- Biển số
- OF-547170
- Ngày cấp bằng
- 23/12/17
- Số km
- 215
- Động cơ
- 160,690 Mã lực
Chào các cụ, liên quan đến việc đào tạo và dạy dỗ cho các cháu sau này, cũng có nhiều chủ đề rồi như chọn trường, chọn lớp chọn thầy cô và học ngoại ngữ này nọ. Em mở ra chủ đề này để bàn về bằng cấp, học vị học hàm để xem cụ thể chúng ta hướng cho các cháu học đến đâu là vừa phải. Tất nhiên là còn tuỳ vào khả năng của mỗi cháu. Thật sự em cũng không rành về mấy cái này lắm nên các cụ nào đã có học hàm học vị hoặc đang làm nghiên cứu sinh thì bổ sung giùm em.
Trình độ phổ thông:
1. Tốt nghiệp cấp 1: Biết đọc biết viết, viết văn làm thơ cộng trừ nhân chia. Trình độ của cấp 1 đủ cho một người lao động chân tay hoặc bán hàng trong xã hội hiện đại.
2. Tốt nghiệp cấp 2: Biết phân tích thơ ca nhạc hoạ, cảm nhận cái đẹp trìu tượng, hình dung được các quốc gia và biết cơ bản lịch sử thế giới, nói được 1 ngoại ngữ. Trình độ của cấp 2 đủ cho một người làm nghề dịch vụ như hướng dẫn viên du lịch, lái xe...
3. Tốt nghiệp cấp 3: Biết đánh giá, bình luận, bảo vệ một chủ đề, hiểu được cơ bản về các môn khoa học tự nhiên, hiểu sâu về lịch sử và địa lý Việt Nam, nói và viết tương đối thành thạo 1 ngoại ngữ, nói được ngoại ngữ thứ 2. Trình độ cấp 3 đủ cho một người làm việc văn phòng như thư ký, thủ thư, nhân viên bưu điện...
4. Trung học chuyên nghiệp: Tương đương cấp 3 nhưng chuyên sâu về nghề kỹ thuật, may mặc, chăn nuôi trồng trọt...
Trình độ Cao đẳng, Đại học:
5. Cao đẳng: Biết thành thạo một nghề như kế toán, IT, khoa học máy tính, điện tử viễn thông, y tá... Trình độ cao đẳng đủ cho một người đi làm và thành công với nghề mình theo đuổi.
6. Đại học: Biết đủ kiến thức nền tảng phục vụ nghiên cứu nói chung như Toán cao cấp, xstk, chlt, ppt... Nghiên cứu sâu một chuyên ngành liên quan như cntt, kiến trúc, xây dựng, hoá sinh,... Trình độ đại học đủ cho một người làm chủ hoàn toàn nghề mình theo đuổi và hướng tới học cao hơn.
Trình độ trên Đại học:
7. Cao học: Biết cách thức và kinh nghiệm nghiên cứu, làm việc theo nhóm, nghiên cứu sâu về một phần của đề tài nghiên cứu do Tiến sĩ đứng đầu đưa ra. Trình độ cao học đủ cho một người làm chủ nghề của mình và biết các phương án kết hợp với các ngành nghề khác phục vụ một công việc lớn hơn.
8. Tiến sĩ (Ph.D, Doktor - Đức): Biết chủ trì một đề tài nghiên cứu do Giáo sư đứng đầu đưa ra. Trình độ tiến sĩ đủ cho một người biết phát triển các ý tưởng, sáng tạo và xây dựng quy trình cho việc nghiên cứu.
9. Tiến sĩ khoa học (Postdoctoral, Doktor habil - Đức): Là tiến sĩ nhưng đã thành công với một đề tài nghiên cứu nào đó, tiếp tục theo đuổi lĩnh vực mình đã nghiên cứu trong quá trình làm Ph.D. Thông thường để đạt được học vị Postdoc, một Ph.D sẽ mất thời gian tập trung nghiên cứu khoảng 2-3 năm hoặc Đức - 10 năm. Đây được coi là bằng cấp trên tiến sĩ. Và là bằng cấp hệ hàn lâm cao nhất hiện nay.
Dài quá, có gì các cụ sửa sai và bổ sung giùm em. Cảm tạ các cụ.
Trình độ phổ thông:
1. Tốt nghiệp cấp 1: Biết đọc biết viết, viết văn làm thơ cộng trừ nhân chia. Trình độ của cấp 1 đủ cho một người lao động chân tay hoặc bán hàng trong xã hội hiện đại.
2. Tốt nghiệp cấp 2: Biết phân tích thơ ca nhạc hoạ, cảm nhận cái đẹp trìu tượng, hình dung được các quốc gia và biết cơ bản lịch sử thế giới, nói được 1 ngoại ngữ. Trình độ của cấp 2 đủ cho một người làm nghề dịch vụ như hướng dẫn viên du lịch, lái xe...
3. Tốt nghiệp cấp 3: Biết đánh giá, bình luận, bảo vệ một chủ đề, hiểu được cơ bản về các môn khoa học tự nhiên, hiểu sâu về lịch sử và địa lý Việt Nam, nói và viết tương đối thành thạo 1 ngoại ngữ, nói được ngoại ngữ thứ 2. Trình độ cấp 3 đủ cho một người làm việc văn phòng như thư ký, thủ thư, nhân viên bưu điện...
4. Trung học chuyên nghiệp: Tương đương cấp 3 nhưng chuyên sâu về nghề kỹ thuật, may mặc, chăn nuôi trồng trọt...
Trình độ Cao đẳng, Đại học:
5. Cao đẳng: Biết thành thạo một nghề như kế toán, IT, khoa học máy tính, điện tử viễn thông, y tá... Trình độ cao đẳng đủ cho một người đi làm và thành công với nghề mình theo đuổi.
6. Đại học: Biết đủ kiến thức nền tảng phục vụ nghiên cứu nói chung như Toán cao cấp, xstk, chlt, ppt... Nghiên cứu sâu một chuyên ngành liên quan như cntt, kiến trúc, xây dựng, hoá sinh,... Trình độ đại học đủ cho một người làm chủ hoàn toàn nghề mình theo đuổi và hướng tới học cao hơn.
Trình độ trên Đại học:
7. Cao học: Biết cách thức và kinh nghiệm nghiên cứu, làm việc theo nhóm, nghiên cứu sâu về một phần của đề tài nghiên cứu do Tiến sĩ đứng đầu đưa ra. Trình độ cao học đủ cho một người làm chủ nghề của mình và biết các phương án kết hợp với các ngành nghề khác phục vụ một công việc lớn hơn.
8. Tiến sĩ (Ph.D, Doktor - Đức): Biết chủ trì một đề tài nghiên cứu do Giáo sư đứng đầu đưa ra. Trình độ tiến sĩ đủ cho một người biết phát triển các ý tưởng, sáng tạo và xây dựng quy trình cho việc nghiên cứu.
9. Tiến sĩ khoa học (Postdoctoral, Doktor habil - Đức): Là tiến sĩ nhưng đã thành công với một đề tài nghiên cứu nào đó, tiếp tục theo đuổi lĩnh vực mình đã nghiên cứu trong quá trình làm Ph.D. Thông thường để đạt được học vị Postdoc, một Ph.D sẽ mất thời gian tập trung nghiên cứu khoảng 2-3 năm hoặc Đức - 10 năm. Đây được coi là bằng cấp trên tiến sĩ. Và là bằng cấp hệ hàn lâm cao nhất hiện nay.
Dài quá, có gì các cụ sửa sai và bổ sung giùm em. Cảm tạ các cụ.
Chỉnh sửa cuối: