- Biển số
- OF-814644
- Ngày cấp bằng
- 22/6/22
- Số km
- 10,241
- Động cơ
- 109,347 Mã lực
- Tuổi
- 40
Bên Trung Quốc chắc không có hiện tượng này. Không kiểu gì họ cũng nghĩ ra máy sấy kính cửa sổ giống như kính ô tô nhỉ.
Có cái việc cỏn con này cũng phải hỏi, cũng phải đội ơn nhỉNhờ các cụ giúp đỡ e với, nhà em lắp cửa kính mà bị hấp hơi nước chảy thành dòng!
Đội ơn các cụ!
khi nào trời nóng cụ lại bật điều hòa thật lạnh ngắm chơiNhờ các cụ giúp đỡ e với, nhà em lắp cửa kính mà bị hấp hơi nước chảy thành dòng!
Đội ơn các cụ!
Nóng gặp lạnh thì đổ mồ hôi, chứng tỏ nhà cụ ấm đấy. Hút ẩm trong nhà được thì tốt.Nhờ các cụ giúp đỡ e với, nhà em lắp cửa kính mà bị hấp hơi nước chảy thành dòng!
Đội ơn các cụ!
NĐ/ĐA | 30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 |
29 | 9.85 | 12.16 | 14.19 | 16.01 | 17.65 | 19.16 | 20.55 |
28 | 8.98 | 11.27 | 13.29 | 15.09 | 16.73 | 18.23 | 19.61 |
27 | 8.11 | 10.38 | 12.39 | 14.18 | 15.81 | 17.29 | 18.66 |
26 | 7.24 | 9.50 | 11.49 | 13.27 | 14.88 | 16.36 | 17.72 |
25 | 6.36 | 8.61 | 10.59 | 12.36 | 13.96 | 15.43 | 16.78 |
24 | 5.49 | 7.72 | 9.69 | 11.45 | 13.04 | 14.49 | 15.84 |
23 | 4.62 | 6.84 | 8.79 | 10.53 | 12.11 | 13.56 | 14.89 |
22 | 3.74 | 5.95 | 7.89 | 9.62 | 11.19 | 12.63 | 13.95 |
21 | 2.87 | 5.06 | 6.98 | 8.71 | 10.27 | 11.69 | 13.01 |
20 | 2.00 | 4.17 | 6.08 | 7.79 | 9.34 | 10.76 | 12.06 |
NĐ/ĐA | 30 | 35 | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 |
29 | 9.66 | 11.97 | 14.00 | 15.81 | 17.46 | 18.96 | 20.35 |
28 | 8.81 | 11.10 | 13.11 | 14.91 | 16.55 | 18.04 | 19.42 |
27 | 7.95 | 10.22 | 12.22 | 14.02 | 15.64 | 17.12 | 18.49 |
26 | 7.09 | 9.35 | 11.34 | 13.12 | 14.73 | 16.20 | 17.56 |
25 | 6.23 | 8.47 | 10.45 | 12.22 | 13.82 | 15.28 | 16.63 |
24 | 5.37 | 7.60 | 9.56 | 11.31 | 12.91 | 14.36 | 15.70 |
23 | 4.50 | 6.72 | 8.67 | 10.41 | 11.99 | 13.44 | 14.78 |
22 | 3.64 | 5.84 | 7.78 | 9.51 | 11.08 | 12.51 | 13.84 |
21 | 2.78 | 4.96 | 6.89 | 8.61 | 10.17 | 11.59 | 12.91 |
20 | 1.91 | 4.08 | 5.99 | 7.70 | 9.25 | 10.66 | 11.97 |
Chính xác thì không phải nhiệt độ ngoài trời mà là nhiệt độ mặt trong kính. Nhiệt độ mặt trong kính nói chung vẫn ấm hơn tương đối so với ngoài trời, nếu làm được kính hai lớp cách nhiệt nữa thì bề mặt trong còn cao hơn, chắc sẽ không còn hiện tượng đọng nước nữa.Cửa kính bị đổ mồ hôi là do hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong phòng tại ranh giới tiếp xúc giữa phòng và môi trường ngoài trời, khi điểm sương của khối khí trong phòng cao hơn nhiệt độ bề mặt tiếp xúc (mặt trong của lớp kính cửa). Có 2 công thức tính điểm sương là công thức Magnus và công thức Arden Buck (độ chính xác cao hơn), với độ chênh lệnh giữa hai công thức khoảng 0,1-0,2 độ C. Hai bảng dưới cung cấp giá trị điểm sương (độ C) theo nhiệt độ (cột đầu tiên, trong khoảng 20-29 độ C) và độ ẩm tương đối (hàng đầu tiên, trong khoảng 30-60%) theo 2 công thức này.
Với nhiệt độ ngoài trời là 10 độ C thì độ ẩm tương đối ( % ) và nhiệt độ phòng (độ C) phải duy trì trong các giá trị tại các ô mà điểm sương nhỏ hơn 10 thì mới không bị đổ mồ hôi (ví dụ nhiệt độ phòng 26 độ C, độ ẩm từ 35% đổ xuống).
a) Magnus
b) Arden Buck
NĐ/ĐA 30 35 40 45 50 55 60 29 9.85 12.16 14.19 16.01 17.65 19.16 20.55 28 8.98 11.27 13.29 15.09 16.73 18.23 19.61 27 8.11 10.38 12.39 14.18 15.81 17.29 18.66 26 7.24 9.50 11.49 13.27 14.88 16.36 17.72 25 6.36 8.61 10.59 12.36 13.96 15.43 16.78 24 5.49 7.72 9.69 11.45 13.04 14.49 15.84 23 4.62 6.84 8.79 10.53 12.11 13.56 14.89 22 3.74 5.95 7.89 9.62 11.19 12.63 13.95 21 2.87 5.06 6.98 8.71 10.27 11.69 13.01 20 2.00 4.17 6.08 7.79 9.34 10.76 12.06
NĐ/ĐA 30 35 40 45 50 55 60 29 9.66 11.97 14.00 15.81 17.46 18.96 20.35 28 8.81 11.10 13.11 14.91 16.55 18.04 19.42 27 7.95 10.22 12.22 14.02 15.64 17.12 18.49 26 7.09 9.35 11.34 13.12 14.73 16.20 17.56 25 6.23 8.47 10.45 12.22 13.82 15.28 16.63 24 5.37 7.60 9.56 11.31 12.91 14.36 15.70 23 4.50 6.72 8.67 10.41 11.99 13.44 14.78 22 3.64 5.84 7.78 9.51 11.08 12.51 13.84 21 2.78 4.96 6.89 8.61 10.17 11.59 12.91 20 1.91 4.08 5.99 7.70 9.25 10.66 11.97
Mặt kính tiếp xúc với không khí ngoài trời nên lạnh. Mặt kính lạnh làm lớp không khí tiếp giáp cũng lạnh theo làm độ ẩm tương đối của cái lớp không khí mỏng này bị bão hòa (tức là đạt tới điểm sương) gây ngưng tụ nước, dù độ ẩm tương đối của khối không khí còn lại trong phòng còn thấp hơn mức bão hòa rất nhiều (nên còn rất xa mới đạt tới điểm sương).Khái niệm này dùng cho khối không khí. Và điểm sương là giá trị không bất biến mà biến đối theo độ ẩm.
Độ ẩm phòng kín thì luôn thay đổi tăng do chúng ta hít thở tạo ra hơi nước. Nếu không có hoạt động sinh học trong phòng thì kính chỉ ngưng tụ 1 hồi là hết vì hơi nước ngưng tụ làm độ ẩm giảm đi.
Thời này rồi ai để thế cụ, đương nhiên phải có ống nối dẫn khí thông ra ngoài, mặt cửa gió tử tế bên trong chứ.thế chắc nó hút lên trần vào tấm thạch cao; vì mặt bên trên không được sơn bả;
vài năm sau thấy trần võng võng xuống thì là đúng.
. em chỉ phỏng đoán thôi không có bằng chứng khoa học.
Kính hộp vẫn bị cụ nhéGiải pháp là cụ thay toàn bộ bằng kính hộp nhé, đơn giản.
Không khí luôn có hơi nước, khi thời tiết lạnh thì tất cả các bề mặt có tính chất như kim loại hay kính thường có nhiệt độ tự nó thấp hơn nhiệt độ nhiệt kế mà chúng ta đọc được trên máy đo,hay dự báo thời tiết.... và khi đó hơi nước trong không khí sẽ bám và ngưng tụ tại các nơi này, và việc không khí trong phòng kín không luân chuyển thì việc ngưng tụ càng thuận lợi hơn,N
Nhà em cũng thế, em ở chung cư, cửa sổ hướng Nam, mùa này là cửa sổ phía trong nước chảy thành dòng, kể cả tường hướng bên ngoài cũng ẩm luôn. Chưa biết làm sao để giải quyết vấn đề này.
Thường bề mặt kim loại chỉ đọng nước trong những ngày nồm ẩm thôi chứ bình thường, kể cả những ngày lạnh như này kim loại hầu như không đọng nước, trừ khi tiếp xúc với ngoài trời làm lạnh hơn không khí xung quanh, giống như mặt kính ta nói ở đây.Không khí luôn có hơi nước, khi thời tiết lạnh thì tất cả các bề mặt có tính chất như kim loại hay kính thường có nhiệt độ tự nó thấp hơn nhiệt độ nhiệt kế mà chúng ta đọc được trên máy đo,hay dự báo thời tiết.... và khi đó hơi nước trong không khí sẽ bám và ngưng tụ tại các nơi này, và việc không khí trong phòng kín không luân chuyển thì việc ngưng tụ càng thuận lợi hơn,
Cách hạn chế ngưng tụ là bật quạt tạo gió luân chuyển dòng khi có hơi nước không đứng yên,có thể cần bật cả ngày tùy tính chất thời tiết, hay điều hòa nóng cho mùa đông cũng vậy có thể phải bật nhiều thời gian hơn thì mới đảm bảo khí không ngưng đọng trên mặt kính hay tường nhà
Tùy theo hoàn cảnh nào thì áp dụng cho phù hợp, ví dụ cụ đi làm nhà không có người thì cũng vẫn nên bật cái quạt trong phòng cho nó chạy để giảm hiện tượng này ( tùy theo công suất quạt và diện tính phòng thì kết quả có thể khác nhau)
GIẢI PHÁP.Điểm sương[1] hay còn gọi là điểm ngưng sương[2], nhiệt độ hóa sương[3] (tiếng Anh: dew point) của một khối không khí, ở áp suất khí quyển cố định, là nhiệt độ mà ở đó thành phần hơi nước trong khối không khí ngưng đọng thành nước lỏng. Nói cách khác, điểm sương là nhiệt độ mà độ ẩm tương đối của khối không khí đạt đến 100%.