Nhân ngày rảnh rỗi, em copy trên net về cho các cụ ngâm
Việc cố gắng khám phá
mục đích cuộc đời mình có thể gây nản lòng bất kì ai nếu bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Tất cả mọi thứ sẽ bắt đầu khi bạn hiểu biết nhiều hơn về
cuộc sống và biết được bản thân mình là ai. Bạn chính là người có thể bước ra ngoài thế giới và tạo ra sự thay đổi bằng cách tìm kiếm mục đích
cuộc đời và đi trên con đường mà mình đã chọn. Hiện tại, bạn có tất cả mọi thứ bạn cần cho việc khám phá. Trong bài viết này, bạn có thể sẽ khám phá ra được mục đích của mình bằng cách thực hiện nghiêm túc các hành động/bài tập nhỏ. Hãy cứ xem đây như là một khóa học nhỏ bởi vì sau khi bạn đọc và viết xuống xong, bạn sẽ nhận ra được nhiều điều về chính bản thân mình mà cho tới tận bây giờ, bạn mới thực sự coi trọng chúng.
1) Làm những gì khiến bạn là duy nhất
Tính duy nhất ở đây có nghĩa là bạn sẽ không lẫn lộn được với bất kỳ một ai trên thế giới. Hãy tìm ra điểm mạnh, niềm đam mê và giá trị của chính mình. Hãy bước ra khỏi những gì được coi là nguyên tắc, quy củ (tất nhiên là trong phạm vi đạo đức và pháp luật), hãy bước ra khỏi vòng tròn thoải mái và làm theo sự mách bảo của con tim, mở lối đi riêng cho mình. Bạn muốn mỗi khi người khác nhắc đến mình, họ sẽ nhớ tới điều gì?
2) Sử dụng “hướng dẫn” bên trong bạn
Hãy quan sát và cảm nhận những cảm xúc của mình: Bạn cảm thấy thế nào khi bạn đang làm việc đó? (Việc đó có thể là công việc hằng ngày, một nhiệm vụ được giao hoặc là một sở thích riêng của bạn). Khi nào bạn cảm thấy dường như mình quên mất khái niệm thời gian? Lúc đó bạn đang làm việc gì? Hãy luôn mang theo bên mình một cuốn sổ tay hoặc dùng điện thoại để có thể ghi lại tất cả những khoảnh khắc ấy. Bởi vì cảm xúc chính là chìa khóa, là hướng dẫn không thể tuyệt vời hơn để nhận biết những công việc mà bạn yêu thích (hoặc không thích). Hãy làm những việc mà bạn yêu thích nhiều hơn bằng cách ý thức được việc mình cảm thấy như thế nào khi làm một điều gì đó.
3) Khi còn nhỏ, bạn đã ước mơ sẽ làm gì khi lớn lên?
(Trước khi người khác đã đè bẹp ý tưởng này) Hãy dành cho mình chút thời gian yên tĩnh bởi vì bạn sắp sửa đi ngược về cái thời mà trí tưởng tượng của bạn còn đầy ắp sự phong phú và dựng lên nhiều hình ảnh về chính bản thân mình khi làm nên những điều lớn lao và kỳ diệu. Đó có phải là những gì mà bạn đã từng nói với người khác là bạn muốn trở thành hoặc muốn đạt được? Bạn đã từng thích làm điều gì? Bạn đã từng thích đi đâu? Bạn đã từng mong muốn được tạo ra giá trị gì cho thế giới này, cho những người xung quanh?
4) Bạn thực sự thực sự thực sự muốn làm điều gì?
Nếu bạn chưa từng nghiêm túc hỏi bản thân câu hỏi này và trả lời một cách thành thật? Vậy thì hãy làm ngay đi.
5) Hãy tự hỏi chính bản thân mình rằng mình muốn làm gì nếu không có bất kì một giới hạn nào ngăn cản
Nếu tôi nói với bạn rằng không có điều gì là giới hạn cả, tất cả chỉ là những thứ bạn tự tạo ra, mang trên người và để nó ngăn cản bạn tiến về phía trước. Ở bài tập này, bạn cần một tờ giấy, đầu tiên bạn viết mục tiêu của mình ở đầu tờ giấy. Sau đó, bạn chia tờ giấy thành 2 cột bằng nhau. Cột thứ nhất bạn viết ra một danh sách những cách mà bạn SẼ làm để hoàn thành mục tiêu, cột thứ hai là những gì cản trở bạn đạt được mục tiêu. NHƯNG bạn không cần phải viết bất cứ điều gì ở cột thứ hai cả. Bởi vì mỗi giây phút bạn nghĩ đến điều gì đó kìm hãm bạn, chỉ cần la lên “KẾ TIẾP!”. Và viết một cách khác bạn CÓ THỂ làm được để vượt qua sự kìm hãm đó ở bên cột thứ nhất. Và cứ thể tiếp tục.
6) Điều gì mang lại cho bạn những cảm xúc mãnh liệt về giá trị, sự quan trọng và sự thỏa mãn?
Câu hỏi này đã rất rõ ràng nhưng thay vì bảo bạn ghi ra thì tôi chỉ bảo bạn nằm hay ngồi xuống chỗ nào đó thoải mái và hình dung ra một bối cảnh hay một nơi nào đó bạn đã cảm thấy mình có giá trị, quan trọng hoặc được mãn nguyện, được thỏa mãn. Hi vọng điều này sẽ soi sáng cho những gì bạn đang phải làm một cách thường xuyên hơn.
7) Nếu bạn không thể thất bại, điều tuyệt vời nhất mà bạn dám ước mơ là gì?
Nếu ước mơ của bạn tạo ra sự thay đổi lớn cho thế giới này, vì một thế giới tốt đẹp hơn, vậy thì điều gì khiến bạn nghĩ rằng mình không thể. Cố gắng tìm hiểu căn nguyên nỗi sợ của bạn để tìm cách loại bỏ chúng từng chút một. Và tôi cũng muốn nhắc bạn một điều thôi: Khó khăn là có thật, nhưng nỗi sợ là do chính bạn tạo nên.
8) Nếu tiền bạc không còn là vấn đề thì bạn sẽ làm gì?
Hãy tạo một danh sách, kiểu như những điều mà bạn phải làm trước khi chết, và thử xem bạn có thể làm được những điều tuyệt vời gì. Bạn sẽ đi đâu? Bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ sống một cuộc đời như thế nào?…
9) Có niềm tin nào đang kìm hãm bạn không?
Có điều gì bạn thực sự muốn làm nhưng lại có những niềm tin hạn chế nào đó và để nó kìm hãm bạn lại, bởi vì bạn không tin rằng mình đủ giỏi? Niềm tin của bạn nhìn thì có vẻ như là có thật, nhưng thực tế chúng chỉ là những điều bạn đã lựa chọn chấp nhận ngay cả khi chúng không có thật, hoặc thậm chí là do một ai đó đưa cho bạn. Có lẽ bạn nghĩ rằng mình không đủ giỏi. Có lẽ bạn nghĩ rằng mình không có đủ thời gian. Có lẽ bạn nghĩ rằng sẽ không có một ai quan tâm. Có lẽ bạn nghĩ rằng mình sẽ không làm được đâu… Cho dù là điều gì đi chăng nữa thì cũng đã đến lúc bạn nên lùi lại, nhìn từ một góc độ khác và trả lời những câu hỏi sau:
10) Hành động
Lập ra một danh sách 10 mục tiêu bạn muốn đạt được trong vòng ba năm tới, viết ở thì hiện tại. Trong danh sách đó, chọn ra một mục tiêu có ảnh hưởng tích cực nhất đến cuộc sống bạn. Lập một danh sách gồm tất cả những đầu việc bạn sẽ phải làm nhằm đưa bạn tiến tới mục tiêu đó. Và với mỗi đầu việc đó, hãy cho mình những thời hạn để hoàn thành. Hãy ghi và hành động ngay lập tức, ít nhất là một điều.