[Funland] Mua 0 đồng và lãi… vô cực!

NQHU

Xe điện
Biển số
OF-389972
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
3,912
Động cơ
270,664 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nào chuyên về kinh tế xin cho ý kiến :D Bài kể chuyện cổ tích rất hay đấy ạ! :D


http://petrotimes.vn/mua-0-dong-va-lai-vo-cuc-360911.html
(PetroTimes) - Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII lần này thật sôi động. Sự sôi động ấy thể hiện ở chỗ, lần đầu tiên Quốc hội chất vấn một cách thoải mái các vị Tư lệnh ngành, thậm chí cả Chủ tịch Quốc hội và cả Thủ tướng.
Ghi chép của Nguyễn Như Phong

Nói một cách nôm na là Đại biểu Quốc hội (ĐHQH) thắc mắc điều gì, cần làm rõ việc gì thì cứ đặt ra câu hỏi, và ai cũng phải có trách nhiệm trả lời. Chứ không như mọi năm trước, mỗi kỳ họp lại chọn ra vài vị Bộ trưởng để trả lời.

Cách làm này thật là hay, khiến nghị trường trở nên nóng hơn, “hấp dẫn hơn” và xem ra tính minh bạch cũng cao hơn.

Không ít Bộ trưởng đã phải toát mồ hôi trước những câu hỏi chất vấn của ĐBQH. Sự chất vấn này lại bất ngờ, không chuẩn bị trước, nên nhiều Bộ trưởng đến họp mà ôm theo cả gang tài liệu, rồi thậm chí mang theo cả bộ máy “tham mưu nhẹ” đến hội trường.
Ấy vậy mà có một vị Tư lệnh ngành, chẳng được ai “nhắc” đến, đó chính là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.

Kể cũng lạ, vào các kỳ họp cách đây 3-4 năm trước, lần nào ông Bình cũng là tâm điểm của sự chú ý, và người ta chất vấn ông đủ kiểu. Nhưng bây giờ thì lại chả ai “hỏi han” gì đến.

Không nén nổi sự ngạc nhiên, tôi có hỏi một ĐBQH cũng là người rất am hiểu về tài chính ngân hàng, và cũng là người từ xưa đến nay “khét tiếng” dám nói thẳng, nói thật: “Sao năm nay không ai chất vấn Thống đốc Bình nhỉ?”.

Ông nói tỉnh queo: “Cũng có phóng viên báo chí đã hỏi tôi, và không ít người cho rằng bây giờ biết chất vấn cái gì? Thường chất vấn là để dành cho những điều bức xúc, cần làm rõ, còn ở ngân hàng thì mọi thứ phơi bày ra tất rồi: Thị trường vàng ổn định, không có “cơn điên loạn” như cách đây dăm bảy năm nữa; dự trữ ngoại hối của quốc gia chưa bao giờ cao như hiện nay; lạm phát thấp nhất trong hàng chục năm trở lại đây; uy tín của đồng nội tệ được nâng cao…

Nếu nói rằng thị trường tài chính đang rất đẹp thì hơi quá, nhưng rõ ràng bức tranh của thị trường tài chính rất sáng sủa. Nói như vậy, cũng đúng nhưng chưa đủ. Một con người, một tổ chức, khi đang tồn tại, đang hoạt động thì chưa thể nào nói là hoàn hảo đến mức “tròn xoe”, không tì vết. Ngành ngân hàng cũng vậy, chắc chắn còn không ít khiếm khuyết cần phải khắc phục…

Nhưng việc các đại biểu không chất vấn Thống đốc Bình chính là thể hiện sự đánh giá cao các kết quả mà ngành ngân hàng đã làm được trong gần 5 năm qua, và trên nữa thể hiện sự tin cậy, sự chia sẽ, và sự đồng thuận với những quyết sách về tiền tệ”.

À ra vậy! Thật chí lý!

Tôi lại hỏi thêm vị ĐBQH rằng: “Này, thế cái chuyện ông Bình cho mua lại ba ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng là thế nào. Theo tôi biết thì trên thế giới chưa có trường hợp nào như vậy”.

Vị ĐBQH nói thủng thẳng: “Về chi tiết, tại sao lại mua với giá 0 đồng có lẽ anh nên trao đổi với ông Bình. Mà hiện nay ông Bình “ruồi” đang ở đây này. Nhưng thôi, tôi thì nghĩ thế này, về mặt pháp lý thì pháp luật đã có quy định cho phép mua lại ngân hàng với giá 0 đồng hoặc cho ngân hàng phá sản, cho nên đúng sai về góc độ pháp luật ta không bàn, mà chắc chắn là đúng rồi. Còn tại sao mua với giá 0 đồng thì đúng đây là trường hợp chưa từng có trên thế giới.

Thực ra, trên thế giới cũng có ngân hàng bị mua với giá 1 USD, nhưng 1 USD cũng là tiền. Còn đây mua lại với giá 0 đồng thì là Nhà nước đang mua lại một ngân hàng đã bị phá sản. Cách làm này, thực chất, đây là cách cứu dân, tránh cho việc xảy ra một thảm họa tài chính, dẫn đến sự hỗn loạn về chính trị”.
Rồi ông lại hỏi tôi: “Anh có tiền gửi ở ba ngân hàng ấy không?”. Tôi bảo rằng: “Có, nhưng không nhiều, chỉ vài triệu”. Ông bảo: “Vậy nếu anh bị mất mấy triệu tiền tiết kiệm đó liệu anh có sẵn sàng xuống đường biểu tình, hoặc tham gia khiếu kiện đông người để đòi tiền không?”. Tôi im lặng.

Ông lại nói: “Vậy điều gì sẽ xảy ra với xã hội này nếu hàng trăm, hàng nghìn người đang gửi tiết kiệm ở ba ngân hàng: Dầu khí Toàn cầu, Oceanbank, Xây dựng… đổ xuống đường đòi tiền mà họ gửi ở đấy”.

Tôi cãi: “Việc gửi tiền vào ngân hàng cũng coi như việc đầu tư tài chính, lãi thì ăn, lỗ hoặc bị mất thì phải chịu. Sao lại đi kiện. Ai bảo chọn ngân hàng đấy mà gửi tiền. Sao không gửi vào các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank…”.

Ông vỗ vai tôi, tỏ ý thông cảm với sự hiểu biết non kém của tôi: “Đó là nói về lý thuyết, ở nước ngoài thì đúng là thế, anh muốn chọn ngân hàng gửi tiền thì phải tính toán xem xét sức khỏe, và độ tin cậy của ngân hàng đó. Và nếu ngân hàng đó phá sản thì mất tiền là chuyện thường.

Nhưng ở Việt Nam lại không vậy. Người dân mang tiền đi gửi tiết kiệm, và họ cứ nghĩ ngân hàng nào cũng của Nhà nước, cũng giống như báo chí các anh, cứ cái gì đưa lên tivi, in ra giấy, phát lên đài là người dân bảo là tiếng nói của Đảng, của Chính phủ”.

Nung nấu câu chuyện với vị ĐBQH nọ. Tôi gặp Thống đốc Bình và cũng đặt câu hỏi về chuyện sao mua ngân hàng với giá 0 đồng.

Không phải nghĩ lâu, ông Bình bảo luôn: “Về việc mua ngân hàng với giá 0 đồng trước hết phải hiểu rằng ngân hàng đó đã bị phá sản và bị mua với giá 0 đồng là đi nửa chặng đường tiến trình phá sản. Vậy ai làm cho các ngân hàng cổ phần này phá sản. Đó chính là các ông chủ và các cổ đông. Họ không biết điều hành, họ làm ăn bậy bạ, lợi dụng ngân hàng, lợi dụng người gửi tiền làm bậy, vậy thì họ phải chịu mất tiền.

Nhưng còn người dân thì sao? Người dân có biết gì đâu, chỉ biết rằng gom góp được bao nhiêu tiền thì gửi vào ngân hàng, bởi họ nghĩ rằng, đó là nơi giữ tiền an toàn nhất. Rồi cũng hy vọng có thêm được đồng lãi để trang trải cho cuộc sống. Chính vì thế mà phải bảo vệ người dân. Làm gì thì làm, cũng phải lo tính đến chuyện bảo vệ dân trước.

Các ngân hàng này trong một thời gian dài, họ làm ăn theo kiểu “bóc ngắn cắn dài”, chi tiêu bạt mạng, đầu tư không có tính toán, và thậm chí tiêu tiền theo kiểu như đi nhặt được. Đến lúc tiền của cổ đông mất hết thì lại dùng tiền người dân gửi tiết kiệm để chia cổ tức cho nhau. Vì thế không thể bảo vệ các ông chủ này được, phải bảo vệ dân, mà cách tốt nhất là mua lại ngân hàng đó, với cái giá là 0 đồng. Nhà nước không thể mua lại các ngân hàng này với giá 1 đồng, vì Nhà nước không có 1 đồng. Nhà nước mua lại với giá 0 đồng để điều hành, tái cấu trúc lại bằng các công cụ chính sách và làm cho ngân hàng đó từng bước thoát ra khỏi tình trạng nợ nần.

Về lý thuyết, số tiền của các ông chủ trong ngân hàng này đã mất sạch, cho nên đừng có bàn đến chuyện lấy lại đồng nào cả, còn Nhà nước mua lại giao cho ngân hàng lớn tổ chức quản lý là nhằm mục đích không gây xáo trộn trong thị trường tài chính tiền tệ, bảo vệ quyền lợi cho người dân. Trong hoạt động tài chính ngân hàng, Xã hội chủ nghĩa hay Tư bản chủ nghĩa chính là ở chỗ này đây. Chúng ta đặt mục tiêu xây dựng Nhà nước “do dân, vì dân” thì phải vì dân mà mua lại với giá 0 đồng”.

Tôi lại hỏi Thống đốc, vậy thì bao giờ các ngân hàng mua lại với giá 0 đồng có thể phục hồi được. Ông nói: “Theo như tính toán của tôi, để các ngân hàng có đồng tiền dương phải mất 3-7 năm nữa. Nhưng sau thời gian đó sẽ được gì. Thứ nhất chúng ta được lòng dân, bởi người dân không mất tiền, và được sự ổn định xã hội; thứ hai là Ngân hàng Nhà nước sẽ được cả một hệ thống quản lý của các ngân hàng đó mà không phải đầu tư gì lớn; và thứ ba là khi ngân hàng hoạt động có lãi, chúng ta sẽ được lãi thêm về mặt chính trị”.

Nghe ông nói cứ bình thản như không và tôi có cảm giác rằng cái gì sự nung nấu để giải quyết ngân hàng yếu kém này đã có trong đầu ông từ rất lâu rồi.

Về sau này, tôi mới biết hóa ra từ khi còn làm Phó thống đốc, ông đã đưa ra các phương án xử lý các ngân hàng yếu kém, mất hết thanh khoản và đang đi vào con đường lừa dân, nhưng khi đó không ai nghe ông cả. Rồi cả chuyện ông dẹp loạn thị trường vàng, cũng chẳng phải là cái gì mới đối với ông, bởi từ năm 2008-2009 ông đã đưa ra kế hoạch phải lập lại trật tự thị trường vàng, nhưng ngày đấy cũng chẳng ai nghe cả…

Thật ra khi mua lại các ngân hàng này với giá 0 đồng, ông cũng bị phản đối không ít, đặc biệt là từ các cổ đông của những ngân hàng yếu kém này. Bởi họ đã đầu tư vào hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng, nhưng giờ mất trắng, họ cũng đau lắm chứ, nên họ cố tìm mọi cách vận động người này người khác để không thực hiện được kế hoạch mua ngân hàng với giá 0 đồng. Nhưng ông vẫn nghiến răng lại mà làm.

Ông đã từng nói với các cộng sự, đại ý là: “Thà chịu mang tiếng ác với các ông chủ, các cổ đông còn hơn là để người dân mất 1 đồng”.

Mua ngân hàng với giá 0 đồng để rồi được lãi… vô cực!

Cái “lãi” đó là “lãi” về sự ổn định lòng dân, ổn định chính trị và ổn định kinh tế.

Thế mới thấy quan điểm làm lợi cho dân xem ra cũng thật giản dị, nhưng cũng lại khó vô cùng.
 

NQHU

Xe điện
Biển số
OF-389972
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
3,912
Động cơ
270,664 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ Tổng N.N.P được cái "mát tay", dí bút ca ngợi chú nào, chú đó đi về nơi xa như tướng Ngựa, Dương em ở Hải Phòng, không biết lần này anh Nốt ruồi duyên nên vui hay buồn=))
 

tqttn2007

Xe điện
Biển số
OF-47628
Ngày cấp bằng
29/9/09
Số km
4,453
Động cơ
501,555 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Nguyễn Như Phong là tổ lái của tay Chém Như Gió!
 

sandisk35

Xe điện
Biển số
OF-132588
Ngày cấp bằng
28/2/12
Số km
2,659
Động cơ
390,970 Mã lực
Cụ Tổng N.N.P được cái "mát tay", dí bút ca ngợi chú nào, chú đó đi về nơi xa như tướng Ngựa, Dương em ở Hải Phòng, không biết lần này anh Nốt ruồi duyên nên vui hay buồn=))
Cụ ấy là gió nhưng chém thật hả Cụ :))
 

xuân 2015

Xe điện
Biển số
OF-394738
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,864
Động cơ
261,843 Mã lực
Nơi ở
chùa cót
Cứu 1 ngân hàng thành viên cũng là cứu cả hệ thống ngân hàng khỏi đổ vỡ vì lĩnh vực này mang tính chất niềm tin nhiều hơn lãi suất.
 

Bắp cải

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-201067
Ngày cấp bằng
7/7/13
Số km
3,934
Động cơ
352,630 Mã lực
Nơi ở
vườn rau
Cụ Tổng N.N.P được cái "mát tay", dí bút ca ngợi chú nào, chú đó đi về nơi xa như tướng Ngựa, Dương em ở Hải Phòng, không biết lần này anh Nốt ruồi duyên nên vui hay buồn=))
Nói hơi láo...nhưng ông này phải gọi đúng là b**i bút mới là chính xác.
 

Xe bọ xít

Xì hơi lốp
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
11,160
Động cơ
548,954 Mã lực
Cụ Tổng N.N.P được cái "mát tay", dí bút ca ngợi chú nào, chú đó đi về nơi xa như tướng Ngựa, Dương em ở Hải Phòng, không biết lần này anh Nốt ruồi duyên nên vui hay buồn=))
dí bút chú nào như viết điếu văn ý nhỉ :)) :)) :))
 

NQHU

Xe điện
Biển số
OF-389972
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
3,912
Động cơ
270,664 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ ấy là gió nhưng chém thật hả Cụ :))
Giống Pele trong bóng đá cụ ợ! Ca ngợi chú nào là đại hạn lâm đầu chạy ngay sát mít mới vãi! ^:)^Vía bác này hơi nặng. Dân gian nôm na gọi là "chó mực" :D
 

sandisk35

Xe điện
Biển số
OF-132588
Ngày cấp bằng
28/2/12
Số km
2,659
Động cơ
390,970 Mã lực
Giống Pele trong bóng đá cụ ợ! Ca ngợi chú nào là đại hạn lâm đầu chạy ngay sát mít mới vãi! ^:)^Vía bác này hơi nặng. Dân gian nôm na gọi là "chó mực" :D
Trên of hình như có mấy thớt về Cụ gió này ạ :)). Cụ này khen đểu hay cơ mà đọc còm thuyết âm mưu của các Cụ nhà mình vui lém :))
 

NQHU

Xe điện
Biển số
OF-389972
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
3,912
Động cơ
270,664 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cứu 1 ngân hàng thành viên cũng là cứu cả hệ thống ngân hàng khỏi đổ vỡ vì lĩnh vực này mang tính chất niềm tin nhiều hơn lãi suất.
Em không rõ vấn đề này lắm. Nếu cụ có kiến thức sâu sắc về vấn đề này xin được chỉ giáo.
Em chỉ thấy thằng ngân hàng khổng lồ là Lehman Brothers (lớn thứ 4 của Mẽo) vẫn tuyên bố phá sản bình thường. Vấn đề nữa là em không hiểu lấy tiền đâu để đập vào những khoản bị âm vốn của đám ngân hàng này? chẳng lẽ là ngân sách nhà nước?
Quan điểm nâng tầm cái trò mua 0 đồng này như 1 điểm ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với tư bản chủ nghĩa của cụ tổng N.N.P em cho là hơi quá, thậm chí là lố.
 

mazad3

Xe tăng
Biển số
OF-317227
Ngày cấp bằng
24/4/14
Số km
1,001
Động cơ
301,210 Mã lực
nghe thì cũng vào tai nhỉ 2 chữ vì dân sao đáng yêu thế
 

scorp8x

Xe lăn
Biển số
OF-87829
Ngày cấp bằng
8/3/11
Số km
12,251
Động cơ
499,593 Mã lực
Nơi ở
Somewhere I Belong
Nâng bi thô quá :D nhưng phải công nhận anh 1/2 nobel giỏi, rất hữu dụng với các sếp
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,120
Động cơ
2,092,542 Mã lực
Em không rõ vấn đề này lắm. Nếu cụ có kiến thức sâu sắc về vấn đề này xin được chỉ giáo.
Em chỉ thấy thằng ngân hàng khổng lồ là Lehman Brothers (lớn thứ 4 của Mẽo) vẫn tuyên bố phá sản bình thường. Vấn đề nữa là em không hiểu lấy tiền đâu để đập vào những khoản bị âm vốn của đám ngân hàng này? chẳng lẽ là ngân sách nhà nước?
Quan điểm nâng tầm cái trò mua 0 đồng này như 1 điểm ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với tư bản chủ nghĩa của cụ tổng N.N.P em cho là hơi quá, thậm chí là lố.
Chắc chắn là mua như vậy sẽ ổn định và cứu được vô số người. Có điều mua và trả nợ bằng tiền nhà nước, thuế của dân chứ giỏi giang *** gì đâu. Chúng nó quản lý kém gây hậu quả nghiêm trọng và cuối cùng có sao đâu.
Bão giá vàng và bđs thì sẽ còn lâu, rất lâu mới có thể xảy ra. Người bị thiệt là ND cũng khôn ra rồi. Lạm phát ít vì kinh tế có phát triển đâu. Thắt lưng buộc bụng cả rồi.
Chó ngáp phải ruồi thôi.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Cụ nào chuyên về kinh tế xin cho ý kiến :D Bài kể chuyện cổ tích rất hay đấy ạ! :D


http://petrotimes.vn/mua-0-dong-va-lai-vo-cuc-360911.html
(PetroTimes) - Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII lần này thật sôi động. Sự sôi động ấy thể hiện ở chỗ, lần đầu tiên Quốc hội chất vấn một cách thoải mái các vị Tư lệnh ngành, thậm chí cả Chủ tịch Quốc hội và cả Thủ tướng.
Ghi chép của Nguyễn Như Phong

Nói một cách nôm na là Đại biểu Quốc hội (ĐHQH) thắc mắc điều gì, cần làm rõ việc gì thì cứ đặt ra câu hỏi, và ai cũng phải có trách nhiệm trả lời. Chứ không như mọi năm trước, mỗi kỳ họp lại chọn ra vài vị Bộ trưởng để trả lời.

Cách làm này thật là hay, khiến nghị trường trở nên nóng hơn, “hấp dẫn hơn” và xem ra tính minh bạch cũng cao hơn.

Không ít Bộ trưởng đã phải toát mồ hôi trước những câu hỏi chất vấn của ĐBQH. Sự chất vấn này lại bất ngờ, không chuẩn bị trước, nên nhiều Bộ trưởng đến họp mà ôm theo cả gang tài liệu, rồi thậm chí mang theo cả bộ máy “tham mưu nhẹ” đến hội trường.
Ấy vậy mà có một vị Tư lệnh ngành, chẳng được ai “nhắc” đến, đó chính là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.

Kể cũng lạ, vào các kỳ họp cách đây 3-4 năm trước, lần nào ông Bình cũng là tâm điểm của sự chú ý, và người ta chất vấn ông đủ kiểu. Nhưng bây giờ thì lại chả ai “hỏi han” gì đến.

Không nén nổi sự ngạc nhiên, tôi có hỏi một ĐBQH cũng là người rất am hiểu về tài chính ngân hàng, và cũng là người từ xưa đến nay “khét tiếng” dám nói thẳng, nói thật: “Sao năm nay không ai chất vấn Thống đốc Bình nhỉ?”.

Ông nói tỉnh queo: “Cũng có phóng viên báo chí đã hỏi tôi, và không ít người cho rằng bây giờ biết chất vấn cái gì? Thường chất vấn là để dành cho những điều bức xúc, cần làm rõ, còn ở ngân hàng thì mọi thứ phơi bày ra tất rồi: Thị trường vàng ổn định, không có “cơn điên loạn” như cách đây dăm bảy năm nữa; dự trữ ngoại hối của quốc gia chưa bao giờ cao như hiện nay; lạm phát thấp nhất trong hàng chục năm trở lại đây; uy tín của đồng nội tệ được nâng cao…

Nếu nói rằng thị trường tài chính đang rất đẹp thì hơi quá, nhưng rõ ràng bức tranh của thị trường tài chính rất sáng sủa. Nói như vậy, cũng đúng nhưng chưa đủ. Một con người, một tổ chức, khi đang tồn tại, đang hoạt động thì chưa thể nào nói là hoàn hảo đến mức “tròn xoe”, không tì vết. Ngành ngân hàng cũng vậy, chắc chắn còn không ít khiếm khuyết cần phải khắc phục…

Nhưng việc các đại biểu không chất vấn Thống đốc Bình chính là thể hiện sự đánh giá cao các kết quả mà ngành ngân hàng đã làm được trong gần 5 năm qua, và trên nữa thể hiện sự tin cậy, sự chia sẽ, và sự đồng thuận với những quyết sách về tiền tệ”.

À ra vậy! Thật chí lý!

Tôi lại hỏi thêm vị ĐBQH rằng: “Này, thế cái chuyện ông Bình cho mua lại ba ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng là thế nào. Theo tôi biết thì trên thế giới chưa có trường hợp nào như vậy”.

Vị ĐBQH nói thủng thẳng: “Về chi tiết, tại sao lại mua với giá 0 đồng có lẽ anh nên trao đổi với ông Bình. Mà hiện nay ông Bình “ruồi” đang ở đây này. Nhưng thôi, tôi thì nghĩ thế này, về mặt pháp lý thì pháp luật đã có quy định cho phép mua lại ngân hàng với giá 0 đồng hoặc cho ngân hàng phá sản, cho nên đúng sai về góc độ pháp luật ta không bàn, mà chắc chắn là đúng rồi. Còn tại sao mua với giá 0 đồng thì đúng đây là trường hợp chưa từng có trên thế giới.

Thực ra, trên thế giới cũng có ngân hàng bị mua với giá 1 USD, nhưng 1 USD cũng là tiền. Còn đây mua lại với giá 0 đồng thì là Nhà nước đang mua lại một ngân hàng đã bị phá sản. Cách làm này, thực chất, đây là cách cứu dân, tránh cho việc xảy ra một thảm họa tài chính, dẫn đến sự hỗn loạn về chính trị”.
Rồi ông lại hỏi tôi: “Anh có tiền gửi ở ba ngân hàng ấy không?”. Tôi bảo rằng: “Có, nhưng không nhiều, chỉ vài triệu”. Ông bảo: “Vậy nếu anh bị mất mấy triệu tiền tiết kiệm đó liệu anh có sẵn sàng xuống đường biểu tình, hoặc tham gia khiếu kiện đông người để đòi tiền không?”. Tôi im lặng.

Ông lại nói: “Vậy điều gì sẽ xảy ra với xã hội này nếu hàng trăm, hàng nghìn người đang gửi tiết kiệm ở ba ngân hàng: Dầu khí Toàn cầu, Oceanbank, Xây dựng… đổ xuống đường đòi tiền mà họ gửi ở đấy”.

Tôi cãi: “Việc gửi tiền vào ngân hàng cũng coi như việc đầu tư tài chính, lãi thì ăn, lỗ hoặc bị mất thì phải chịu. Sao lại đi kiện. Ai bảo chọn ngân hàng đấy mà gửi tiền. Sao không gửi vào các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank…”.

Ông vỗ vai tôi, tỏ ý thông cảm với sự hiểu biết non kém của tôi: “Đó là nói về lý thuyết, ở nước ngoài thì đúng là thế, anh muốn chọn ngân hàng gửi tiền thì phải tính toán xem xét sức khỏe, và độ tin cậy của ngân hàng đó. Và nếu ngân hàng đó phá sản thì mất tiền là chuyện thường.

Nhưng ở Việt Nam lại không vậy. Người dân mang tiền đi gửi tiết kiệm, và họ cứ nghĩ ngân hàng nào cũng của Nhà nước, cũng giống như báo chí các anh, cứ cái gì đưa lên tivi, in ra giấy, phát lên đài là người dân bảo là tiếng nói của ****, của Chính phủ”.

Nung nấu câu chuyện với vị ĐBQH nọ. Tôi gặp Thống đốc Bình và cũng đặt câu hỏi về chuyện sao mua ngân hàng với giá 0 đồng.

Không phải nghĩ lâu, ông Bình bảo luôn: “Về việc mua ngân hàng với giá 0 đồng trước hết phải hiểu rằng ngân hàng đó đã bị phá sản và bị mua với giá 0 đồng là đi nửa chặng đường tiến trình phá sản. Vậy ai làm cho các ngân hàng cổ phần này phá sản. Đó chính là các ông chủ và các cổ đông. Họ không biết điều hành, họ làm ăn bậy bạ, lợi dụng ngân hàng, lợi dụng người gửi tiền làm bậy, vậy thì họ phải chịu mất tiền.

Nhưng còn người dân thì sao? Người dân có biết gì đâu, chỉ biết rằng gom góp được bao nhiêu tiền thì gửi vào ngân hàng, bởi họ nghĩ rằng, đó là nơi giữ tiền an toàn nhất. Rồi cũng hy vọng có thêm được đồng lãi để trang trải cho cuộc sống. Chính vì thế mà phải bảo vệ người dân. Làm gì thì làm, cũng phải lo tính đến chuyện bảo vệ dân trước.

Các ngân hàng này trong một thời gian dài, họ làm ăn theo kiểu “bóc ngắn cắn dài”, chi tiêu bạt mạng, đầu tư không có tính toán, và thậm chí tiêu tiền theo kiểu như đi nhặt được. Đến lúc tiền của cổ đông mất hết thì lại dùng tiền người dân gửi tiết kiệm để chia cổ tức cho nhau. Vì thế không thể bảo vệ các ông chủ này được, phải bảo vệ dân, mà cách tốt nhất là mua lại ngân hàng đó, với cái giá là 0 đồng. Nhà nước không thể mua lại các ngân hàng này với giá 1 đồng, vì Nhà nước không có 1 đồng. Nhà nước mua lại với giá 0 đồng để điều hành, tái cấu trúc lại bằng các công cụ chính sách và làm cho ngân hàng đó từng bước thoát ra khỏi tình trạng nợ nần.

Về lý thuyết, số tiền của các ông chủ trong ngân hàng này đã mất sạch, cho nên đừng có bàn đến chuyện lấy lại đồng nào cả, còn Nhà nước mua lại giao cho ngân hàng lớn tổ chức quản lý là nhằm mục đích không gây xáo trộn trong thị trường tài chính tiền tệ, bảo vệ quyền lợi cho người dân. Trong hoạt động tài chính ngân hàng, Xã hội chủ nghĩa hay Tư bản chủ nghĩa chính là ở chỗ này đây. Chúng ta đặt mục tiêu xây dựng Nhà nước “do dân, vì dân” thì phải vì dân mà mua lại với giá 0 đồng”.

Tôi lại hỏi Thống đốc, vậy thì bao giờ các ngân hàng mua lại với giá 0 đồng có thể phục hồi được. Ông nói: “Theo như tính toán của tôi, để các ngân hàng có đồng tiền dương phải mất 3-7 năm nữa. Nhưng sau thời gian đó sẽ được gì. Thứ nhất chúng ta được lòng dân, bởi người dân không mất tiền, và được sự ổn định xã hội; thứ hai là Ngân hàng Nhà nước sẽ được cả một hệ thống quản lý của các ngân hàng đó mà không phải đầu tư gì lớn; và thứ ba là khi ngân hàng hoạt động có lãi, chúng ta sẽ được lãi thêm về mặt chính trị”.

Nghe ông nói cứ bình thản như không và tôi có cảm giác rằng cái gì sự nung nấu để giải quyết ngân hàng yếu kém này đã có trong đầu ông từ rất lâu rồi.

Về sau này, tôi mới biết hóa ra từ khi còn làm Phó thống đốc, ông đã đưa ra các phương án xử lý các ngân hàng yếu kém, mất hết thanh khoản và đang đi vào con đường lừa dân, nhưng khi đó không ai nghe ông cả. Rồi cả chuyện ông dẹp loạn thị trường vàng, cũng chẳng phải là cái gì mới đối với ông, bởi từ năm 2008-2009 ông đã đưa ra kế hoạch phải lập lại trật tự thị trường vàng, nhưng ngày đấy cũng chẳng ai nghe cả…

Thật ra khi mua lại các ngân hàng này với giá 0 đồng, ông cũng bị phản đối không ít, đặc biệt là từ các cổ đông của những ngân hàng yếu kém này. Bởi họ đã đầu tư vào hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng, nhưng giờ mất trắng, họ cũng đau lắm chứ, nên họ cố tìm mọi cách vận động người này người khác để không thực hiện được kế hoạch mua ngân hàng với giá 0 đồng. Nhưng ông vẫn nghiến răng lại mà làm.

Ông đã từng nói với các cộng sự, đại ý là: “Thà chịu mang tiếng ác với các ông chủ, các cổ đông còn hơn là để người dân mất 1 đồng”.

Mua ngân hàng với giá 0 đồng để rồi được lãi… vô cực!

Cái “lãi” đó là “lãi” về sự ổn định lòng dân, ổn định chính trị và ổn định kinh tế.

Thế mới thấy quan điểm làm lợi cho dân xem ra cũng thật giản dị, nhưng cũng lại khó vô cùng.
Thằng này ngu quá. Nịnh thế này quá bằng chửi.
 

tungkhuyen

Xe điện
Biển số
OF-73329
Ngày cấp bằng
19/9/10
Số km
2,639
Động cơ
441,561 Mã lực
E cũng ko hiểu lắm về tài chính ngân hàng nhưng đọc giọng văn bác Gió này giống như văn trào phúng hài phết :-D
 

xuân 2015

Xe điện
Biển số
OF-394738
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,864
Động cơ
261,843 Mã lực
Nơi ở
chùa cót
Em không rõ vấn đề này lắm. Nếu cụ có kiến thức sâu sắc về vấn đề này xin được chỉ giáo.
Em chỉ thấy thằng ngân hàng khổng lồ là Lehman Brothers (lớn thứ 4 của Mẽo) vẫn tuyên bố phá sản bình thường. Vấn đề nữa là em không hiểu lấy tiền đâu để đập vào những khoản bị âm vốn của đám ngân hàng này? chẳng lẽ là ngân sách nhà nước?
Quan điểm nâng tầm cái trò mua 0 đồng này như 1 điểm ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với tư bản chủ nghĩa của cụ tổng N.N.P em cho là hơi quá, thậm chí là lố.
Em nào có kiến thức chi mô, chỉ hiểu đơn giản trong lớp học có 1 hs bị cúm thì hs đó phải nghỉ ở nhà hết cúm thì đi học tiếp, vì hs bị cúm đó không nghỉ thì các hs khác sẽ bị bố mẹ bắt nghỉ vì sợ lây cúm. Nếu để 1 NH phá sản thì khách hàng của NH đó bị thiệt và KH của các NH khác sẽ rút tiền về nhà cất cho an toàn, như vậy hệ thống NH sẽ đổ vì sản phẩm của NH là tiền và giấy tờ có giá.
 

meotom313

Xe máy
Biển số
OF-377103
Ngày cấp bằng
11/8/15
Số km
73
Động cơ
246,420 Mã lực
Tuổi
40
Theo nhà cháu biết thì bên Nhật cũng có thời kỳ khủng hoảng nó ôm lại ngân hàng giá 0 đồng (tránh đổ vỡ). Còn nhà cháu nghĩ ko có chuyện lấy Ngân sách bù lỗ đâu ah, với cả số liệu sổ sách các anh 0đ chả mấy năm mà lên mặt đất, sau lại sang tay với giá ngon.
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,839
Động cơ
1,183,710 Mã lực
Cụ nào biết chuyện về cụ Bình nguyên PTĐ ko ạ?
 

hako

Xe tăng
Biển số
OF-294657
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,953
Động cơ
327,080 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
A gió lúc ở ANTG thì khen ai lên như diều, còn sang báo năng lượng này thì viết nâng bi ông nào ông ý tèo, như kiểu ấn chuông báo động lúc đang trốn
 

nguyenvi2k

Xe tăng
Biển số
OF-383572
Ngày cấp bằng
20/9/15
Số km
1,009
Động cơ
249,170 Mã lực
Tuổi
34
Cháu chẳng hiểu gì về kinh tế. Nhưng chắc cái gì cũng có 2 mặt. Mong cụ ấy tuýt còi sớm hơn, k đợi đến 0đ, 1 đô j đấy.
Thôi cháu chuẩn bị đi ngủ và mong tiếp :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top