Không góp vui đi được cùng các bác nhưng xin góp ảnh (Câu kéo tý
), các bác đi bây giờ đỡ dông và còn lúa chịn Sang tuần là Lễ hội Du lịch và kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng Nghĩa lộ là đông lắm (Từ 13-20/10/2007). Hy vọng sẽ sớm có dịp đi cùng.
1. Tú Lệ:
"Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò", câu ca dao của dân tộc Thái ấy từ lâu không chỉ được truyền tụng khắp vùng Tây Bắc, hương vị độc đáo của giống gạo quý ấy còn bay xa khắp mọi vùng đất nước.
Người già ở Tú Lệ vẫn kể cho con cháu nghe giai thoại về giống Tan Lả Tú Lệ: "Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, tổ tiên của người Thái được tiên ông ban cho một giống thóc quý. Tiên ông dạy rằng: Hãy tìm một nơi thích hợp để gieo trồng, sẽ được loại nếp thơm ngon đặc biệt".
Nhưng rồi giống lúa ấy gieo ở khắp vùng Tây Bắc đều không có kết quả như ý, nơi thì thóc không nảy mầm, nơi thì lúa còi cọc bông lép. Chỉ khi tới chân đèo Khau Phạ (sừng trời), dừng chân bên con suối Mường Lùng, lúa gieo xuống bỗng xanh tốt lạ thường, ngay từ khi lúa còn con gái đã tỏa ra một hương thơm tinh khiết. Còn gạo nếp ấy thơm dẻo béo ngậy và ngọt đậm vô cùng. Con trai bản ăn giống nếp ấy khỏe mạnh dẻo dai, làm ruộng nương không biết mệt, tiếng khèn làm say lòng gái bản. Các cô gái Thái ăn giống nếp ấy, nước da trắng hồng mịn màng, mái tóc đen nhánh xuôn dài mềm mại, quay xa dệt vải, hoa văn như có hồn làm trai bản ngẩn ngơ thổn thức.
Giống Tan Lả quý ấy mang đi nơi khác trồng không còn giữ được hương vị tuyệt hảo đặc trưng dù vẫn làm cho thực khách gật gù thán phục. Người sành điệu còn khẳng định rằng, chỉ ăn nếp Tan Lả nấu với nước suối Mường Lùng mới thấy hết cái thơm ngon.
Vi khẩu
Ở các dân tộc khác để "thổi" chấu và bụi có thể dùng sức gió hay quạt, hay sàng sẩy... Còn người Thái họ từ bao đời nay họ dùng một cái quạt đan bằng tre, làm mỏng cho nhẹ và được hong lên bếp cho bền. Họ vừa đá chân cho thóc vung lên vừa quạt, xem họ làm mà có cảm giác họ đang nhảy múa vậy. Tiếng dân tộc Thái hành động đó gọi là Vi Khẩu.
Phạt khẩu
Tắm suối