- Biển số
- OF-123617
- Ngày cấp bằng
- 9/12/11
- Số km
- 284
- Động cơ
- 382,580 Mã lực
Ở Mỹ, với thu nhập bình quân trên 47.000 USD/năm thì dân phải đóng phí lưu hành khoảng 150 USD/năm, tương đương 0,21 - 0,32% GDP. Theo tỷ lệ này thì ở Việt Nam chỉ phải đóng 57.000 - 87.000 VNĐ/năm/đầu xe.
Tôi đồng ý thu phí ôtô đi vào trung tâm thành phố (chỉ thu những thành phố có ùn tắc) giờ cao điểm, còn mức phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ được dự kiến thu theo đầu xe ở mức cao ngất ngưởng, cao nhất 50 triệu đồng/năm, thấp nhất 20 triệu đồng/năm đối với ôtô.
Đối với môtô tại các TP Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng, cao nhất 1 triệu đồng/năm và thấp nhất là 500.000 đồng/năm trong khi các phương tiện đã phải đóng nhiều loại phí như: phí trước bạ, phí môi trường, phí bảo trì đường bộ… là không hợp lý.
Tôi và rất nhiều người hoàn toàn không nhất trí với đề xuất thu phí lưu hành trên đầu xe vì như vậy là không công bằng do đánh đồng xe đi nhiều, đi ít hay thậm chí không đi cũng đều nộp như nhau?!
Ngoài ra mức thu phí cũng phải nghiên cứu cho hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân. Mức phí như đề xuất của Bộ GTVT là quá cao so với khả năng thực tế của người dân và không hiểu xuất phát từ cơ sở nào?
Ví dụ như ở Mỹ với thu nhập bình quân theo đầu người (GDP) trên 47.000 USD/năm với cơ sở hạ tầng giao thông cực tốt, người ta cũng chỉ thu phí lưu hành từ 100 - 150USD/năm cho mỗi đầu xe, tức là khoảng 2.000.000VNĐ -3.000.000 VNĐ, chiếm 0,21% - 0,32% GDP/đầu người hàng năm.
Theo tỷ lệ này thì mức thu phí lưu hành hàng năm/đầu xe nếu ở Việt Nam (có GDP/người là 1300 USD) là từ 57.000 - 87.000VNĐ/năm. Còn các nước khác như Singapore, Indonesia, Thụy Điển, Anh….người ta chỉ thu một loại phí giao thông đường bộ, tức là xe nào lưu hành thì thu (qua trạm thu phí tự động), còn xe không lưu hành thì không thu, như thế là công bằng.
Còn ở Việt Nam, Bộ GTVT lại đề xuất thu cùng lúc 2 loại phí là không có cơ sở và không công bằng, chưa kể mức phí đề xuất lại cao ngất ngưởng không phù hợp với thu nhập của người dân.
Theo tôi, không nên lợi dụng nhu cầu bất khả kháng đó của người dân để ra các quyết định thu phí có tính chất ép buộc người dân phải chấp nhận.
Có thể thấy 3 hậu quả nếu đề xuất thu phí lưu hành của bộ GTVT được chấp nhận:
- Giảm sút niềm tin của nhân dân
- Mất ổn định về kinh tế, mất trật tự xã hội, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng cao không thể kiểm soát, đời sống nhân dân đi xuống
- Nền công nghiệp ô tô non trẻ của nước ta sẽ đình trệ sản xuất. Một loạt các doanh nghiệp sẽ phá sản. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dần rút vốn khỏi thị trường Việt Nam.
Tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và có trách nhiệm.
Nguồn VnExpress.net
Tôi đồng ý thu phí ôtô đi vào trung tâm thành phố (chỉ thu những thành phố có ùn tắc) giờ cao điểm, còn mức phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ được dự kiến thu theo đầu xe ở mức cao ngất ngưởng, cao nhất 50 triệu đồng/năm, thấp nhất 20 triệu đồng/năm đối với ôtô.
Đối với môtô tại các TP Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng, cao nhất 1 triệu đồng/năm và thấp nhất là 500.000 đồng/năm trong khi các phương tiện đã phải đóng nhiều loại phí như: phí trước bạ, phí môi trường, phí bảo trì đường bộ… là không hợp lý.
Tôi và rất nhiều người hoàn toàn không nhất trí với đề xuất thu phí lưu hành trên đầu xe vì như vậy là không công bằng do đánh đồng xe đi nhiều, đi ít hay thậm chí không đi cũng đều nộp như nhau?!
Ngoài ra mức thu phí cũng phải nghiên cứu cho hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân. Mức phí như đề xuất của Bộ GTVT là quá cao so với khả năng thực tế của người dân và không hiểu xuất phát từ cơ sở nào?
Ví dụ như ở Mỹ với thu nhập bình quân theo đầu người (GDP) trên 47.000 USD/năm với cơ sở hạ tầng giao thông cực tốt, người ta cũng chỉ thu phí lưu hành từ 100 - 150USD/năm cho mỗi đầu xe, tức là khoảng 2.000.000VNĐ -3.000.000 VNĐ, chiếm 0,21% - 0,32% GDP/đầu người hàng năm.
Theo tỷ lệ này thì mức thu phí lưu hành hàng năm/đầu xe nếu ở Việt Nam (có GDP/người là 1300 USD) là từ 57.000 - 87.000VNĐ/năm. Còn các nước khác như Singapore, Indonesia, Thụy Điển, Anh….người ta chỉ thu một loại phí giao thông đường bộ, tức là xe nào lưu hành thì thu (qua trạm thu phí tự động), còn xe không lưu hành thì không thu, như thế là công bằng.
Còn ở Việt Nam, Bộ GTVT lại đề xuất thu cùng lúc 2 loại phí là không có cơ sở và không công bằng, chưa kể mức phí đề xuất lại cao ngất ngưởng không phù hợp với thu nhập của người dân.
Theo tôi, không nên lợi dụng nhu cầu bất khả kháng đó của người dân để ra các quyết định thu phí có tính chất ép buộc người dân phải chấp nhận.
Có thể thấy 3 hậu quả nếu đề xuất thu phí lưu hành của bộ GTVT được chấp nhận:
- Giảm sút niềm tin của nhân dân
- Mất ổn định về kinh tế, mất trật tự xã hội, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng cao không thể kiểm soát, đời sống nhân dân đi xuống
- Nền công nghiệp ô tô non trẻ của nước ta sẽ đình trệ sản xuất. Một loạt các doanh nghiệp sẽ phá sản. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dần rút vốn khỏi thị trường Việt Nam.
Tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và có trách nhiệm.
Nguồn VnExpress.net