao thủ nấp ở phần tủ bên dưới chỗ gắn bàn cờ sẽ đứng dậy, quan sát bàn cờ qua một lỗ nhỏ và điều khiển “cánh tay máy” di chuyển quân cờ, đối phó với những nước đi của đối phương.
Chess-Boxing
Đại kỳ thủ Liên Xô Garry Kasparov từng nói rằng "cờ vua là trò tra tấn tâm trí". Từ đó, người ta nhận thấy cần phải kết hợp cờ vua với một môn thể thao vận động nào đó. Với tính đối kháng cao tương tự cờ vua, môn quyền Anh được chọn. Thế là môn Chessbox ra đời.
Chessbox xen kẽ các ván cờ với các hiệp đấm bốc giữa hai đấu thủ và với phương châm "Trận chiến trên võ đài, cuộc chiến trên bàn cờ". Chessbox đang trở nên phổ biến và được thực hiện dưới sự kiểm soát của Tổ chức ChessboxingThế giới. Điểm số ở 2 môn sẽ được cộng lại để phân định thắng thua. Đấu thủ thua cờ nhưng hạ nock-out đối phương thì trận đấu được tính là hòa.
Quân Hậu toàn năng
Tính năng của quân Hậu (hoàng hậu) đã thay đổi nhiều lần trong lịch sử phát triển của cờ vua. Ban đầu, nó chỉ được phép đi 1 ô theo đường chéo, sau đó là 2 ô và sau đó nữa là không hạn chế số ô. Bây giờ thì bà hoàng có thể đi không hạn chế theo cả đường chéo lẫn hàng ngang, hàng dọc. Như vậy, ban đầu quân hậu chỉ có chức năng “trợ lý” cho quân Vua, bây giờ nó trở thành quân cờ mạnh nhất, đáng gờm nhất trên bàn cờ.
Cờ mù
Cờ mù là khi hai đấu thủ không nhìn vào bàn cờ, chỉ đọc nước đi của mình và nghe nước đi của đối phương. Họ phải có trí nhớ siêu phàm để ghi nhớ vị trí của các quân cờ (cả của mình lẫn của đối phương) từ khi trên bàn cờ có đủ 32 quân cho đến khi mỗi bên chỉ còn lại 1 hoặc vài quân.
Kỷ lục cờ mù thuộc về Yanosh Flesh, đại kỳ thủ người Hungary, khi ông đấu cùng lúc với 52 đấu thủ và giành được 32 chiến thắng (trong số còn lại có hơn 10 trận hòa).
Số nước đi là… vô tận
Sau 3 nước đi đầu tiên của cả hai bên, mỗi bên có đến hơn 9 triệu sự lựa chọn cho nước đi tiếp theo. Năm 1950, nhà toán học người Mỹ Claude Shannon đã tính ra được số lượng nước đi tối đa của một ván cờ vua là 10120 (10 lũy thừa 120)! Để so sánh, cần biết rằng số lượng nguyên tử trong toàn vũ trụ (!) chỉ có 1079.
Phần mềm máy tính với cờ vua
Các phần mềm cờ vua ngày càng được hoàn thiện. Năm 1997 nhà vô địch thế giới Garry Kasparov đã thua máy tính Deep Blue, và năm 2006, nhà vô địch thế giới Vladimir Kramnik thua máy tính Deep Fritz. Đủ biết trí thông minh nhân tạo thật đáng gờm.
Đồng hồ cờ vua
Ngày trước, môn cờ vua chưa áp dụng luật giới hạn thời gian cho mỗi ván đấu. Đấu thủ có thể suy nghĩ hàng giờ, thậm chí nhiều giờ cho 1 nước đi, vì thế, một ván đấu có thể kéo dài suốt ngày, thậm chí vài ngày. Năm 1851, trong một giải đấu quốc tế, trọng tài đã phải tuyên bố hủy một ván đấu vì hai đấu thủ đã ngủ quên ngay bên bàn cờ do quá mệt mỏi.
Ở giải đấu năm sau, người ta đặt đồng hồ cát bên cạnh bàn cờ. Nếu cát hết ở thời điểm một đấu thủ nào đó chưa kịp đi nước cờ của mình sau nước cuối cùng của đối phương thì đối thủ đó coi như thua cuộc. Từ năm 1883, đồng hồ cát được thay bằng đồng hồ cơ do Thomas Wolson người Anh sáng chế.
Theo Phạm Bá Thủy
Em dốt toán nhưng chỉ lăn tăn chỗ in đậm là *2 mà sao kết quả cuối cùng lại là số lẻ được????????? ;))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top