En chém tiếp nhé
Như vậy em đã nêu về vấn đề giới hạn vật lý của tần số quét. Đây là giới hạn về công nghệ, để vượt qua giới hạn này thường mất thời gian rất dài - có thể đến hàng chục năm: nghiên cứu công nghệ - thử nghiệm- xây dựng quy trình SX......nói chung là rất dài
thực tế hiện nay, trên toàn cầu chỉ có vài nhà SX panel LCD, còn các nhà SX TV hoàn chỉnh là mua lại tấm LCD và lắp ráp, chế tạo thành TV hoàn chỉnh bán ra thị trường.
2/
Tại sao TV có chất lượng hình ảnh khác nhau?
Do giới hạn vật lý như trên, nên để ra được hình ảnh đẹp, mỗi hãng lại có giải pháp xử lý hình hành khác nhau để có chất lượng hình ảnh tốt nhất. Đến đây mới là bản quyền của tàng hãng SX TV các cụ nhé
Và để quảng cáo chất lượng của các giải pháp này, nhà SX đưa ra các chỉ số tương đương cho bà con dễ hình dung - ví dụ: tần số quét 800Hz như các cụ vẫn nghe chẳng hạn
thực ra cái này dùng thủ thuật của bộ xử lý hình ảnh tạo cảm giác hình không bị giật, nhòe hình thôi, không có gì là tăng tần số cả.
Ta nói về nguồn Video trước nhé
Khi tiến hành quay lại hình ảnh bằng camera, thì thực tế các cảm biến trên CAM cũng có độ trễ nhất định (hiện tượng lưu ảnh), do đó quay các cảnh chuyển động nhanh thì hình ảnh vật thể sẽ bị nhòe. Những loại CAM chuyên dụng tốc độ siêu cao thì giảm bớt được hiệu ứng lưu ảnh, tuy nhiên đây là những CAM cực đắt tiền, chỉ dùng cho các mục đích "ngâm kiú khoa học", còn trong phim ảnh bình thường ít khi sử dụng.
Như vậy bản thân nguồn Video đã bị nhòe khi quay cảnh chuyển động nhanh roài => khi phát lại trên TV, nếu phát đúng như tín hiệu đưa vào thì dù có tăng tần số lên hàng nghìn Hz cũng không giả quyết vấn đề gì cả
(tất nhiên với phim ảnh thì có xử lý rồi, nhưng không thể triệt để được)
Việc phát lại Video trên TV
Như vậy bản thân nguồn tín hiệu đã "nhòe" rồi, và muốn hình ảnh đẹp khi phát trên TV thì tín hiệu Video phải được xử lý trước khi phát. Đây là việc của bộ xử lý tín hiệu trên từng TV - và là sự khác nhau của mỗi hãng
. Ví dụ: khi có tín hiệu Video, bộ xử lý hình ảnh sẽ nhận dạng vật thể chính, cắt bỏ (hoặc thêm bớt) các tín hiệu phụ xung quanh vật thể chính bằng các thuật toán phức tạp...rồi mới đưa ra tín hiệu điều khiển lên tấm LCD. Ta gọi đơn giản là "làm toán"
Việc xử lý này phụ thuộc năng lực của bộ xử lý hình ảnh, loại giá rẻ thì chỉ "làm toán" đơn giản, loại đắt xiền thì phải "làm toán" nhiều hơn
tuy nhiên có làm giời làm bể gì thì múc đích cuối là em LCD phải thực hiện được thì mới có ý nghía, chứ làm xong lại đưa ra nhanh quá, em LCD không kham nổi thì cũng vứt
và
vấn đề tuổi thọ của TV không phụ thuộc lắm tới mấy em "làm toán" này các cụ nhé, chỉ có hình ảnh đẹp hơn hay xấu hơn một chút thôi
Thôi em lại bận rồi, em xin túm tắt thế này:
các cụ mua TV cứ dòm em nào hình ảnh đẹp (theo gu của các cụ) và phù hợp túi xiền là OK, đừng quá chú trọng vào thương hiệu cho nó phí tiền