Thông tin hữu ích
Vâng. Chưa làm thì nghĩ thủ tục lằng nhằng, nhưng làm rồi thì thấy cũng đơn giản.Chúc mừng bác, nhân chứng sống đây rồi
Quá tốt và đơn giản.Công ty bảo hiểm xe toàn tư nhân thôi à, đơn giản lắm Thủ tục thì lúc tai nạn, chụp hình hiện trường ==> Gọi bảo hiểm
==> Bảo hiểm cử người đến chụp hình HOẶC SẼ NHẬN HÌNH BẠN CHỤP QUA ZALO
==> Đến bảo hiểm làm tờ đề nghị bồi thường (yêu cầu là chủ xe làm)
==> Rồi xong, họ đền bù.
Hết.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bắt buộc, ngay tại cái xứ sở đẻ ra Bảo hiểm đấy bác.Lẽ ra loại BH này phải là tự nguyện tham gia, đằng này nhà nước cho vào luật đâm ra lại thu được thêm tiền phạt vào ngân sách
Em cũng sợ bọn bán bh ngoài đường, sợ lừa đảo.K bít loại bh nó bán ngoài lề đường thì sao nhỉ? Mình chỉ mua của piv thui
BH TNDS nó có hạn mức tối đa, nếu mức thiệt hại vượt quá mức đó thì người gây tai nạn phải chịu phần còn lại. Ví dụ:Giờ mới hiểu tác dụng này. Như vậy ae chạy xe lỡ đâm quệt vào mẹc hay bmw thì cứ gọi bảo hiểm đến làm việc với chủ xe để bảo hiểm đền bù hả? Có bác nào đã từng thành công chưa? các bước thực hiện ntn? có phức tạp ko?
Mua cái BHTNDS này để đền cho người cụ đâm phải chứ không có đồng nào cho cụ cả. Cụ muốn có bồi thường thì phải mua BH vật chất.năm nào cũng mua, chả bao giờ lấy lại dc đồng bạc nào
Em lưu lại. Cảm ơn cụ!Hôm nay tôi có xem một video được chia sẻ trên trang cá nhân của một người bạn về câu chuyện người nhà của anh không may gây tai nạn cho một người đi xe máy khác dẫn đến bị chấn thương sọ não, sống thực vật. Khi gia đình làm việc với Công ty bảo hiểm để xác định mức bảo hiểm chi trả cho nạn nhân đã không được giải thích đầy đủ và rất bức xúc vì cho rằng trường hợp gây tai nạn của người nhà anh thuộc trường hợp hưởng mức chi trả bảo hiểm cao nhất đối với người.
Khi không may xảy ra tai nạn trong quá trình tham gia giao thông, thiệt hại cho các bên liên quan là điều khó tránh. Tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe là một trọng những phương án tối ưu để hỗ trợ khắc phục thiệt hại. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của mình, người được bảo hiểm cũng cần hiểu rõ về mức giới hạn bảo hiểm mà các doanh nghiệp bảo hiểm chi trả được.
Hiện tại Nghị định 67/NĐ-CP ban hành quy định khá rõ mức giới hạn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Hiểu rõ về mức giới hạn này, khi yêu cầu bảo hiểm đối với các vụ tai nạn xảy ra, chúng ta sẽ nhận được mức bồi thường trách nhiệm bảo hiểm phù hợp nhất.
Theo đó, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn. Thông thường, mức cao nhất được áp dụng cho những trường hợp trong vụ tai nạn xảy ra tử vong hoặc tổn thương não gây di chứng sống kiểu thực vật. Đối với những trường hợp khác, tuỳ thuộc theo mức độ thương tật được các cơ quan y tế xác nhận, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ dựa vào đó để định mức bồi thường cho người bị nạn.
Đối với thiệt hại về tài sản, tùy theo đối tượng gây thiệt hại sẽ chi trả như sau:
Nếu vụ tai nạn do xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra, giới hạn tối đa là 50 triệu đồng trong một vụ tai nạn.
Nếu tai nạn do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra, giới hạn tối đa là 100 triệu đồng trong một vụ tai nạn.
Đối với hồ sơ bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm và các bên có liên quan để thu thập hồ sơ bồi thường bảo hiểm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ bồi thường bảo hiểm đó. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bao gồm các tài liệu:
- Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe như:
- Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe tính mạng
- Giấy đăng ký xe
- Giấy phép lái xe
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản như:
- Giấy chứng nhận thương tích
- Hồ sơ bệnh án
- Trích lục khai tử hoặc giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân đã chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn.
Biên bản xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
- Hóa đơn , chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra
- Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chỉ ghi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm
- - Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan công an do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách như:
- Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông
- Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông
Tại Sao Trường hợp 1 lại phải sửa tại hãng thế cụ? cụ Thông não giúp e với ạ!BH TNDS nó có hạn mức tối đa, nếu mức thiệt hại vượt quá mức đó thì người gây tai nạn phải chịu phần còn lại. Ví dụ:
Trường hợp 1: Gọi BH đến đền, mức tối đa 100 triệu, thiệt hại khắc phục tại hãng 500 tr, cụ mất 400 triệu.
Trường hợp 2: không gọi BH, cụ thoả thuận được với bên kia để sửa chữa tại ga ra ngoài 300 triệu, cụ mất 300 tr.
Cụ chọn phương án nào?
Mua trên OF luôn đi cụ!K bít loại bh nó bán ngoài lề đường thì sao nhỉ? Mình chỉ mua của piv thui
Cụ cứ giữ hiện trường gọi Hotline Bảo hiểm. Em đảm bảo được ạ! Nhưng là Cty Bh trong Top 5 Cụ nhé: PVI, Bảo Việt, PJCO, PTI.....Giờ mới hiểu tác dụng này. Như vậy ae chạy xe lỡ đâm quệt vào mẹc hay bmw thì cứ gọi bảo hiểm đến làm việc với chủ xe để bảo hiểm đền bù hả? Có bác nào đã từng thành công chưa? các bước thực hiện ntn? có phức tạp ko?
Người bị thiệt hại khi được BH của phía bên kia thì 99% đòi sửa tại hãng cho bảo đảm nhé cụ. Dại gì mà sửa ngoài. Đây không phải bảo hiểm thân vỏ mà theo BH được. BH không có quyền từ chối người ta vào sửa hãng.Tại Sao Trường hợp 1 lại phải sửa tại hãng thế cụ? cụ Thông não giúp e với ạ!
Thế quay lại TH 2: sao không gọi bảo hiểm lại sửa ngoài thế cụ, bên bị tổn thất k có quyền đòi vào hãng ạ?Người bị thiệt hại khi được BH của phía bên kia thì 99% đòi sửa tại hãng cho bảo đảm nhé cụ. Dại gì mà sửa ngoài. Đây không phải bảo hiểm thân vỏ mà theo BH được. BH không có quyền từ chối người ta vào sửa hãng.
Thì khi chỉ thoả thuận với nhau thôi thì dễ hơn, mua lại cả cái xe rồi đền bổ sung bằng tiền cũng tương đương với giải pháp này.Thế quay lại TH 2: sao không gọi bảo hiểm lại sửa ngoài thế cụ, bên bị tổn thất k có quyền đòi vào hãng ạ?
Có em đây cụ ơibài viết thiếu phần mua BH này ở đâu thì uy tín và nếu lỡ mình gây tai nạn thì cần những giấy tờ gì để chứng thực và nhận tiền bảo hiểm ở đâu?
Mua BH TNDS mà không phải dùng đến là TỐT NHẤT ạ!năm nào cũng mua, chả bao giờ lấy lại dc đồng bạc nào