Cái tên nói lên tất cả. Anh Phong này quả là con của thần gió.
Một lũ xảo biện, chúng nó nghĩ dân ngu chắc.Cụ nào chuyên về kinh tế xin cho ý kiến Bài kể chuyện cổ tích rất hay đấy ạ!
http://petrotimes.vn/mua-0-dong-va-lai-vo-cuc-360911.html
(PetroTimes) - Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII lần này thật sôi động. Sự sôi động ấy thể hiện ở chỗ, lần đầu tiên Quốc hội chất vấn một cách thoải mái các vị Tư lệnh ngành, thậm chí cả Chủ tịch Quốc hội và cả Thủ tướng.
Ghi chép của Nguyễn Như Phong
Nói một cách nôm na là Đại biểu Quốc hội (ĐHQH) thắc mắc điều gì, cần làm rõ việc gì thì cứ đặt ra câu hỏi, và ai cũng phải có trách nhiệm trả lời. Chứ không như mọi năm trước, mỗi kỳ họp lại chọn ra vài vị Bộ trưởng để trả lời.
Cách làm này thật là hay, khiến nghị trường trở nên nóng hơn, “hấp dẫn hơn” và xem ra tính minh bạch cũng cao hơn.
Không ít Bộ trưởng đã phải toát mồ hôi trước những câu hỏi chất vấn của ĐBQH. Sự chất vấn này lại bất ngờ, không chuẩn bị trước, nên nhiều Bộ trưởng đến họp mà ôm theo cả gang tài liệu, rồi thậm chí mang theo cả bộ máy “tham mưu nhẹ” đến hội trường.
Ấy vậy mà có một vị Tư lệnh ngành, chẳng được ai “nhắc” đến, đó chính là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Kể cũng lạ, vào các kỳ họp cách đây 3-4 năm trước, lần nào ông Bình cũng là tâm điểm của sự chú ý, và người ta chất vấn ông đủ kiểu. Nhưng bây giờ thì lại chả ai “hỏi han” gì đến.
Không nén nổi sự ngạc nhiên, tôi có hỏi một ĐBQH cũng là người rất am hiểu về tài chính ngân hàng, và cũng là người từ xưa đến nay “khét tiếng” dám nói thẳng, nói thật: “Sao năm nay không ai chất vấn Thống đốc Bình nhỉ?”.
Ông nói tỉnh queo: “Cũng có phóng viên báo chí đã hỏi tôi, và không ít người cho rằng bây giờ biết chất vấn cái gì? Thường chất vấn là để dành cho những điều bức xúc, cần làm rõ, còn ở ngân hàng thì mọi thứ phơi bày ra tất rồi: Thị trường vàng ổn định, không có “cơn điên loạn” như cách đây dăm bảy năm nữa; dự trữ ngoại hối của quốc gia chưa bao giờ cao như hiện nay; lạm phát thấp nhất trong hàng chục năm trở lại đây; uy tín của đồng nội tệ được nâng cao…
Nếu nói rằng thị trường tài chính đang rất đẹp thì hơi quá, nhưng rõ ràng bức tranh của thị trường tài chính rất sáng sủa. Nói như vậy, cũng đúng nhưng chưa đủ. Một con người, một tổ chức, khi đang tồn tại, đang hoạt động thì chưa thể nào nói là hoàn hảo đến mức “tròn xoe”, không tì vết. Ngành ngân hàng cũng vậy, chắc chắn còn không ít khiếm khuyết cần phải khắc phục…
Nhưng việc các đại biểu không chất vấn Thống đốc Bình chính là thể hiện sự đánh giá cao các kết quả mà ngành ngân hàng đã làm được trong gần 5 năm qua, và trên nữa thể hiện sự tin cậy, sự chia sẽ, và sự đồng thuận với những quyết sách về tiền tệ”.
À ra vậy! Thật chí lý!
Tôi lại hỏi thêm vị ĐBQH rằng: “Này, thế cái chuyện ông Bình cho mua lại ba ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng là thế nào. Theo tôi biết thì trên thế giới chưa có trường hợp nào như vậy”.
Vị ĐBQH nói thủng thẳng: “Về chi tiết, tại sao lại mua với giá 0 đồng có lẽ anh nên trao đổi với ông Bình. Mà hiện nay ông Bình “ruồi” đang ở đây này. Nhưng thôi, tôi thì nghĩ thế này, về mặt pháp lý thì pháp luật đã có quy định cho phép mua lại ngân hàng với giá 0 đồng hoặc cho ngân hàng phá sản, cho nên đúng sai về góc độ pháp luật ta không bàn, mà chắc chắn là đúng rồi. Còn tại sao mua với giá 0 đồng thì đúng đây là trường hợp chưa từng có trên thế giới.
Thực ra, trên thế giới cũng có ngân hàng bị mua với giá 1 USD, nhưng 1 USD cũng là tiền. Còn đây mua lại với giá 0 đồng thì là Nhà nước đang mua lại một ngân hàng đã bị phá sản. Cách làm này, thực chất, đây là cách cứu dân, tránh cho việc xảy ra một thảm họa tài chính, dẫn đến sự hỗn loạn về chính trị”.
Rồi ông lại hỏi tôi: “Anh có tiền gửi ở ba ngân hàng ấy không?”. Tôi bảo rằng: “Có, nhưng không nhiều, chỉ vài triệu”. Ông bảo: “Vậy nếu anh bị mất mấy triệu tiền tiết kiệm đó liệu anh có sẵn sàng xuống đường biểu tình, hoặc tham gia khiếu kiện đông người để đòi tiền không?”. Tôi im lặng.
Ông lại nói: “Vậy điều gì sẽ xảy ra với xã hội này nếu hàng trăm, hàng nghìn người đang gửi tiết kiệm ở ba ngân hàng: Dầu khí Toàn cầu, Oceanbank, Xây dựng… đổ xuống đường đòi tiền mà họ gửi ở đấy”.
Tôi cãi: “Việc gửi tiền vào ngân hàng cũng coi như việc đầu tư tài chính, lãi thì ăn, lỗ hoặc bị mất thì phải chịu. Sao lại đi kiện. Ai bảo chọn ngân hàng đấy mà gửi tiền. Sao không gửi vào các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank…”.
Ông vỗ vai tôi, tỏ ý thông cảm với sự hiểu biết non kém của tôi: “Đó là nói về lý thuyết, ở nước ngoài thì đúng là thế, anh muốn chọn ngân hàng gửi tiền thì phải tính toán xem xét sức khỏe, và độ tin cậy của ngân hàng đó. Và nếu ngân hàng đó phá sản thì mất tiền là chuyện thường.
Nhưng ở Việt Nam lại không vậy. Người dân mang tiền đi gửi tiết kiệm, và họ cứ nghĩ ngân hàng nào cũng của Nhà nước, cũng giống như báo chí các anh, cứ cái gì đưa lên tivi, in ra giấy, phát lên đài là người dân bảo là tiếng nói của ****, của Chính phủ”.
Nung nấu câu chuyện với vị ĐBQH nọ. Tôi gặp Thống đốc Bình và cũng đặt câu hỏi về chuyện sao mua ngân hàng với giá 0 đồng.
Không phải nghĩ lâu, ông Bình bảo luôn: “Về việc mua ngân hàng với giá 0 đồng trước hết phải hiểu rằng ngân hàng đó đã bị phá sản và bị mua với giá 0 đồng là đi nửa chặng đường tiến trình phá sản. Vậy ai làm cho các ngân hàng cổ phần này phá sản. Đó chính là các ông chủ và các cổ đông. Họ không biết điều hành, họ làm ăn bậy bạ, lợi dụng ngân hàng, lợi dụng người gửi tiền làm bậy, vậy thì họ phải chịu mất tiền.
Nhưng còn người dân thì sao? Người dân có biết gì đâu, chỉ biết rằng gom góp được bao nhiêu tiền thì gửi vào ngân hàng, bởi họ nghĩ rằng, đó là nơi giữ tiền an toàn nhất. Rồi cũng hy vọng có thêm được đồng lãi để trang trải cho cuộc sống. Chính vì thế mà phải bảo vệ người dân. Làm gì thì làm, cũng phải lo tính đến chuyện bảo vệ dân trước.
Các ngân hàng này trong một thời gian dài, họ làm ăn theo kiểu “bóc ngắn cắn dài”, chi tiêu bạt mạng, đầu tư không có tính toán, và thậm chí tiêu tiền theo kiểu như đi nhặt được. Đến lúc tiền của cổ đông mất hết thì lại dùng tiền người dân gửi tiết kiệm để chia cổ tức cho nhau. Vì thế không thể bảo vệ các ông chủ này được, phải bảo vệ dân, mà cách tốt nhất là mua lại ngân hàng đó, với cái giá là 0 đồng. Nhà nước không thể mua lại các ngân hàng này với giá 1 đồng, vì Nhà nước không có 1 đồng. Nhà nước mua lại với giá 0 đồng để điều hành, tái cấu trúc lại bằng các công cụ chính sách và làm cho ngân hàng đó từng bước thoát ra khỏi tình trạng nợ nần.
Về lý thuyết, số tiền của các ông chủ trong ngân hàng này đã mất sạch, cho nên đừng có bàn đến chuyện lấy lại đồng nào cả, còn Nhà nước mua lại giao cho ngân hàng lớn tổ chức quản lý là nhằm mục đích không gây xáo trộn trong thị trường tài chính tiền tệ, bảo vệ quyền lợi cho người dân. Trong hoạt động tài chính ngân hàng, Xã hội chủ nghĩa hay Tư bản chủ nghĩa chính là ở chỗ này đây. Chúng ta đặt mục tiêu xây dựng Nhà nước “do dân, vì dân” thì phải vì dân mà mua lại với giá 0 đồng”.
Tôi lại hỏi Thống đốc, vậy thì bao giờ các ngân hàng mua lại với giá 0 đồng có thể phục hồi được. Ông nói: “Theo như tính toán của tôi, để các ngân hàng có đồng tiền dương phải mất 3-7 năm nữa. Nhưng sau thời gian đó sẽ được gì. Thứ nhất chúng ta được lòng dân, bởi người dân không mất tiền, và được sự ổn định xã hội; thứ hai là Ngân hàng Nhà nước sẽ được cả một hệ thống quản lý của các ngân hàng đó mà không phải đầu tư gì lớn; và thứ ba là khi ngân hàng hoạt động có lãi, chúng ta sẽ được lãi thêm về mặt chính trị”.
Nghe ông nói cứ bình thản như không và tôi có cảm giác rằng cái gì sự nung nấu để giải quyết ngân hàng yếu kém này đã có trong đầu ông từ rất lâu rồi.
Về sau này, tôi mới biết hóa ra từ khi còn làm Phó thống đốc, ông đã đưa ra các phương án xử lý các ngân hàng yếu kém, mất hết thanh khoản và đang đi vào con đường lừa dân, nhưng khi đó không ai nghe ông cả. Rồi cả chuyện ông dẹp loạn thị trường vàng, cũng chẳng phải là cái gì mới đối với ông, bởi từ năm 2008-2009 ông đã đưa ra kế hoạch phải lập lại trật tự thị trường vàng, nhưng ngày đấy cũng chẳng ai nghe cả…
Thật ra khi mua lại các ngân hàng này với giá 0 đồng, ông cũng bị phản đối không ít, đặc biệt là từ các cổ đông của những ngân hàng yếu kém này. Bởi họ đã đầu tư vào hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng, nhưng giờ mất trắng, họ cũng đau lắm chứ, nên họ cố tìm mọi cách vận động người này người khác để không thực hiện được kế hoạch mua ngân hàng với giá 0 đồng. Nhưng ông vẫn nghiến răng lại mà làm.
Ông đã từng nói với các cộng sự, đại ý là: “Thà chịu mang tiếng ác với các ông chủ, các cổ đông còn hơn là để người dân mất 1 đồng”.
Mua ngân hàng với giá 0 đồng để rồi được lãi… vô cực!
Cái “lãi” đó là “lãi” về sự ổn định lòng dân, ổn định chính trị và ổn định kinh tế.
Thế mới thấy quan điểm làm lợi cho dân xem ra cũng thật giản dị, nhưng cũng lại khó vô cùng.
Việc này thì tiền bối của chúng nó đã từng làm rồi, nên bây giờ chúng nó mới bẩn bựa thế chứ.Bao giờ bác ấy nổi hứng viết bài tự ca ngợi mình để cho làng báo chí cách mệnh bớt bẩn bựa đi nhỉ!
"Money as Debt" - YoutubeÔng vỗ vai tôi, tỏ ý thông cảm với sự hiểu biết non kém của tôi: “Đó là nói về lý thuyết, ở nước ngoài thì đúng là thế, anh muốn chọn ngân hàng gửi tiền thì phải tính toán xem xét sức khỏe, và độ tin cậy của ngân hàng đó. Và nếu ngân hàng đó phá sản thì mất tiền là chuyện thường.
Vấn đề là có các nhóm lợi ích đứng sau các NH đó và không phải đơn giản để có được 1 cái giấy phép mở NH đâu. Muốn mở được 1 Nh thì các khoản chi cũng không hề nhỏ. Hơn nữa, các NH được thành lập sau này đều có sự thao túng của nhiều đại gia trong nghề vì thấy nó quá dễ ăn. 1NH mới thành lập vốn Pháp định đòi hòi không nhỏ cũng như vốn lưu động. Các đại gia lại không muốn bỏ tiền mà lại dùng tiền từ các NH khác để góp vốn. Cái này tạo nên một qui mô giả tạo trên thị trường vốn cũng như trông cây mà không có đất. Mọi dòng tiền của mấy NH này đều là đi huy động từ dân. Khi nguồn tiền cạn kiệt, các NH chạy đua lãi Suất làm hỗn loạn thị trường tài chính. Lĩa suất đầu vào tăng thì đầu ra cung không thể giảm làm chi phí sản xuất xã hội tăng cao. Để cạnh tranh với các NH lớn, các NH nhỏ loại này sẽ nới lỏng các qui định về đầu tư làm cho ruit ro về nợ xấu tăng cao (thực tế đã chứng minh). Khi các NH này mất vốn, các NH lớn đầu tư vào các NH này cũng lấy mứt ra mà đòi nó nên hiệu ứng của nó là không nhở. Hơn nữa thì trường tài chính nó phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tâm lý. 1NH sụp đổ, người gửi tiền tại các NH khác cũng sẽ đồng loạt rút tiền để bảo toàn vốn. Lúc này thì định chế NH đầu đuôi không thể cứu được nhau sẽ dẫn tới sụp đổ hàng loạt. Khi người dân đã mất đến đồng cuối cùng rồi thì chả có CS hay mật vụ nào có thể đàn áp được họ cả thể chế sẽ sụp đổ theo."Money as Debt" - Youtube
Em hiểu như thế này có nghĩa là ở nước ngoài (không rõ nước nào) thì cả hệ thống ngân hàng đề dựa trên nền tảng là ngân hàng nhà nước và do đó, 1 ngân hàng sụp đổ cũng sẽ kéo theo cả hệ thống tài chính sụp đổ (không liên quan đến chính trị).
chắc các bác nhà Dầu không thích cụ nhỉ Trưởng tộc nhà Dầu lại quyền uy đầy mình, tổng N.N.P lại mang tiếng "chó mực". Em là em lo cho bác Ruồi lắm.Nghe đoạn này thì là có người đang nghiến răng cụ ạ : Thà chịu mang tiếng ác với các ông chủ, các cổ đông còn hơn là để người dân mất 1 đồng
Ko cần jn đâu ra mà nó tiếp tục sống, tiền dân tiếp tục đổ vào, và thay vì người nào kia ảo thuật thủng két thì ông N N ảo thuật chứ cụ. Tài tình thế còn gì khi mà cái thây ma vẫn cày cuốc thay vì choth vào hòm,Thực ra những chuyện này bọn tư bản nó đã có kinh nghiệm xử lý rồi. Nếu theo đúng bài NHNN phải phân loại thằng nào cứu vì có khả năng phục hồi , thằng nào để cho phá sản vì hết thuốc chữa. Chứ thằng nào NHNN cũng bỏ tiền ra cứu thì chắc chắn đi ngược lại qui luật của kinh tế thị trường và một số thằng chấp nhận hy sinh đời bố để làm vài chục ngàn tỉ cho vợ con nó hưởng .....................
Câu hỏi mà anh Bình không thể trả lời là nếu không phải ngân sách nhà nước thì nguồn tiền ở đâu để trả lại người gửi ? im lặng là khôn ngoan nhất có phải không các Cụ
Nâng bi hơi mạnh rồi. Vậy mấy năm trước lạm phát đến 18% thì dân mất tiền biết là bao nhiêuNghe đoạn này thì là có người đang nghiến răng cụ ạ : Thà chịu mang tiếng ác với các ông chủ, các cổ đông còn hơn là để người dân mất 1 đồng
Móc ra nó chia cho cả anh ngồi canh đó cụ ơi. Nếu cụ mà ngồi đó canh cụ có cầm lòng được không???Em ngây ngô không hiểu lắm chuyện ngân hàng. Nhưng đọc xong bài báo nâng bi này em dân quê cứ nói nôm na dễ hiểu là, Bác Ruồi được phân công canh gác, quản lý mấy bao tải tiền, mấy thằng mất dạy nó rút hết tiền trong bao, giờ bác ấy mua lại mấy cái vỏ bao với giá 0 đồng. Bác Gió viết bài ca ngợi, nếu không giữ được cái vỏ bao, thì sẽ lộ ra các bao còn lại cũng đã bị rút tiền nhưng chưa đến mức rỗng ruột. Cái hay ở đây là quản lý kém, gây thất thoát, giờ phải ngậm quả bồ hòn đắng chết mẹ nhưng vẫn ca hát là ngọt ngọt quá. Như vụ NH xây dựng, bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, có ng của NHNN ngồi trong đó mà vẫn để anh chủ tịt và chú TGĐ móc gần 9 ngàn tỏi ra chi tiêu cá nhân thì phải nói là quá giỏi luôn...
Em đọc bài cụ cũng hiểu ra được chút ít, mỗi cái hơi dài, em vừa đọc vừa hìn dung nên mãi mới đọc hết được.Vấn đề là có các nhóm lợi ích đứng sau các NH đó và không phải đơn giản để có được 1 cái giấy phép mở NH đâu. Muốn mở được 1 Nh thì các khoản chi cũng không hề nhỏ. Hơn nữa, các NH được thành lập sau này đều có sự thao túng của nhiều đại gia trong nghề vì thấy nó quá dễ ăn. 1NH mới thành lập vốn Pháp định đòi hòi không nhỏ cũng như vốn lưu động. Các đại gia lại không muốn bỏ tiền mà lại dùng tiền từ các NH khác để góp vốn. Cái này tạo nên một qui mô giả tạo trên thị trường vốn cũng như trông cây mà không có đất. Mọi dòng tiền của mấy NH này đều là đi huy động từ dân. Khi nguồn tiền cạn kiệt, các NH chạy đua lãi Suất làm hỗn loạn thị trường tài chính. Lĩa suất đầu vào tăng thì đầu ra cung không thể giảm làm chi phí sản xuất xã hội tăng cao. Để cạnh tranh với các NH lớn, các NH nhỏ loại này sẽ nới lỏng các qui định về đầu tư làm cho ruit ro về nợ xấu tăng cao (thực tế đã chứng minh). Khi các NH này mất vốn, các NH lớn đầu tư vào các NH này cũng lấy mứt ra mà đòi nó nên hiệu ứng của nó là không nhở. Hơn nữa thì trường tài chính nó phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tâm lý. 1NH sụp đổ, người gửi tiền tại các NH khác cũng sẽ đồng loạt rút tiền để bảo toàn vốn. Lúc này thì định chế NH đầu đuôi không thể cứu được nhau sẽ dẫn tới sụp đổ hàng loạt. Khi người dân đã mất đến đồng cuối cùng rồi thì chả có CS hay mật vụ nào có thể đàn áp được họ cả thể chế sẽ sụp đổ theo.