- Biển số
- OF-447581
- Ngày cấp bằng
- 23/8/16
- Số km
- 207
- Động cơ
- 210,983 Mã lực
- Tuổi
- 36
Sáng nay dậy sớm, đang ngồi nhàn tản ăn bát phở thì bỗng nhiên thấy mùi bồ kết cháy dậy mùi thơm khen khét. Ngẩng lên thấy cô chủ quán đang lúi húi đốt cái gì đó trong cái xô sắt trước cửa. Hỏi thì cổ bảo cuối năm rồi đốt xông nhà cho nó thông thoáng em ơi, mai ông Công ông Táo rồi còn gì. Thế là cứ hít lấy hít để cài mùi khét đó rất chi là thích thú, như kiểu con nghiện lâu năm…
Chỉ một lý do duy nhất giải thích cho hành động này là: lúc nào ngửi thấy mùi bồ kết cháy hay mùi của nồi nước mùi già là lại nhớ đến bà ngoại ghê gớm. Hồi xưa còn nhỏ phải ở với ngoại để cha mẹ đi làm ăn xa, suốt ngày quanh quẩn với ngoại. Trong vườn bao nhiêu trái cây chín thế nào trái đầu tiên ngoại cũng hái vào để dành cho cháu ăn, rồi tới cuối tháng 10 thế nào ngoại cũng gieo luống mùi. Ngoại bảo trồng để ăn, ăn nhiêu rồi còn để ngày 30 tết nấu nồi nước tắm cho cả nhà rửa bụi cả năm. Giờ ngoại mất cũng đã bao năm rồi mà lúc nào ngửi thấy mùi mùi già lại nhớ bà da diết. Nhớ mái tóc bạc phơ của ngoại bay bay trong nắng như bà tiên mỗi khi ngoại ngồi chải tóc trên chiếc chõng tre bên thềm nhà. Nhớ nụ cười móm mém của ngoại mỗi khi nhai trầu, nhớ những đêm sốt cao nằm mơ màng bên vòng tay ngoại, được ngoại vuốt ve, an ủi…Lớn phải đi tỉnh học xa ngoại, cứ tết về thế nào ngoại cũng nấu cho nồi nước mùi để tắm, nấu cho nồi nước bồ kết để gội đầu. Ngoại thương cháu lắm, thương cháu còn hơn cả cha mẹ thương con. Mỗi lần đi ngang đâu đó thấy mùi mùi già, mắt em lại cay cay. Chả biết vì mùi khói, hay vì nhớ ngoại, hay vì cả hai…
Cái gì đã khắc sâu trong tiềm thức thì sẽ không bao giờ phai nhạt được! Lúc nào nó cũng âm ỉ, lẩn khuất rồi bám chặt vào tâm khảm một cách vô thức. Và mùi lá mùi già luôn mang em về những giây phút quí giá ngày xưa, khi mà cả ngày được ngoại dắt đi chơi khắp xóm, được ngoại vỗ về mỗi giấc ngủ trẻ thơ.
Chẳng bao giờ có gì, chẳng có cách nào xóa nhòa được cảm giác mất đi người bà đã chăm sóc, ở bên mình suốt thời thơ bé. Mà đến giờ nghĩ lại vẫn thấy tim nhói đau. Tết sắp đến rồi, tết này khéo con không về nấu được nồi nước mùi để tắm, không thắp cho ngoại được nén hương, ngoại đừng giận con nhé.
Có cụ nào tết này phải xa nhà như em không, tự nhiên gần tết lại thấy buồn quá các cụ ạ.
Chỉ một lý do duy nhất giải thích cho hành động này là: lúc nào ngửi thấy mùi bồ kết cháy hay mùi của nồi nước mùi già là lại nhớ đến bà ngoại ghê gớm. Hồi xưa còn nhỏ phải ở với ngoại để cha mẹ đi làm ăn xa, suốt ngày quanh quẩn với ngoại. Trong vườn bao nhiêu trái cây chín thế nào trái đầu tiên ngoại cũng hái vào để dành cho cháu ăn, rồi tới cuối tháng 10 thế nào ngoại cũng gieo luống mùi. Ngoại bảo trồng để ăn, ăn nhiêu rồi còn để ngày 30 tết nấu nồi nước tắm cho cả nhà rửa bụi cả năm. Giờ ngoại mất cũng đã bao năm rồi mà lúc nào ngửi thấy mùi mùi già lại nhớ bà da diết. Nhớ mái tóc bạc phơ của ngoại bay bay trong nắng như bà tiên mỗi khi ngoại ngồi chải tóc trên chiếc chõng tre bên thềm nhà. Nhớ nụ cười móm mém của ngoại mỗi khi nhai trầu, nhớ những đêm sốt cao nằm mơ màng bên vòng tay ngoại, được ngoại vuốt ve, an ủi…Lớn phải đi tỉnh học xa ngoại, cứ tết về thế nào ngoại cũng nấu cho nồi nước mùi để tắm, nấu cho nồi nước bồ kết để gội đầu. Ngoại thương cháu lắm, thương cháu còn hơn cả cha mẹ thương con. Mỗi lần đi ngang đâu đó thấy mùi mùi già, mắt em lại cay cay. Chả biết vì mùi khói, hay vì nhớ ngoại, hay vì cả hai…
Cái gì đã khắc sâu trong tiềm thức thì sẽ không bao giờ phai nhạt được! Lúc nào nó cũng âm ỉ, lẩn khuất rồi bám chặt vào tâm khảm một cách vô thức. Và mùi lá mùi già luôn mang em về những giây phút quí giá ngày xưa, khi mà cả ngày được ngoại dắt đi chơi khắp xóm, được ngoại vỗ về mỗi giấc ngủ trẻ thơ.
Chẳng bao giờ có gì, chẳng có cách nào xóa nhòa được cảm giác mất đi người bà đã chăm sóc, ở bên mình suốt thời thơ bé. Mà đến giờ nghĩ lại vẫn thấy tim nhói đau. Tết sắp đến rồi, tết này khéo con không về nấu được nồi nước mùi để tắm, không thắp cho ngoại được nén hương, ngoại đừng giận con nhé.
Có cụ nào tết này phải xa nhà như em không, tự nhiên gần tết lại thấy buồn quá các cụ ạ.