- Biển số
- OF-65579
- Ngày cấp bằng
- 5/6/10
- Số km
- 3,923
- Động cơ
- 493,396 Mã lực
Kiếm cơm thì sao có lựa chọn, đi thì vẫn phải đi thôi.
Nếu đã có mặt ở trên núi mùa này, em cũng hạn chế di chuyển. Việc không thể dừng thì phải kiểm tra thông tin đường xá cẩn thận rồi mới dám đi. Có vụ đi trời mưa đoạn QL12 qua Phong thổ, đá như cái mũ, cái bát lăn khá nhiều trên mặt đường mà thấy gớm.uh Đã đi xe thì nguyên tắc lúc nào cũng phải sẵn đồ ăn khô rồi. Trên xe em thì thường trực 1 thùng nước lavie nên ko sợ vụ ăn uống. Kèm mấy bịch giấy khô ướt nữa. Em cũng hay đi miền núi nên cũng phòng bị cao. Đi ăn dọc đường nhiều chỗ lôm côm nên cũng ko dám ăn.
Có tin rồi các cụ, may mắn không thiệt hại về người,
Không thiệt hại về người là may rồi. Nhìn ảnh với vị trí đá và xe như vậy, các cụ của nhà mọi người trên xe gánh còng lưng.Em vừa đọc bài Thung Khe hình như may mắn không thiệt hại về người.
Cơ mà chỉ thấy mỳ, chả thấy tômGặm mỳ hai tôm cũng là một ý hay.
Đường 6 cũ, ít bị mở to, chỗ dễ sạt được rọ hay chắn lưới nên cũng đỡ rất nhiều rồi.Thung khe thung nhuối năm nào chả sạt,đen phải chịu
Chỗ này Thung khe đúng hơn. Lai Châu taluy dương toàn đất.
Từ giờ cho đến tháng 9 đi Tây Bắc đúng nghĩa hên xui. Mưa dầm nó ngấm đất đá dễ sụt lở
[/QUOT]
Ta luy dương núi đất cung nguy hiểm lắm, như vụ ở Bảo Lộc vừa rồi.
Đèo thung Khe, có hôm tôi ngồi chỗ những quán bên đường nhìn lên thấy vách núi dựng đứng cao đến hơn một trăm mét, nếu có đá rơi xuống thì khó thoát lắm.
Báo đăng 4 người bị thương nhẹ cụ ạ!Em vừa đọc bài Thung Khe hình như may mắn không thiệt hại về người.
https://www.tiktok.com/@tintucmocchau/video/7263336241888857362 đây các cụBáo đăng 4 người bị thương nhẹ cụ ạ!
Với em lương khô vẫn là thứ thường trực trên xe.Cơ mà chỉ thấy mỳ, chả thấy tôm
Vậy là ngày trước bác cũng làm HDV du lịch đấy.Đường 6 cũ, ít bị mở to, chỗ dễ sạt được rọ hay chắn lưới nên cũng đỡ rất nhiều rồi.
Đường vào Thác Bờ cơ, đi từ cuối chân dốc Cun vào!
Cách đây hơi lâu em dẫn 1 đoàn khách mũi lõ đi xe 45 vào, hồi đó họ đang mở rộng mấy khúc cua. Đến 1 cái khe thấy cái máy xúc đang cặm cụi, vì lở đất đường bị lấp hết. Nhìn cái máy xúc làm việc chắc ngày hôm ấy chưa dọn xong được đường, em quyết định quay lại Hòa Bình rồi gọi điện về Ctyu quyết định chương trình thay thế.
Bác lái xe lùi 1 đoạn là đến cái khúc cua, chỗ có thể quay đầu. Nhưng toàn bộ nền đường vừa được ủi san xong, trông chỗ nào cũng chỉ đất bùn đỏ. Em lại phải bảo bác lái xe nhìn em chọc cái gậy xuống nền đường để tìm được chỗ nền cũ rồi cho xe lùi đến đấy. Cứ như thế đến lúc ước lượng nền mới ủi ra em lại phải ra hiệu cho bác lái xe dừng hẳn lại rồi em xăm tiếp để tìm đúng chỗ bắt đầu nền mới rồi xe mới lùi gần đến đấy và tiếp tục tiến, lùi vài đỏ nữa để qua được trở lại.
Lúc đó cả đoàn khách mũi lõ vỗ tay ầm ĩ. Cụt chương trình nhưng chuyến ấy em vẫn được chấm điểm tốt (hồi đó kết thúc 1 chương trình là phải lấy chấm điểm của tụi khách)!
Em nghĩ, ban ngày nếu có đá rơi ra mặt đường thì những người đi qua hoặc đơn vị quản lý sẽ gạt vào lề đường. Còn ban đêm không có ai đi qua, hoặc có đi qua nhìn thấy cũng không dám đỗ lại để gạt, vứt nó đi.Theo kinh nghiệm của em: Núi bị sạt lở, đá rơi thường vào buổi đêm về sáng. Chưa biết lý giải sao về hiện tượng và khoảng thời gian đó. Em đi rất nhiều lần mưa bão, lũ ... vào ban ngày, chưa bao giờ nhìn thấy đá rơi. Nhưng nếu đi sáng sớm, rất hay gặp hiện trường đá rơi hay sạt lở đất từ mấy tiếng trước.
Đáng ra cũng dừng lại chút xem người ta chỉ chỉ cái gì chứ cụ nhỉ.Kinh thật, chắc có hiện tượng đá lở xe cũng dừng lại nghe ngóng. Ai ngờ vừa di chuyển thì nó ụp xuống.
Kể ra cũng còn rất may mắn.