- Biển số
- OF-459498
- Ngày cấp bằng
- 7/10/16
- Số km
- 539
- Động cơ
- 207,913 Mã lực
Em đồng ý với cụ, tuy nhiên có một chút cần điều chỉnh cho đúng. QT vận không phải đến ngày đến tháng là cả, mà việc xả căn cứ vào cao trình mực nước trong hồ (thường k vượt mực nước gia cường) trường hợp có mưa phải xả đệm (xả trước để đón lũ) cái này bên phát điện k muốn xả vì nhiều khi tính toán thủy văn dựa trên mô hình dự báo nên không chuẩn dẫn đến trường hợp xả đệm rồi mà lưu lượng về hồ ít hơn dự báo, như vậy bên điện sẽ giảm nguồn thu.Mực nước hồ thuỷ điện là phải tuân theo Quy trình điều tiết hồ chứa / liên hồ (QT liên hồ là còn do TTg quyết định ấy), trong đó ghi rõ từng quãng thời gian trong năm (từ ngày nào nào đến ngày tháng nào), mực nước hồ cao nhất được phép là bao nhiêu...
Các ông nhà máy điện quản lý hồ cứ thế mà thực hiện thôi...
Với các hồ ở địa bàn dốc, đặc thù lưu vực quanh đó lũ về đột ngột với lưu lượng rất lớn, có mở hết cửa xả cũng không kịp so với lượng lũ về, thì thường là vào mùa lũ, hồ không được phép tích nước đến mực nước dâng bình thường...
Còn e nhớ Hoà Bình có cả xả mặt và xả đáy - gọi là xả mặt tức cửa xả phía trên - chứ ko phải xả tràn đâu ạ.
Mọi hồ chứa đều có quy trình vận hành độc lập và qtr vận hành liên hồ, từ 1/5 đến 31/12 (mùa lũ) việc vận hành sẽ có sự chỉ đạo của ban chỉ đạo phòng chống thiên tai quốc điều tiết trên cơ sở tính toán của tổ tư vấn tính toán dựa trên lượng mưa dự báo (có 5 tổ tính toán dựa trên mô hình), từ đó quyết định mở bao nhiêu cửa xả, thực tế năm nào bên Bộ CT cứng có cv gửi Bộ NN xin tích nước sớm để phục vụ phát điện, tuy nhiên để đảm bảo an toàn CT thì việc điều tiết hồ phải căn cứ vào tính toán thủy văn.
Về phương thức xả có: tràn tự do cao trình đỉnh tràn thường bằng ctr mực nước gia cường. Xả đáy (đập của hồ chứa lớn) và điều tiết cửa van.