Xin chào các cụ, e hiện đang dạy Piano đây (nghề tay trái), trước kia e học hết sơ cấp 7 nhạc viện HN (hệ trung cấp 11 năm), khoa Piano. Các cụ có nhu cầu hay thắc mắc gì về đàn đóm có thể inbox e, e sẽ tư vấn cho các cụ
Cụ ở khu vực nào? có khi giúp được cho f1 nhà emXin chào các cụ, e hiện đang dạy Piano đây (nghề tay trái), trước kia e học hết sơ cấp 7 nhạc viện HN (hệ trung cấp 11 năm), khoa Piano. Các cụ có nhu cầu hay thắc mắc gì về đàn đóm có thể inbox e, e sẽ tư vấn cho các cụ
Lên dây thì ai cũng lên được, nhưng ko phải ai cũng lên chuẩn cụ ạ, cái " CHUẨN " ở đây tiếc là nó lại ko theo máy móc gì cả. Vài cụ lên dây đã từng làm qua, cháu chỉ ưng có 1.Chỉnh dây đàn ngày xưa mới khổ, và yêu cầu thợ chỉnh dây phải có những thiên phú đặc biệt thôi.
Bây giờ, với sự hỗ trợ của các thành tựu khoa học kỹ thuật, thì mọi việc đơn giản hơn nhiều rồi.
Giờ gần như cửa hàng nào cũng có 1 bộ đồ chỉnh dây đàn, và tự đào tạo 1 chú thợ chỉnh dây. Em nhớ không nhầm, cụ DUY SƠN BÁC SỸ trên OF còn tự đặt bộ đồ chỉnh dây từ Nhật về tự mày mò làm.
Thợ lên dây đàn truyền thống( có lẽ là nhất) ở Hà nội có bác Thái - 098.3O8. 51. 7 8. Các cửa hàng mạn Hào nam( kể cả cụ Linh_piano) ngày xưa, đều nhờ bác này, vì thâm niên mười mấy năm học chế tạo Piano ở Tiệp khắc. Bác ấy thường lên kỹ, và để ý các lỗi của đàn. Tuy nhiên, để nhận được tư vấn của bác ấy, các cụ phải trở thành khách quen của bác ấy, và phải hết sức tế nhị. Lý do là bác ấy phải duy trì quan hệ tốt với các cửa hàng đàn. Nếu phách hết lỗi đàn và các cửa hàng biết đc tên người phím thì rất oải cho bác ấy. Thời gian bảo hành Piano cơ rất lâu, 3-5 năm, nên Bi ơi, đừng sợ.......
Đặc điểm của bác này là khá khó tính, không mặc cả, giá cao hơn thợ trẻ khoảng 100k/lần lên dây. Thợ thường lên dây khoảng 4-500k/shot, tùy khoảng cách di chuyển.
Khi nào cần lên dây đàn: Đúng ra là người chơi phải tự cảm nhận được lúc nào cần lên dây. Tuy nhiên, điều này rất khó. Do vậy, với điều kiện khí hậu miền Bắc, 1 năm nên lên dây ít nhất 1 lần, vào thời điểm chuyển mùa Xuân - Hè( hết mùa nồm, lúc nào các cụ cảm thấy trời bắt đầu khô, nóng). Lý tưởng nữa thì lên dây thêm 1 lần vào giao mùa Thu - Đông.
Lý do lên dây vào lúc giao mùa: Đàn cơ làm bằng gỗ, nỉ.v.v.... Thay đổi thời tiết, độ ẩm... dễ gây co dãn, cong vênh..==> sai dây, phải chỉnh.
Bảo quản đàn: Cứ mưa và ẩm thì cắm điện cả ngày. Mùa nồm cắm cả tuần. Các cụ cũng thấy cái ống sấy nó bé tý( nhằm mục đích tránh thay đổi nhiệt độ quá nhanh, dẫn đến cong vênh nứt gãy cho gỗ), nên ko tốn bao nhiêu điện, và hại đàn đâu.
Cầu kỳ nữa thì đi mua hạt chống ẩm và băng phiến, rồi bỏ vào trong đàn. Vị trí để chống ẩm và băng phiến: Tự tìm hiểu, hoặc hỏi thợ lên dây....
( Nhà cháu lỡ nghịch dại, bị đỏ đ.ít. Cụ nào thấy hữu ích, nhớ votka cho cháu, để cháu về mặt đất với ạ. Cháu cảm ơn)
Cụ mua cơ thì trang trí đc nhà. Tuy bất tiện là đêm ko tập k tiện lắm.Cuối cùng thì em cũng rước 1 em đàn cơ về nhà rồi ạ. Nhìn chiếc đàn bóng loáng, xếp gọn trong phòng khách trông long lanh hẳn lên. Mà đàn cơ nặng lắm ạ, đến trên 2 tạ. Mấy bác thợ vận chuyển cũng khác vất vả.
Sau khi chuyển về nhà còn phải lên dây. Có cậu thợ chỉnh dây mất mấy tiếng đồng hồ mới xong. Ngày xưa, xem phim và đọc truyện thấy thợ lên dây đàn piano phải có đôi tai cực kỳ nhạy cảm để nghe chính xác cao độ các nốt nhạc để lên dây cho chuẩn. Lúc đầu em nghĩ là thợ ngày nay sẽ có máy đo tần số âm thanh, nhưng cậu thợ chỉnh cho nhà em dùng luôn ipad và một phần mềm gì đó để đo nốt nhạc luôn. Em cũng không biết liệu dùng ipad thì liệu có chính xác không? Nhưng đúng là có công cụ thì mọi việc cũng dễ dàng hơn và đáng tin cậy hơn.
Không những thế, chiếc piano còn được gắn thêm ống sấy, theo giải thích là để chống ẩm cho nội thất bên trong. Em xem kỹ thì thực ra nó là một chiếc sưởi mai so nhỏ hình ống dài bằng kim loại, công suất khoảng 20w, được người ta gắn vào trong thùng đàn. Lúc cắm điện thì nó hơi ấm. Em cũng chưa hình dung ra làm sao có thể "sấy" chống ẩm được với cái thiết bị này. Nhưng trước hết cứ cắm điện vào cái đã, nếu không có tác dụng gì thì cũng không hao điện là mấy.
Em cho bọn F1 đánh thử, với tai trâu của em thì thấy đúng là âm nhạc origine nó hay thật, hơn hẳn âm thanh fake phát ra từ cái giàn loa của em. chỉ mỗi cái f1 trình độ còn non quá, chẳng đánh được bài nào ra hồn. Hy vọng mai kia các cháu không bỏ cuộc, mà thi thoảng chơi cho ông bô bà bô nó vài bản nhạc cho bõ công.
Ipad nó chỉ là công cụ hỗ trợ thôi ạ . Lên chuẩn là phải do tai người thợ Nếu ỷ lại và lên đúng theo ipad thì khi lên quãng cao âm sẽ bị ...tụtCụ mua cơ thì trang trí đc nhà. Tuy bất tiện là đêm ko tập k tiện lắm.
2/ lên dây Ipad thì vẫn chuẩn thôi. Vì Âm thanh nó có tần số. Mỗi nốt có tần số khác nhau. mic của Ipad bắt chuẩn là ok rồi. Máy sưởi thì cụ cắm cả năm cũng k hao điện đâu. Lưu ý nhà có chuột thì bịt kín ko cho chuột chui vào pedal và gầm đàn. Em thì e thích piano điện hơn. Đeo tai nghe làm beat phê lòi.
Chuyện chơi có hay hay không thì thứ nhất phải có đam mê. Nếu ko đam mê thì con cụ chơi đc 1 tgian sẽ chán ngay ko tập nữa. Và nếu có đam mê thì nên học căn bản.
Lên Chuẩn là theo máy là chính xác nhất cụ ạ, mỗi nốt lên chuẩn theo máy sau đó + - theo sách vở. Em chơi piano điện nên k bao h phải chỉnh chọtIpad nó chỉ là công cụ hỗ trợ thôi ạ . Lên chuẩn là phải do tai người thợ Nếu ỷ lại và lên đúng theo ipad thì khi lên quãng cao âm sẽ bị ...tụt
Thì đấy , máy chỉ là công cụ hỗ trợ mà . + - thế nào còn do đôi tai người thợ , nếu chỉ lên chuẩn theo máy mà không +- thì có quãng chuẩn nhưng sẽ có quãng bị tụt âmLên Chuẩn là theo máy là chính xác nhất cụ ạ, mỗi nốt lên chuẩn theo máy sau đó + - theo sách vở. Em chơi piano điện nên k bao h phải chỉnh chọt
Em thấy cụ nào cũng cho con học, còn ngày xưa thì e tự nguyện xin phụ huynh đầu tư mua đàn . Đam mê chăm chỉ luyện thì mới chơi tốt đc ạ.Cơ hay điện cũng chưa phai la yếu tố đầu. Điện hay cơ cũng phải xác định tinh thần học chăm chỉ và kiên trì nữa ý!
Bao nhiêu tuổi thì cụ đòi mua đàn ạ?còn ngày xưa thì e tự nguyện xin phụ huynh đầu tư mua đàn.
Cụ cho em hỏi, làm thế nào để biết trẻ con có sở thích hay năng khiếu đàn từ bé không? Ví dụ con nhà 4 tuổi, mà cũng chưa thấy bộc lộ gì nên mặc dù ấp ủ âm mưu mua đàn piano nhưng chỉ sợ mua xong bỏ xó.Xin chào các cụ, e hiện đang dạy Piano đây (nghề tay trái), trước kia e học hết sơ cấp 7 nhạc viện HN (hệ trung cấp 11 năm), khoa Piano. Các cụ có nhu cầu hay thắc mắc gì về đàn đóm có thể inbox e, e sẽ tư vấn cho các cụ
Trẻ con no cha thich hay năng khieu gi dau. La sự co gang cua bố mẹ kiên tri cua bo me, say me ky vong của bố mẹ. Em nói từ em mà ra nhé. Em hoc luc em 5 tuổi. Em sợ đàn lắm. Vì cứ đàn là y rằng ăn tẩn. Vì chơi ngu quá, và còn đang ham chạy theo đám bạn đi chơiCụ cho em hỏi, làm thế nào để biết trẻ con có sở thích hay năng khiếu đàn từ bé không? Ví dụ con nhà 4 tuổi, mà cũng chưa thấy bộc lộ gì nên mặc dù ấp ủ âm mưu mua đàn piano nhưng chỉ sợ mua xong bỏ xó.
Em oánh dấu phát, chắc là đợt tới sẽ mời người lên dây đàn cho chuẩn. Cả nửa năm mới lên dây một lần có đắt tiền hơn một chút cũng không sao. Mà nhất là được thợ chuẩn, giàu kinh nghiệm thì lại càng không tiếc.Chỉnh dây đàn ngày xưa mới khổ, và yêu cầu thợ chỉnh dây phải có những thiên phú đặc biệt thôi.
Bây giờ, với sự hỗ trợ của các thành tựu khoa học kỹ thuật, thì mọi việc đơn giản hơn nhiều rồi.
Giờ gần như cửa hàng nào cũng có 1 bộ đồ chỉnh dây đàn, và tự đào tạo 1 chú thợ chỉnh dây. Em nhớ không nhầm, cụ DUY SƠN BÁC SỸ trên OF còn tự đặt bộ đồ chỉnh dây từ Nhật về tự mày mò làm.
Thợ lên dây đàn truyền thống( có lẽ là nhất) ở Hà nội có bác Thái - 098.3O8. 51. 7 8. Các cửa hàng mạn Hào nam( kể cả cụ Linh_piano) ngày xưa, đều nhờ bác này, vì thâm niên mười mấy năm học chế tạo Piano ở Tiệp khắc. Bác ấy thường lên kỹ, và để ý các lỗi của đàn. Tuy nhiên, để nhận được tư vấn của bác ấy, các cụ phải trở thành khách quen của bác ấy, và phải hết sức tế nhị. Lý do là bác ấy phải duy trì quan hệ tốt với các cửa hàng đàn. Nếu phách hết lỗi đàn và các cửa hàng biết đc tên người phím thì rất oải cho bác ấy. Thời gian bảo hành Piano cơ rất lâu, 3-5 năm, nên Bi ơi, đừng sợ.......
Đặc điểm của bác này là khá khó tính, không mặc cả, giá cao hơn thợ trẻ khoảng 100k/lần lên dây. Thợ thường lên dây khoảng 4-500k/shot, tùy khoảng cách di chuyển.
Khi nào cần lên dây đàn: Đúng ra là người chơi phải tự cảm nhận được lúc nào cần lên dây. Tuy nhiên, điều này rất khó. Do vậy, với điều kiện khí hậu miền Bắc, 1 năm nên lên dây ít nhất 1 lần, vào thời điểm chuyển mùa Xuân - Hè( hết mùa nồm, lúc nào các cụ cảm thấy trời bắt đầu khô, nóng). Lý tưởng nữa thì lên dây thêm 1 lần vào giao mùa Thu - Đông.
Lý do lên dây vào lúc giao mùa: Đàn cơ làm bằng gỗ, nỉ.v.v.... Thay đổi thời tiết, độ ẩm... dễ gây co dãn, cong vênh..==> sai dây, phải chỉnh.
Bảo quản đàn: Cứ mưa và ẩm thì cắm điện cả ngày. Mùa nồm cắm cả tuần. Các cụ cũng thấy cái ống sấy nó bé tý( nhằm mục đích tránh thay đổi nhiệt độ quá nhanh, dẫn đến cong vênh nứt gãy cho gỗ), nên ko tốn bao nhiêu điện, và hại đàn đâu.
Cầu kỳ nữa thì đi mua hạt chống ẩm và băng phiến, rồi bỏ vào trong đàn. Vị trí để chống ẩm và băng phiến: Tự tìm hiểu, hoặc hỏi thợ lên dây....
( Nhà cháu lỡ nghịch dại, bị đỏ đ.ít. Cụ nào thấy hữu ích, nhớ votka cho cháu, để cháu về mặt đất với ạ. Cháu cảm ơn)
Cụ ơi!Cụ cho em hỏi, làm thế nào để biết trẻ con có sở thích hay năng khiếu đàn từ bé không? Ví dụ con nhà 4 tuổi, mà cũng chưa thấy bộc lộ gì nên mặc dù ấp ủ âm mưu mua đàn piano nhưng chỉ sợ mua xong bỏ xó.
Tại e ít khi vào forum cụ ạ, sợ trôi bài nên e mới bảo các cụ có gì inbox để lúc nào tiện e vào rep 1 thể. Nhưng may forum mình có cái chức năng thông báo những ai quote lại câu nói (e mới vào forum thôi ạ). Vậy cụ nào cần tư vấn thì cứ quote lại 1 comment của e để e biết nhéTư vấn luôn ở đây đê sao phải inbox hả cụ?
Dạ giờ e đang ở khu vực Vĩnh Tuy...nhưng nói chung là e dạy quanh HNCụ ở khu vực nào? có khi giúp được cho f1 nhà em
Như các cụ ở trên tư vấn cũng đúng, chủ yếu là do bố mẹ hướng cho con đi học từ khi còn bé. Nhưng e dạy nhiều thì cũng có 1 vài bé có khả năng và bộc lộ ngay ra bên ngoài, rất dễ nhận biết, đó là nó rất thích đc nghe nhạc cổ điển (nhạc cổ điển nhé, chứ ko phải nhạc hiện đại, DJ hay nhạc hoạt hình), thích nhìn các clip nghệ sĩ chơi piano, v.v... các bé bộc lộ sớm như này ko nhiều đâu, nhưng tư chất thì rất tốt. Còn lại thì cứ thử thôi, ban đầu ko nhất thiết phải đầu tư piano cơ cho bé học ngay, piano điện cũng đc, nếu thấy bé đam mê và hứng thú, muốn học tiếp thì bắt đầu lên đời (còn nhà cụ có điều kiện thì...thôi, ko cần cầu kỳ thế )Cụ cho em hỏi, làm thế nào để biết trẻ con có sở thích hay năng khiếu đàn từ bé không? Ví dụ con nhà 4 tuổi, mà cũng chưa thấy bộc lộ gì nên mặc dù ấp ủ âm mưu mua đàn piano nhưng chỉ sợ mua xong bỏ xó.