[Funland] Mục tiêu của bằng cấp và học vị

Kulakulu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547170
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
215
Động cơ
160,690 Mã lực
Ơ Đuỵt em thấy nhiều cụ có vẻ định kiến với tại chức nhỉ
Nhiều cụ có vẻ tự hào về cái sự chính quy của mình quá mà quên mất tri thức nó bao gồm và rộng hơn kiến thức rất nhiều. Ngoài ra khi đi làm nó còn phụ thuộc rất nhiều vào tư duy và nhận định công việc còn cả thái độ làm việc nữa ấy chứ
Em một năm tiếp nhận hướng dẫn 2 đợt sinh viên thực tập cuối khóa có cả chính quy & tại chức nên em biết
Trừ cái bọn học để giữ ghế và tính trèo cao luồn sâu thì em không nói nhưng những người đi học tại chức đễ hoàn thiện mình hoặc đễ khẳng định mình thì mấy cụ chính quy nghĩ hơn họ được thì chủ quan lắm
Đi học là một quá trình dài mệt mỏi, tốn kém và căng thẳng. Em là em rất phục các cụ ngày đi làm, tối đến lại phóng xe đi học lớp tại chức/văn bằng 2/cao học buổi tối. Về đến nhà phải 10-11h cụ nhỉ, chả hiểu ăn cơm còn thấy ngon?
 

QueViet

Xe điện
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
2,176
Động cơ
575,924 Mã lực
Ở Vn thì thằng giỏi nhất thường ở nhóm đầu tiên hoặc thứ 2. Nhóm cuối cùng và áp chót là nhóm ngu nhất. Bằng chứng là chế tạo ra máy móc gây ồn ào xã hội toàn ở nhóm 1 và 2. Những nhóm cuối toàn thấy đánh võng chữ nghĩa.
He he.... chỗ tô đậm là của mấy chú truyền thông muốn.... nổ lựu đạn với xã hội thì cụ chủ lấy ra làm bằng chứng cho lập luận vơ đũa cả nắm .....có phần tự sướng và có phần xấc ... :D của mình
 
Chỉnh sửa cuối:

conan77

Xe đạp
Biển số
OF-5172
Ngày cấp bằng
6/6/07
Số km
39
Động cơ
545,132 Mã lực
Bác định ngâm cứu hệ thống giáo dục đấy phỏng. Làm quả tiến sỹ quản lý giáo dục thì cụ thông ngay mà
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,443
Động cơ
330,294 Mã lực
Chào các cụ, liên quan đến việc đào tạo và dạy dỗ cho các cháu sau này, cũng có nhiều chủ đề rồi như chọn trường, chọn lớp chọn thầy cô và học ngoại ngữ này nọ. Em mở ra chủ đề này để bàn về bằng cấp, học vị học hàm để xem cụ thể chúng ta hướng cho các cháu học đến đâu là vừa phải. Tất nhiên là còn tuỳ vào khả năng của mỗi cháu. Thật sự em cũng không rành về mấy cái này lắm nên các cụ nào đã có học hàm học vị hoặc đang làm nghiên cứu sinh thì bổ sung giùm em.

Trình độ phổ thông:
1. Tốt nghiệp cấp 1: Biết đọc biết viết, viết văn làm thơ cộng trừ nhân chia. Trình độ của cấp 1 đủ cho một người lao động chân tay hoặc bán hàng trong xã hội hiện đại.
2. Tốt nghiệp cấp 2: Biết phân tích thơ ca nhạc hoạ, cảm nhận cái đẹp trìu tượng, hình dung được các quốc gia và biết cơ bản lịch sử thế giới, nói được 1 ngoại ngữ. Trình độ của cấp 2 đủ cho một người làm nghề dịch vụ như hướng dẫn viên du lịch, lái xe...
3. Tốt nghiệp cấp 3: Biết đánh giá, bình luận, bảo vệ một chủ đề, hiểu được cơ bản về các môn khoa học tự nhiên, hiểu sâu về lịch sử và địa lý Việt Nam, nói và viết tương đối thành thạo 1 ngoại ngữ, nói được ngoại ngữ thứ 2. Trình độ cấp 3 đủ cho một người làm việc văn phòng như thư ký, thủ thư, nhân viên bưu điện...
4. Trung học chuyên nghiệp: Tương đương cấp 3 nhưng chuyên sâu về nghề kỹ thuật, may mặc, chăn nuôi trồng trọt...

Trình độ Cao đẳng, Đại học:
5. Cao đẳng: Biết thành thạo một nghề như kế toán, IT, khoa học máy tính, điện tử viễn thông, y tá... Trình độ cao đẳng đủ cho một người đi làm và thành công với nghề mình theo đuổi.
6. Đại học: Biết đủ kiến thức nền tảng phục vụ nghiên cứu nói chung như Toán cao cấp, xstk, chlt, ppt... Nghiên cứu sâu một chuyên ngành liên quan như cntt, kiến trúc, xây dựng, hoá sinh,... Trình độ đại học đủ cho một người làm chủ hoàn toàn nghề mình theo đuổi và hướng tới học cao hơn.

Trình độ trên Đại học:
7. Cao học: Biết cách thức và kinh nghiệm nghiên cứu, làm việc theo nhóm, nghiên cứu sâu về một phần của đề tài nghiên cứu do Tiến sĩ đứng đầu đưa ra. Trình độ cao học đủ cho một người làm chủ nghề của mình và biết các phương án kết hợp với các ngành nghề khác phục vụ một công việc lớn hơn.
8. Tiến sĩ (Ph.D, Doktor - Đức): Biết chủ trì một đề tài nghiên cứu do Giáo sư đứng đầu đưa ra. Trình độ tiến sĩ đủ cho một người biết phát triển các ý tưởng, sáng tạo và xây dựng quy trình cho việc nghiên cứu.
9. Tiến sĩ khoa học (Postdoctoral, Doktor habil - Đức): Là tiến sĩ nhưng đã thành công với một đề tài nghiên cứu nào đó, tiếp tục theo đuổi lĩnh vực mình đã nghiên cứu trong quá trình làm Ph.D. Thông thường để đạt được học vị Postdoc, một Ph.D sẽ mất thời gian tập trung nghiên cứu khoảng 2-3 năm hoặc Đức - 10 năm. Đây được coi là bằng cấp trên tiến sĩ. Và là bằng cấp hệ hàn lâm cao nhất hiện nay.

Dài quá, có gì các cụ sửa sai và bổ sung giùm em. Cảm tạ các cụ.
Em chỉ dám góp nhời ví cụ vài điểm này:
1/ Học đến đâu - hãy để tùy năng lực của các cháu. Tuyệt đối đừng bao giờ lấy bằng cấp làm mục tiêu.
2/ Hãy làm khác đi so với cái XH hiện tại, bởi tri thức là thứ đích thực quý giá nhất mà cha mẹ có thể dành cho các con qua việc định hướng. Cả XH này học vì cái bằng (và kết quả là có cái bằng nhưng ko có tri thức), vậy cụ hãy nói với con học vì tri thức. Nhưng có lẽ trước hết cụ phải tự...học lại điều này- vì em cũng phải làm như vậy.
3/ Với cái cấp 1-2-3 như trên: cụ mà nêu ra như thế vừa lẫn lộn vừa phi thực tế. Ví dụ ở cấp 1: cụ bẩu bán được hàng trong XH hiện đại. Cụ hãy so sánh Singapore và VN. SGP ko SX ra cái gì mấy mà chủ yếu là cái cửa hàng dịch vụ, làm dịch vụ hàng hải...nhưng vì sao thế giới đến đó mua, còn ta dân số gấp nó gần 20 lần mà cứ hễ mở cái siêu thị nào ra là èo uột cái đó trong khi dân ta nhặt đc đồng nào sang đó mua đồ cả? ý em so cùng những mặt hàng. Cái đó cần đến kỹ năng tâm lý, nghệ thuật ứng xử...mà lên ĐH chưa chắc đã làm được.
Cái cấp 2: trời ơi, cảm nhận được cái đẹp trừu tượng á cụ? cụ có tin là nếu đưa bức họa Picasso (che tên đi) ra cho dân Việt, có thể cho 1000 SV đại học thì có bao nhiêu sẽ giữ và bn sẽ ném sọt rác ko? Phát miễn phí ngẫu nhiên 1000 vé nghe nhạc thính phòng thì bn sẽ đi ko?
Cấp 3: cụ có tin là chưa nói đến ngoại ngữ thứ nhất thứ hai, mà ngay tiếng Việt thôi, kiếm được một cụ nói tròn vành rõ chữ, viết một trang ko sai ngữ pháp, câu từ...là ko đơn giản ko? Vì TV vớ vẩn nên học NN mới khó đấy cụ ạ.
Nói thế để thấy là trong một nền GD/VH kém phát triển, giá trị lệch lạc thì cực kỳ khó khăn.
Em khuyến nghị cụ về đọc tác phẩm Lều chõng, em mới đọc xong vì rảnh. Mới thấy thêm một bằng chứng vì sao...căn bệnh bằng cấp, chức vụ nó tha hóa con người cả bao thế hệ, đến hnay vẫn vậy.
Nhà em ví dụ trong Tp đó chỉ trích 4 câu trong Thần đồng thi:
Thiên tử trọng hiền hào
Văn chương giáo nhĩ tào,
Vạn ban giai hạ phẩm
Duy hữu độc thư cao.
Ngắn gọn rằng vua quý những kẻ hiền hào, văn chương dạy chúng ta rằng mọi nghề là mạt hạng mà chỉ có đọc sách là cao quý. Thế nên đến hnay dù học ĐH xong là thất nghiệp vẫn cao quý hơn là đi học nghề. Thế nên, kiếm được một chỗ sửa xe mà mình thấy vừa ý là gần như ko thể...Khổ thế đấy...một tỉ ví dụ khác mà cụ có thể tìm được, đầy.
 

huusang

Xe buýt
Biển số
OF-98863
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
908
Động cơ
406,042 Mã lực
Em bên kỹ thuật, già nửa đời rồi mới đi học cao học quản trị KD, trong lớp có lẽ khoảng trên 95% là học lấy tấm thẻ bằng chứ ko cần kiến thức, vì em thấy chúng nó chả học, đi học thì thuê người, trốn đủ số tiết đc nghỉ, thi cử phong bì, ...bản thân em thấy học được nhiều kiến thức mới, mở mang được đầu óc, có những cái ko học thì ko làm được hoặc có làm thì hiệu quả ko cao.
 

cổ cồn xanh

Xe điện
Biển số
OF-391301
Ngày cấp bằng
9/11/15
Số km
2,231
Động cơ
253,302 Mã lực
Dưới đây là nghề kỹ sư theo chuẩn của Tây nó định nghĩa:



Còn dĩ nhiên ở VN mình ít người kỹ sư ra có khả năng làm được theo định nghĩa trên. Mà đa phần kỹ sư làm theo dạng công nhân hoặc quản lý công nhân, hiểu nguyên lý máy móc tham gia sửa chữa, điều khiển, vận hành, monitor,...v.v... đại loại là các việc của công nhân lành nghề thôi.

Ông nào làm "design, building machine" mới đích thực là kỹ sư. Và lúc này thì tích phân đạo hàm tít mù nhé, tích phân 3 lớp nhé :))

Nhưng thôi, do bằng ghi là kỹ sư nên hầu hết các sinh viên ra trường rồi cả đời chả bao giờ "design a machine" thì vẫn được gọi là kỹ sư :))
Xin lỗi cụ, thằng technical service nó có đì sai đâu vẫn được gọi là kĩ sư đó.
 

Thắng Trịnh Đức

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-368280
Ngày cấp bằng
27/5/15
Số km
1,256
Động cơ
261,236 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
s.net.vn
Chào các cụ, liên quan đến việc đào tạo và dạy dỗ cho các cháu sau này, cũng có nhiều chủ đề rồi như chọn trường, chọn lớp chọn thầy cô và học ngoại ngữ này nọ. Em mở ra chủ đề này để bàn về bằng cấp, học vị học hàm để xem cụ thể chúng ta hướng cho các cháu học đến đâu là vừa phải. Tất nhiên là còn tuỳ vào khả năng của mỗi cháu. Thật sự em cũng không rành về mấy cái này lắm nên các cụ nào đã có học hàm học vị hoặc đang làm nghiên cứu sinh thì bổ sung giùm em.

Trình độ phổ thông:
1. Tốt nghiệp cấp 1: Biết đọc biết viết, viết văn làm thơ cộng trừ nhân chia. Trình độ của cấp 1 đủ cho một người lao động chân tay hoặc bán hàng trong xã hội hiện đại.
2. Tốt nghiệp cấp 2: Biết phân tích thơ ca nhạc hoạ, cảm nhận cái đẹp trìu tượng, hình dung được các quốc gia và biết cơ bản lịch sử thế giới, nói được 1 ngoại ngữ. Trình độ của cấp 2 đủ cho một người làm nghề dịch vụ như hướng dẫn viên du lịch, lái xe...
3. Tốt nghiệp cấp 3: Biết đánh giá, bình luận, bảo vệ một chủ đề, hiểu được cơ bản về các môn khoa học tự nhiên, hiểu sâu về lịch sử và địa lý Việt Nam, nói và viết tương đối thành thạo 1 ngoại ngữ, nói được ngoại ngữ thứ 2. Trình độ cấp 3 đủ cho một người làm việc văn phòng như thư ký, thủ thư, nhân viên bưu điện...
4. Trung học chuyên nghiệp: Tương đương cấp 3 nhưng chuyên sâu về nghề kỹ thuật, may mặc, chăn nuôi trồng trọt...

Trình độ Cao đẳng, Đại học:
5. Cao đẳng: Biết thành thạo một nghề như kế toán, IT, khoa học máy tính, điện tử viễn thông, y tá... Trình độ cao đẳng đủ cho một người đi làm và thành công với nghề mình theo đuổi.
6. Đại học: Biết đủ kiến thức nền tảng phục vụ nghiên cứu nói chung như Toán cao cấp, xstk, chlt, ppt... Nghiên cứu sâu một chuyên ngành liên quan như cntt, kiến trúc, xây dựng, hoá sinh,... Trình độ đại học đủ cho một người làm chủ hoàn toàn nghề mình theo đuổi và hướng tới học cao hơn.

Trình độ trên Đại học:
7. Cao học: Biết cách thức và kinh nghiệm nghiên cứu, làm việc theo nhóm, nghiên cứu sâu về một phần của đề tài nghiên cứu do Tiến sĩ đứng đầu đưa ra. Trình độ cao học đủ cho một người làm chủ nghề của mình và biết các phương án kết hợp với các ngành nghề khác phục vụ một công việc lớn hơn.
8. Tiến sĩ (Ph.D, Doktor - Đức): Biết chủ trì một đề tài nghiên cứu do Giáo sư đứng đầu đưa ra. Trình độ tiến sĩ đủ cho một người biết phát triển các ý tưởng, sáng tạo và xây dựng quy trình cho việc nghiên cứu.
9. Tiến sĩ khoa học (Postdoctoral, Doktor habil - Đức): Là tiến sĩ nhưng đã thành công với một đề tài nghiên cứu nào đó, tiếp tục theo đuổi lĩnh vực mình đã nghiên cứu trong quá trình làm Ph.D. Thông thường để đạt được học vị Postdoc, một Ph.D sẽ mất thời gian tập trung nghiên cứu khoảng 2-3 năm hoặc Đức - 10 năm. Đây được coi là bằng cấp trên tiến sĩ. Và là bằng cấp hệ hàn lâm cao nhất hiện nay.

Dài quá, có gì các cụ sửa sai và bổ sung giùm em. Cảm tạ các cụ.
Bằng cấp học vị ở VN muỗi thôi cụ ơi he he
Tại em học rốt nên ở VN mang giai cấp vô sản đúng đường lối chính sách đảng nhà nước đưa cả đất nước về vô sản
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top