Trong sự kiện Liên Xô can thiệp Tiệp Khắc tháng 8-1968, tỷ lệ người Việt Nam biết sự kiện này nhiều hơn công dân Xô viết, dù họ đã có hơn nửa triệu quân nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dính líu đến.
Hãng TAAS tuyên bố mấy dòng gọn lỏn về Tiệp Khắc và sau đó không đề cập tới những gì đang xảy ra ở Tiệp Khắc. Nhưng đó là đối với Liên Xô
Liên Xô vấp phải những phản ứng của phương Tây đã đành, ngay cả trong phe X.HCN, Albany lập tức rút khỏi khối Warsawa. Trung Quốc kịch liệt lên án vì lo ngại một hôm đẹp trời “thể theo yêu cầu của những người cộng sản chân chính Trung Quốc” Quân đội Liên Xô kéo tới thì sao?
Vì thế hãng tin NOVOSTI in rất nhiều cuốn sách bằng nhiều thứ tiếng tung ra thế giới để giải thích lý do họ vào Tiệp Khắc.
Với quân nhân Liên Xô tham gia sự kiện trên, nhân viên an ninh đến từng cá nhân tịch thu nhật ký cá nhân, phim ảnh… và tiêu huỷ tại chỗ.
Chỉ một số ít phim ảnh được các tướng lĩnh chụp được cá nhân lưu giữ nhưng không ai dám trưng ra.
40 năm sau sự kiện Tiệp Khắc, sau khi Putin xin lỗi nhân dân Tiệp Khắc, thì những hồi ký của tướng lĩnh tham dự sự kiện này mới được trưng ra. Trong thâm tâm họ cũng ấm ức về “những chiến công” không được ai biết tới
Ở Tiệp Khắc, tình hình cũng tương tự, nhưng ở khía cạnh khác
Ngày 27-8-1968, sáu ngày sau khi giam giữ và giải về Moscow để “hỏi tội” Dubček và “đồng bọn”. Liên Xô không thể tìm được lý do gì buộc tội họ, đành phải thả về Tiệp Khắc với nguyên chức vụ
Dưới sự bảo trợ của “đồng chí T-54”, vài tháng sau, Liên Xô đã đưa được Husak lên thay Dubček, và dần dần thay thế những nhân vật họ không ưa bằng những nhân vật thân Liên Xô.
Husak đã quay lại quỹ đạo Liên Xô. Những người tham gia dính líu đến sự kiện Tiệp Khắc đều bị trừng phạt ở mức độ khác nhau: phải rời bỏ tất cả những chức vụ nhỏ nhất từ tổ trưởng, trưởng phòng, Cục trưởng, bộ trưởng… nhẹ thì đang làm nghiên cứu sinh cũng bị buộc phải dừng.