- Biển số
- OF-840999
- Ngày cấp bằng
- 1/10/23
- Số km
- 608
- Động cơ
- 43,283 Mã lực
Mặc dù cuộc biểu tình quyết liệt đang diễn ra ở Bangladesh, điều này dường như không thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và truyền thông Việt Nam, ít nhất so với Olympic. Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn tại Bangladesh là một phần trong bức tranh hỗn loạn kéo dài ở Nam Á, bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Bhutan, Nepal, Maldives và Sri Lanka.
Sri Lanka đã phải đối mặt với vấn đề nợ năm 2022. Nepal gần đây đã chứng kiến cuộc biểu tình lớn của người dân vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024, phản ánh sự bất mãn với chế độ cầm quyền và tình trạng kinh tế yếu kém và tham nhũng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến hàng triệu người Nepal phải di cư hàng năm để tìm kiếm cơ hội việc làm.
Maldives đã bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Fitch giảm xếp hạng nợ xuống mức vỡ nợ vào tháng 7 năm nay. Pakistan cũng đã trải qua nợ vỡ năm 2022 và tiếp tục đối mặt với khủng hoảng kéo dài.
Ở Bangladesh, các cuộc biểu tình lớn đã diễn ra để yêu cầu chính phủ chịu trách nhiệm về khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp, mặc dù nước này đã đầu tư vào nhà máy điện hạt nhân.
Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, Bhutan, cũng không tránh khỏi tình trạng thất bại kinh tế, với tỉ lệ thất nghiệp thanh niên lên đến 30%.
Do đó, sáu trong số bảy quốc gia Nam Á đang gặp phải tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị, góp phần làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực này.
Ấn Độ, mặc dù là quốc gia duy nhất không gặp khủng hoảng hiện tại, cũng không phải là hoàn toàn mạnh khỏe. Cuộc bầu cử gần đây đã làm dấy lên cảnh báo đối với Tổng thống Modi khi các đảng đối lập đã chiếm ưu thế hơn dự kiến. Tỉ lệ nợ công của Ấn Độ dưới thời Modi đã tăng lên đến 82% GDP, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Mẫu hình khủng hoảng của các nước rất giống các nước trong "mùa xuân Arab". Mẫu thuẫn trong nước lâu dài, khủng hoảng bên ngoài và FED tăng lãi xuất lên cao, đời sống dân trong nước khó khăn do thiếu ngoại tệ cho các hàng hóa thiết yếu, biểu tình, khủng hoảng chính trị.
Sáu trong số bảy quốc gia này đều là các đối tác quan trọng của chiến lược "Một Vành Đai, Một Con Đường" của Trung Quốc. Sự bất ổn ở đây cũng không ít phần làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chiến lược này.
Trước đại dịch Covid-19, các quốc gia này đã phụ thuộc nặng nề vào việc vay vốn từ Trung Quốc để đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, đại dịch đã gây tổn hại nặng nề đến nguồn thu chính của họ.
Bhutan, Maldives, Sri Lanka phụ thuộc chủ yếu vào du lịch, Nepal dựa vào các gửi tiền của người lao động gửi về, và Bangladesh dựa vào ngành may mặc. Tất cả đều đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thu ngoại tệ và trả nợ, do ảnh hưởng của lãi suất cao do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) áp đặt.
Các mâu thuẫn lâu dài trong các quốc gia này, kết hợp với các yếu tố bên ngoài, đã khiến cho tình hình ngày càng trở nên tồi tệ.
Nếu tình trạng khủng hoảng của các quốc gia Nam Á lan sang Đông Nam Á, chúng ta có thể lại chứng kiến một Myanmar ngày càng hỗn loạn hơn. Ngoài ra, Thái Lan, nền kinh tế trung tâm của khu vực, cũng đang chịu ảnh hưởng của suy thoái và chưa thể phục hồi đến mức năm 2019. Tình trạng kinh tế của Thái Lan đang bi đát hơn khi ngành sản xuất đang trải qua sự suy yếu trầm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô, cạnh tranh với xe điện Trung Quốc. Chính trị Thái Lan cũng đang đối mặt với những biến động nghiêm trọng, với khả năng đảng đối lập lớn nhất sắp bị giải thể và thủ tướng hiện tại có thể mất chức.
Lào, Campuchia và Myanmar phụ thuộc nặng nề vào các khoản chuyển tiền của người lao động từ Thái Lan. Hai trong số ba quốc gia này, Lào và Myanmar, đang đối mặt với thách thức lớn trong việc tìm kiếm nguồn thu ngoại tệ, trong khi Campuchia đang cố gắng giảm thiểu sự phụ thuộc vào nền kinh tế Thái Lan để đảm bảo ổn định chính trị.
Với sự lan rộng từ Lào đến Pakistan, những quốc gia này đều đang chìm sâu vào tình trạng bất ổn. Và khi dọc theo Vành đai và con đường của Trung Quốc, các nước này đang gặp phải nhiều thử thách nghiêm trọng.
Lybia hiện đang trong nội chiến, Somalia cũng thế, Tunisia thì nền kinh tế đang rơi. Toàn khu vực Trung Đông đang chịu ảnh hưởng của xung đột do Israel tạo ra (với sự hỗ trợ của Mỹ). Nhiều nước có nền kinh tế yếu và đang khủng hoản như Ai Cập, và Lebanon (nơi Hezbollah có ảnh hưởng lớn) cũng bị kéo vào.
Ngoài ra con đường trên bộ, Nga, Afghanistan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đều đối mặt với những vấn đề lớn.
Trung Quốc, mặc dù từng là nước dẫn đầu kéo cả thế giới ra khỏi khủng hoảng năm 2008, cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nội bộ cần giải quyết và đang chịu sức ép từ ngoài.
Nếu tính cả đến xung đột hiện tại giữa Philippines và Trung Quốc, gần như toàn bộ "Một Vành Đai, Một Con Đường" đều đang gặp vấn đề.
Những nước trên tuyến đường này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Trung Quốc. Nếu việc xây dựng hạ tầng thành công, nó sẽ giúp các nước phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cho Trung Quốc vào các thị trường gần 2 tỷ người, các ngân hàng Trung Quốc có thể thu hồi hàng nghìn tỷ USD từ việc cho vay.
Ngược lại, nếu các nước này rơi vào khủng hoảng, Trung Quốc cũng sẽ chịu tổn thất lớn. Vì vậy, tình hình hiện nay đặt Trung Quốc vào vị thế khá căng thẳng.
Việc tắt nghẽn thị trường cũng góp phần làm trầm trọng thêm việc dư thừa công suất hiện nay của nước này. Sản xuất dưới giá vốn sẽ làm giảm tiền lương của người lao động khiến người dân thắt chặt chi tiêu tao ra lo ngại giảm phát. Việc thắt chặt chi tiêu khiến cho các vấn đề như sinh đẻ, bất động sản ... càng khó giải quyết.
Ai sẽ hưởng lợi lớn nhất từ tình trạng này?
Không ai khác ngoài Mỹ. Khi thế giới bất ổn, dòng tiền sẽ đổ về Mỹ, nơi được xem là nơi an toàn nhất trong bối cảnh hiện nay cũng như là nhà thầu bán vũ khí số một
Sau mùa xuân Arab, chúng ta có mùa hè Ấn Độ Dương, mùa thu và đông sẽ gọi tên ai đây ?
Nguồn: Facebook
Em tạo thớt này mong các cụ thảo luận. Đây là bài viết hay e góp nhặt từ Facebook. Theo e nhận định hiện nay, tình hình thế giới thật sự hỗn loạn. Tỷ phú Warren Buffet đã rút bán cổ phiếu ra tiền mặt. Thị trường chứng khoán, coin đều đỏ lửa sáng nay (05/08/2024) do giới đầu tư lo ngại khủng hoảng kinh tế lan rộng toàn cầu. E nghĩ giới đầu tư của Mỹ có tin tuyệt mật nên họ rút tiền mặt ra khỏi sàn chứng khoán. Em không biết sắp tới tình hình thế giới không biết diễn biến như thế nào.
Sri Lanka đã phải đối mặt với vấn đề nợ năm 2022. Nepal gần đây đã chứng kiến cuộc biểu tình lớn của người dân vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024, phản ánh sự bất mãn với chế độ cầm quyền và tình trạng kinh tế yếu kém và tham nhũng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến hàng triệu người Nepal phải di cư hàng năm để tìm kiếm cơ hội việc làm.
Maldives đã bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như Fitch giảm xếp hạng nợ xuống mức vỡ nợ vào tháng 7 năm nay. Pakistan cũng đã trải qua nợ vỡ năm 2022 và tiếp tục đối mặt với khủng hoảng kéo dài.
Ở Bangladesh, các cuộc biểu tình lớn đã diễn ra để yêu cầu chính phủ chịu trách nhiệm về khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp, mặc dù nước này đã đầu tư vào nhà máy điện hạt nhân.
Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, Bhutan, cũng không tránh khỏi tình trạng thất bại kinh tế, với tỉ lệ thất nghiệp thanh niên lên đến 30%.
Do đó, sáu trong số bảy quốc gia Nam Á đang gặp phải tình trạng khủng hoảng kinh tế và chính trị, góp phần làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực này.
Ấn Độ, mặc dù là quốc gia duy nhất không gặp khủng hoảng hiện tại, cũng không phải là hoàn toàn mạnh khỏe. Cuộc bầu cử gần đây đã làm dấy lên cảnh báo đối với Tổng thống Modi khi các đảng đối lập đã chiếm ưu thế hơn dự kiến. Tỉ lệ nợ công của Ấn Độ dưới thời Modi đã tăng lên đến 82% GDP, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Mẫu hình khủng hoảng của các nước rất giống các nước trong "mùa xuân Arab". Mẫu thuẫn trong nước lâu dài, khủng hoảng bên ngoài và FED tăng lãi xuất lên cao, đời sống dân trong nước khó khăn do thiếu ngoại tệ cho các hàng hóa thiết yếu, biểu tình, khủng hoảng chính trị.
Sáu trong số bảy quốc gia này đều là các đối tác quan trọng của chiến lược "Một Vành Đai, Một Con Đường" của Trung Quốc. Sự bất ổn ở đây cũng không ít phần làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chiến lược này.
Trước đại dịch Covid-19, các quốc gia này đã phụ thuộc nặng nề vào việc vay vốn từ Trung Quốc để đầu tư hạ tầng. Tuy nhiên, đại dịch đã gây tổn hại nặng nề đến nguồn thu chính của họ.
Bhutan, Maldives, Sri Lanka phụ thuộc chủ yếu vào du lịch, Nepal dựa vào các gửi tiền của người lao động gửi về, và Bangladesh dựa vào ngành may mặc. Tất cả đều đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thu ngoại tệ và trả nợ, do ảnh hưởng của lãi suất cao do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) áp đặt.
Các mâu thuẫn lâu dài trong các quốc gia này, kết hợp với các yếu tố bên ngoài, đã khiến cho tình hình ngày càng trở nên tồi tệ.
Nếu tình trạng khủng hoảng của các quốc gia Nam Á lan sang Đông Nam Á, chúng ta có thể lại chứng kiến một Myanmar ngày càng hỗn loạn hơn. Ngoài ra, Thái Lan, nền kinh tế trung tâm của khu vực, cũng đang chịu ảnh hưởng của suy thoái và chưa thể phục hồi đến mức năm 2019. Tình trạng kinh tế của Thái Lan đang bi đát hơn khi ngành sản xuất đang trải qua sự suy yếu trầm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô, cạnh tranh với xe điện Trung Quốc. Chính trị Thái Lan cũng đang đối mặt với những biến động nghiêm trọng, với khả năng đảng đối lập lớn nhất sắp bị giải thể và thủ tướng hiện tại có thể mất chức.
Lào, Campuchia và Myanmar phụ thuộc nặng nề vào các khoản chuyển tiền của người lao động từ Thái Lan. Hai trong số ba quốc gia này, Lào và Myanmar, đang đối mặt với thách thức lớn trong việc tìm kiếm nguồn thu ngoại tệ, trong khi Campuchia đang cố gắng giảm thiểu sự phụ thuộc vào nền kinh tế Thái Lan để đảm bảo ổn định chính trị.
Với sự lan rộng từ Lào đến Pakistan, những quốc gia này đều đang chìm sâu vào tình trạng bất ổn. Và khi dọc theo Vành đai và con đường của Trung Quốc, các nước này đang gặp phải nhiều thử thách nghiêm trọng.
Lybia hiện đang trong nội chiến, Somalia cũng thế, Tunisia thì nền kinh tế đang rơi. Toàn khu vực Trung Đông đang chịu ảnh hưởng của xung đột do Israel tạo ra (với sự hỗ trợ của Mỹ). Nhiều nước có nền kinh tế yếu và đang khủng hoản như Ai Cập, và Lebanon (nơi Hezbollah có ảnh hưởng lớn) cũng bị kéo vào.
Ngoài ra con đường trên bộ, Nga, Afghanistan, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đều đối mặt với những vấn đề lớn.
Trung Quốc, mặc dù từng là nước dẫn đầu kéo cả thế giới ra khỏi khủng hoảng năm 2008, cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nội bộ cần giải quyết và đang chịu sức ép từ ngoài.
Nếu tính cả đến xung đột hiện tại giữa Philippines và Trung Quốc, gần như toàn bộ "Một Vành Đai, Một Con Đường" đều đang gặp vấn đề.
Những nước trên tuyến đường này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Trung Quốc. Nếu việc xây dựng hạ tầng thành công, nó sẽ giúp các nước phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa cho Trung Quốc vào các thị trường gần 2 tỷ người, các ngân hàng Trung Quốc có thể thu hồi hàng nghìn tỷ USD từ việc cho vay.
Ngược lại, nếu các nước này rơi vào khủng hoảng, Trung Quốc cũng sẽ chịu tổn thất lớn. Vì vậy, tình hình hiện nay đặt Trung Quốc vào vị thế khá căng thẳng.
Việc tắt nghẽn thị trường cũng góp phần làm trầm trọng thêm việc dư thừa công suất hiện nay của nước này. Sản xuất dưới giá vốn sẽ làm giảm tiền lương của người lao động khiến người dân thắt chặt chi tiêu tao ra lo ngại giảm phát. Việc thắt chặt chi tiêu khiến cho các vấn đề như sinh đẻ, bất động sản ... càng khó giải quyết.
Ai sẽ hưởng lợi lớn nhất từ tình trạng này?
Không ai khác ngoài Mỹ. Khi thế giới bất ổn, dòng tiền sẽ đổ về Mỹ, nơi được xem là nơi an toàn nhất trong bối cảnh hiện nay cũng như là nhà thầu bán vũ khí số một
Sau mùa xuân Arab, chúng ta có mùa hè Ấn Độ Dương, mùa thu và đông sẽ gọi tên ai đây ?
Nguồn: Facebook
Em tạo thớt này mong các cụ thảo luận. Đây là bài viết hay e góp nhặt từ Facebook. Theo e nhận định hiện nay, tình hình thế giới thật sự hỗn loạn. Tỷ phú Warren Buffet đã rút bán cổ phiếu ra tiền mặt. Thị trường chứng khoán, coin đều đỏ lửa sáng nay (05/08/2024) do giới đầu tư lo ngại khủng hoảng kinh tế lan rộng toàn cầu. E nghĩ giới đầu tư của Mỹ có tin tuyệt mật nên họ rút tiền mặt ra khỏi sàn chứng khoán. Em không biết sắp tới tình hình thế giới không biết diễn biến như thế nào.
Chỉnh sửa cuối: