- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,514
- Động cơ
- 1,140,620 Mã lực
Cụ ơi, Đại sứ Liên Xô trình quốc thư hôm 4/11/1954 để ba ngày sau, hôm 7/11/1954, tiếp khách kỷ niệm 37 năm Cách mạng Tháng Mười Nga cụ ạ
***
Còn Đại sứ đầu tiên của Liên Xô thì ban đầu có dự kiến sẽ đến Việt Nam trước khi kết thúc cuộc chiến với người Pháp.
Trong An toàn khu ở Việt Bắc, được xem như thủ đô lâm thời của nước Việt Nam kháng chiến, nơi có trụ sở làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng đã xây dựng mấy ngôi nhà sàn dành cho phái đoàn đại diện ngoại giao Xô-viết.
Nhưng sau đó, Hồ Chủ tịch đề xuất rằng nghi lễ đón tiếp vị Đại sứ đầu tiên của Liên bang Xô-viết cần được tổ chức trọng thể tại thủ đô Hà Nội sau ngày giải phóng. Ý kiến trọng thị sáng suốt đó đã được Matxcơva hoan nghênh.
Chuyên gia Việt Nam học Matxcơva, Tiến sỹ Anatoly Sokolov cho biết: "Sứ mệnh đại diện cho đất nước Xô-viết khi ấy được giao phó cho ông Aleksandr Lavrishev, người đã có 42 năm kinh nghiệm công tác ngoại giao tuyệt hảo.
Mùa hè năm 1945, ông từng tham gia hội nghị lịch sử đầu tiên của các nhà lãnh đạo Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh, tổ chức tại thành phố Potsdam của Đức, ngay sau chiến thắng phát xít Đức. Tại Hội nghị Genève về Đông Dương kết liễu ách thống trị thực dân Pháp trong khu vực này, ông Lavrishev là Thư ký trọng trách của phái đoàn Liên Xô".
Ngày 14/10/1954, tức là bốn ngày sau khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội, ông Lavrishev cùng với nhóm đầu tiên các nhân viên Sứ quán khởi hành từ Matxcơva để đến Việt Nam.
Điều ngẫu nhiên thú vị là trong nhóm này có cả thực tập sinh Nikolai Nikulin, người sau này trở thành chuyên gia hàng đầu về văn học Việt Nam.
Con đường của nhóm cán bộ ngoại giao Xô-viết đi qua Bắc Kinh, sau đó đến Hán Khẩu.
Từ đây, chỉ có hai thành viên sứ đoàn bay tới Hà Nội, 'đi tiền trạm' tìm hiểu bối cảnh trong thành phố này. Bởi vì lúc bấy giờ tất cả các phương tiện truyền thông Pháp đều loan tin Hà Nội bị phá hủy hoàn toàn và nạn đói đang hoành hành.
Trở lại Hán Khẩu, 'các trinh sát' ngoại giao báo cáo với Đại sứ rằng thành phố rất yên bình, các cửa hiệu đầy hàng hóa, còn dân chúng trên đường phố đều phục sức tề chỉnh lịch sự.
Tại trạm cửa khẩu biên giới Bằng Tường, các ông Lê Thanh Nghị và Nguyễn Khánh Toàn ra đón đoàn và thông báo rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ đều đã về Hà Nội.
Trên chặng đường 200 km đến thủ đô có đoàn xe hơi 14 chiếc nối đuôi nhau, là quà tặng của Chính phủ Liên Xô dành cho ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cũng vừa vặn vào thời điểm đó được đưa đến Bằng Tường.
Suốt dọc đường, đoàn xe hoành tráng được người dân các địa phương hân hoan chào mừng. Tại một điểm nghỉ chân, trong những món quà mà cư dân mang ra tặng ông Đại sứ không chỉ gồm nhiều trái cây và hoa tươi, mà còn có cả một con rắn khổng lồ với màu sơn rực rỡ.
Phái đoàn ngoại giao Liên Xô đến Hà Nội vào ngày 27/10. Cùng ngày, tại tòa nhà dành cho Đại sứ đã diễn ra cuộc gặp đầu tiên không hình thức, và các nhân viên ngoại giao xô-viết được tiếp kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nói chuyện với các vị khách Xô-viết, Hồ Chủ tịch đã chú ý đến chi tiết là một số cán bộ Liên Xô có thể giao tiếp bằng tiếng Việt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng nếu ở Liên Xô mọi người bắt đầu học tiếng Việt thì đó là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai đất nước có tương lai tươi sáng và thành công.
Bởi nếu càng có nhiều thanh niên ở hai nước quan tâm tìm hiểu ngôn ngữ của nước bạn thì sẽ mở rộng và củng cố sâu sắc sự hiểu biết giữa các dân tộc.
Trong cuộc gặp này đã quyết định rằng Đại sứ Lavrishev sẽ trình quốc thư lên Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 1/11 (nhưng thực tế là 4/11)
Ngay sau đó, vào ngày 7/11 kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, ông Đại sứ Liên Xô tổ chức cuộc tiếp tân trọng thể mà thượng khách là Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ông Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, và những tướng lĩnh của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên tại thành phố Hà Nội giải phóng có tiệc chiêu đãi ngoại giao do tòa đại sứ nước ngoài tại Việt Nam tổ chức.
***
Những nhà Việt Nam học người Nga trong bài em đều quen biết sơ sơ, nhưng đặc biệt Anatoly Socolov, trạc tuổi em thì thân hơn. Em và Socolov trao đổi với nhau về cuốn "Việt Nam và Quốc tế Cộng-sản" (em nhớ mang máng thế) xuất bản bằng tiếng Nga. Cuốn này được một người Việt Nam dịch sang tiếng Việt nhưng quên xin phép tác giả. Qua họ em cũng biết thêm nhiều tình tiết thú vị (tê nhị thì đúng hơn)
Em dùng máy ảnh số chụp Anatoly Socolov sau khi dùng cơm với vợ chồng em tại căn hộ em thuê ở Moscow năm 2001, lúc đó máy ảnh số còn rất hiếm
***
Còn Đại sứ đầu tiên của Liên Xô thì ban đầu có dự kiến sẽ đến Việt Nam trước khi kết thúc cuộc chiến với người Pháp.
Trong An toàn khu ở Việt Bắc, được xem như thủ đô lâm thời của nước Việt Nam kháng chiến, nơi có trụ sở làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng đã xây dựng mấy ngôi nhà sàn dành cho phái đoàn đại diện ngoại giao Xô-viết.
Nhưng sau đó, Hồ Chủ tịch đề xuất rằng nghi lễ đón tiếp vị Đại sứ đầu tiên của Liên bang Xô-viết cần được tổ chức trọng thể tại thủ đô Hà Nội sau ngày giải phóng. Ý kiến trọng thị sáng suốt đó đã được Matxcơva hoan nghênh.
Chuyên gia Việt Nam học Matxcơva, Tiến sỹ Anatoly Sokolov cho biết: "Sứ mệnh đại diện cho đất nước Xô-viết khi ấy được giao phó cho ông Aleksandr Lavrishev, người đã có 42 năm kinh nghiệm công tác ngoại giao tuyệt hảo.
Mùa hè năm 1945, ông từng tham gia hội nghị lịch sử đầu tiên của các nhà lãnh đạo Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh, tổ chức tại thành phố Potsdam của Đức, ngay sau chiến thắng phát xít Đức. Tại Hội nghị Genève về Đông Dương kết liễu ách thống trị thực dân Pháp trong khu vực này, ông Lavrishev là Thư ký trọng trách của phái đoàn Liên Xô".
Ngày 14/10/1954, tức là bốn ngày sau khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội, ông Lavrishev cùng với nhóm đầu tiên các nhân viên Sứ quán khởi hành từ Matxcơva để đến Việt Nam.
Điều ngẫu nhiên thú vị là trong nhóm này có cả thực tập sinh Nikolai Nikulin, người sau này trở thành chuyên gia hàng đầu về văn học Việt Nam.
Con đường của nhóm cán bộ ngoại giao Xô-viết đi qua Bắc Kinh, sau đó đến Hán Khẩu.
Từ đây, chỉ có hai thành viên sứ đoàn bay tới Hà Nội, 'đi tiền trạm' tìm hiểu bối cảnh trong thành phố này. Bởi vì lúc bấy giờ tất cả các phương tiện truyền thông Pháp đều loan tin Hà Nội bị phá hủy hoàn toàn và nạn đói đang hoành hành.
Trở lại Hán Khẩu, 'các trinh sát' ngoại giao báo cáo với Đại sứ rằng thành phố rất yên bình, các cửa hiệu đầy hàng hóa, còn dân chúng trên đường phố đều phục sức tề chỉnh lịch sự.
Tại trạm cửa khẩu biên giới Bằng Tường, các ông Lê Thanh Nghị và Nguyễn Khánh Toàn ra đón đoàn và thông báo rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ đều đã về Hà Nội.
Trên chặng đường 200 km đến thủ đô có đoàn xe hơi 14 chiếc nối đuôi nhau, là quà tặng của Chính phủ Liên Xô dành cho ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cũng vừa vặn vào thời điểm đó được đưa đến Bằng Tường.
Suốt dọc đường, đoàn xe hoành tráng được người dân các địa phương hân hoan chào mừng. Tại một điểm nghỉ chân, trong những món quà mà cư dân mang ra tặng ông Đại sứ không chỉ gồm nhiều trái cây và hoa tươi, mà còn có cả một con rắn khổng lồ với màu sơn rực rỡ.
Phái đoàn ngoại giao Liên Xô đến Hà Nội vào ngày 27/10. Cùng ngày, tại tòa nhà dành cho Đại sứ đã diễn ra cuộc gặp đầu tiên không hình thức, và các nhân viên ngoại giao xô-viết được tiếp kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nói chuyện với các vị khách Xô-viết, Hồ Chủ tịch đã chú ý đến chi tiết là một số cán bộ Liên Xô có thể giao tiếp bằng tiếng Việt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng nếu ở Liên Xô mọi người bắt đầu học tiếng Việt thì đó là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai đất nước có tương lai tươi sáng và thành công.
Bởi nếu càng có nhiều thanh niên ở hai nước quan tâm tìm hiểu ngôn ngữ của nước bạn thì sẽ mở rộng và củng cố sâu sắc sự hiểu biết giữa các dân tộc.
Trong cuộc gặp này đã quyết định rằng Đại sứ Lavrishev sẽ trình quốc thư lên Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 1/11 (nhưng thực tế là 4/11)
Ngay sau đó, vào ngày 7/11 kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, ông Đại sứ Liên Xô tổ chức cuộc tiếp tân trọng thể mà thượng khách là Chủ tịch Hồ Chí Minh, các ông Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, và những tướng lĩnh của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên tại thành phố Hà Nội giải phóng có tiệc chiêu đãi ngoại giao do tòa đại sứ nước ngoài tại Việt Nam tổ chức.
***
Những nhà Việt Nam học người Nga trong bài em đều quen biết sơ sơ, nhưng đặc biệt Anatoly Socolov, trạc tuổi em thì thân hơn. Em và Socolov trao đổi với nhau về cuốn "Việt Nam và Quốc tế Cộng-sản" (em nhớ mang máng thế) xuất bản bằng tiếng Nga. Cuốn này được một người Việt Nam dịch sang tiếng Việt nhưng quên xin phép tác giả. Qua họ em cũng biết thêm nhiều tình tiết thú vị (tê nhị thì đúng hơn)
Em dùng máy ảnh số chụp Anatoly Socolov sau khi dùng cơm với vợ chồng em tại căn hộ em thuê ở Moscow năm 2001, lúc đó máy ảnh số còn rất hiếm
Chỉnh sửa cuối: