- Biển số
- OF-86119
- Ngày cấp bằng
- 22/2/11
- Số km
- 60
- Động cơ
- 409,700 Mã lực
Sau khi có công điện của Bộ CA, nhiều tuyến đường ở Hải Phòng, CSGT vẫn lập chốt chặn người tham gia giao thông. Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên Lao Động bị một nhóm “người lạ” theo sát và bị một tổ CSGT chặn xe, yêu cầu phải xuất trình thẻ nhà báo…
Trước đó-gày 12.8, chúng tôi có mặt tại QL5, gần trạm thu phí Quán Toan (địa bàn xã An Hưng, huyện An Dương - Hải Phòng) ghi nhận về quy trình tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT. Tại đây, chúng tôi ghi nhận một tổ CSGT đi trên xe ôtô BKS 16A... và 1 xe môtô tiến hành chốt. Trong khoảng thời gian nửa tiếng, nhiều xe tải đi qua trạm này bị dừng lại kiểm tra. Cũng không có CSGT nào lên xe để kiểm tra.
Do khu vực trạm thu phí Quán Toan khá trống trải, nên PV chọn địa điểm ghi hình là một quán nước ven đường. Tuy vậy, vừa xuất hiện chưa đầy 15 phút, chúng tôi đã bị những “người lạ” theo dõi. Sau khoảng 45 phút tác nghiệp, chúng tôi ra về, suốt quãng đường gần 10km chúng tôi bị một số “người lạ” đi xe máy áp phía sau, liên tục gọi điện cho ai đó.
Phải trình thẻ nhà báo mới được đi
Đến khu vực cảng Vật Cách thuộc địa bàn P.Hùng Vương (Q.Hồng Bàng), chúng tôi bị một tổ CSGT 6 người đi trên 3 môtô yêu cầu dừng xe. Chúng tôi yêu cầu cho biết lý do dừng xe thì thượng úy Hoàng Minh Đức không yêu cầu chúng tôi xuất trình giấy phép lái xe, bằng lái mà một mực yêu cầu xuất trình thẻ nhà báo, nếu không sẽ bị... đưa về phường làm việc. Cho rằng không có lý do gì để CSGT phải “bắt” mình, chúng tôi định lên xe đi về thì bị các CSGT này kiên quyết chặn lại.
Sau đó, trung tá Phạm Công Hiên (Đội phó Đội CSGT số 3 - Phòng CSGT- CA TP.Hải Phòng) xuất hiện, yêu cầu các phóng viên phải trình thẻ. Chúng tôi giải thích mình không vi phạm các quy định theo Luật Báo chí, hoạt động tác nghiệp ở khu vực công khai, không có biển cấm. Và do không có nhu cầu phỏng vấn các đồng chí CSGT này, nên không phải trình thẻ.
Lập tức, trung tá Hiên liền đưa ra một bản photocopy của Cục CSGT đường bộ, đường sắt do đại tá Trần Sơn Hà - cục phó, ký ngày 26.4.2013 - gửi trưởng phòng các tỉnh, thành phố về việc “giả danh nhà báo”, trong đó có đoạn nói: Thời gian qua, sau quá trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, có một số đối tượng đã giả danh phóng viên báo đài, sử dụng các thiết bị ghi hình lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm (như ở Thanh Hóa, Bình Thuận)...
Công văn yêu cầu kiên quyết đấu tranh làm rõ những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ, có hành vi chống đối CSGT khi đang thực thi công vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp, gửi cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý.
Quá trình tranh cãi, chúng tôi nói rằng mình hoạt động đúng theo Luật Báo chí. Văn bản chỉ đạo của Cục CSGT đường bộ đường sắt là văn bản dưới luật và vi phạm luật (báo chí). Tuy nhiên, dưới “sức ép” của gần chục CSGT, sau đó nhóm phóng viên đã buộc phải trình thẻ nhà báo mới được rời khỏi khu vực này.
Cục CSGT cản trở quyền tự do báo chí
Cục CSGT đường bộ - đường sắt (Bộ CA) vừa có văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT CA các tỉnh, TP trực thuộc trung ương, yêu cầu: “Kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp, thông báo cho cơ quan chủ quản...”.
PV Lao Động đã có cuộc phỏng vấn luật sư (LS) Phạm Ngọc Minh - Cty luật TNHH YouMe - về vấn đề này. LS Phạm Ngọc Minh cho biết: Trong trường hợp này, cần xác định rõ việc công dân thực hiện “quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm” của CSGT có bị pháp luật cấm, hoặc được thực hiện trong phạm vi khu vực cấm hoặc hạn chế quay phim, chụp ảnh hay không.
Nếu không thuộc các trường hợp này mà CSGT cấm người dân hoặc phóng viên quay phim, chụp ảnh là CSGT thực hiện những việc ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của mình và vi phạm quyền tự do của công dân... Nhà báo quay phim, chụp ảnh CSGT là nhiệm vụ của họ và cũng là quyền tự do hoạt động của nhà báo. Do đó, hướng dẫn của Cục CSGT ĐB-ĐS tại công văn số 1042/C67-P3, chỉ khi CSGT “cho phép”, “đồng ý” thì nhà báo mới được quay phim, chụp ảnh là trái quy định của pháp luật.
Ngày 19.8, chúng tôi đã tìm gặp những cán bộ có trách nhiệm của Cục CSGT ĐB – ĐS để có lời giải thích về nội dung công văn kể trên, nhưng những người có trách nhiệm trả lời đều... đi công tác vắng.
Người dân tập trung rất đông khi các CSGT yêu cầu PV trình thẻ.
“Người lạ” theo sát phóng viênTrước đó-gày 12.8, chúng tôi có mặt tại QL5, gần trạm thu phí Quán Toan (địa bàn xã An Hưng, huyện An Dương - Hải Phòng) ghi nhận về quy trình tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT. Tại đây, chúng tôi ghi nhận một tổ CSGT đi trên xe ôtô BKS 16A... và 1 xe môtô tiến hành chốt. Trong khoảng thời gian nửa tiếng, nhiều xe tải đi qua trạm này bị dừng lại kiểm tra. Cũng không có CSGT nào lên xe để kiểm tra.
Do khu vực trạm thu phí Quán Toan khá trống trải, nên PV chọn địa điểm ghi hình là một quán nước ven đường. Tuy vậy, vừa xuất hiện chưa đầy 15 phút, chúng tôi đã bị những “người lạ” theo dõi. Sau khoảng 45 phút tác nghiệp, chúng tôi ra về, suốt quãng đường gần 10km chúng tôi bị một số “người lạ” đi xe máy áp phía sau, liên tục gọi điện cho ai đó.
Phải trình thẻ nhà báo mới được đi
Đến khu vực cảng Vật Cách thuộc địa bàn P.Hùng Vương (Q.Hồng Bàng), chúng tôi bị một tổ CSGT 6 người đi trên 3 môtô yêu cầu dừng xe. Chúng tôi yêu cầu cho biết lý do dừng xe thì thượng úy Hoàng Minh Đức không yêu cầu chúng tôi xuất trình giấy phép lái xe, bằng lái mà một mực yêu cầu xuất trình thẻ nhà báo, nếu không sẽ bị... đưa về phường làm việc. Cho rằng không có lý do gì để CSGT phải “bắt” mình, chúng tôi định lên xe đi về thì bị các CSGT này kiên quyết chặn lại.
Sau đó, trung tá Phạm Công Hiên (Đội phó Đội CSGT số 3 - Phòng CSGT- CA TP.Hải Phòng) xuất hiện, yêu cầu các phóng viên phải trình thẻ. Chúng tôi giải thích mình không vi phạm các quy định theo Luật Báo chí, hoạt động tác nghiệp ở khu vực công khai, không có biển cấm. Và do không có nhu cầu phỏng vấn các đồng chí CSGT này, nên không phải trình thẻ.
Lập tức, trung tá Hiên liền đưa ra một bản photocopy của Cục CSGT đường bộ, đường sắt do đại tá Trần Sơn Hà - cục phó, ký ngày 26.4.2013 - gửi trưởng phòng các tỉnh, thành phố về việc “giả danh nhà báo”, trong đó có đoạn nói: Thời gian qua, sau quá trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, có một số đối tượng đã giả danh phóng viên báo đài, sử dụng các thiết bị ghi hình lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm (như ở Thanh Hóa, Bình Thuận)...
Công văn yêu cầu kiên quyết đấu tranh làm rõ những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ, có hành vi chống đối CSGT khi đang thực thi công vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp, gửi cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý.
Quá trình tranh cãi, chúng tôi nói rằng mình hoạt động đúng theo Luật Báo chí. Văn bản chỉ đạo của Cục CSGT đường bộ đường sắt là văn bản dưới luật và vi phạm luật (báo chí). Tuy nhiên, dưới “sức ép” của gần chục CSGT, sau đó nhóm phóng viên đã buộc phải trình thẻ nhà báo mới được rời khỏi khu vực này.
Cục CSGT cản trở quyền tự do báo chí
Cục CSGT đường bộ - đường sắt (Bộ CA) vừa có văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT CA các tỉnh, TP trực thuộc trung ương, yêu cầu: “Kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp, thông báo cho cơ quan chủ quản...”.
PV Lao Động đã có cuộc phỏng vấn luật sư (LS) Phạm Ngọc Minh - Cty luật TNHH YouMe - về vấn đề này. LS Phạm Ngọc Minh cho biết: Trong trường hợp này, cần xác định rõ việc công dân thực hiện “quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm” của CSGT có bị pháp luật cấm, hoặc được thực hiện trong phạm vi khu vực cấm hoặc hạn chế quay phim, chụp ảnh hay không.
Nếu không thuộc các trường hợp này mà CSGT cấm người dân hoặc phóng viên quay phim, chụp ảnh là CSGT thực hiện những việc ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của mình và vi phạm quyền tự do của công dân... Nhà báo quay phim, chụp ảnh CSGT là nhiệm vụ của họ và cũng là quyền tự do hoạt động của nhà báo. Do đó, hướng dẫn của Cục CSGT ĐB-ĐS tại công văn số 1042/C67-P3, chỉ khi CSGT “cho phép”, “đồng ý” thì nhà báo mới được quay phim, chụp ảnh là trái quy định của pháp luật.
Ngày 19.8, chúng tôi đã tìm gặp những cán bộ có trách nhiệm của Cục CSGT ĐB – ĐS để có lời giải thích về nội dung công văn kể trên, nhưng những người có trách nhiệm trả lời đều... đi công tác vắng.